Đôi khi, một trong những vấn đề sức khỏe của bạn lại có nguyên nhân từ sự mất cân bằng nội tiết tố. Cân bằng nội tiết tố có một vai trò quan trọng với phụ nữ nhưng không nhiều người hiểu được điều này.
Cân bằng nội tiết tố ở phụ nữ là gì?
Có nhiều loại hormone được sản xuất trong cơ thể của chúng ta. Nhưng khi nói đến sự cân bằng hormone ở phụ nữ, thì đó thường là sự cân bằng của hai hormone liên quan đến chu kì kinh nguyệt: hormone nang trứng (estrogen) và hormone luteinizing (progesterone).
Estrogen và progesterone sẽ được sản xuất ở mức độ thích hợp trong mỗi khoảng thời gian, từ đó giúp đảm bảo các hệ thống trong cơ thể hoạt động trơn tru, bình thường. Khi một trong hai hormone này hoặc cả 2 hormone này được sản xuất quá nhiều, hoặc quá ít (thiếu estrogen, thừa estrogen) thì cán cân thăng bằng sẽ bị lệch, dẫn đến rối loạn nội tiết tố.
Hệ lụy của mất cân bằng nột tiết tố nữ
Nguy cơ mắc bệnh phụ khoa
Khi nội tiết tố rối loạn, bạn có nguy cơ cao mắc một số bệnh phụ khoa với tần suất liên tục và lâu khỏi, chẳng hạn: đau bụng kinh, nguyệt san bất thường, kinh nguyệt không đều, vv.
Các vấn đề về da
Hormone nữ giúp da có được sự đàn hồi, giữ cho da có độ ẩm, điều tiết bã nhờn, vv. Chính vì thế, nếu nội tiết mất cân bằng, da sẽ trở nên sạm đen, lão hóa sớm, xuất hiện nám nội tiết, tàn nhang, vv.
Bốc hỏa, đổ mồ hôi, dẫn tới mất ngủ
Suy giảm nội tiết nữ làm rối loạn chức năng vùng dưới đồi, khiến cơ thể gặp các cơn bốc hỏa (bốc hỏa là hiện tượng đột nhiên cơ thể cảm thấy nóng, thường gặp mặt, cổ sau đó lan ra ngực), toát mồ hôi. Đặc biệt, nếu hiện tượng này xuất hiện vào ban đêm sẽ khiến bạn tỉnh giấc, trằn trọc, khó ngủ lại.
Tăng cân
Nội tiết tố có ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất trong cơ thể bạn, hàm lượng insulin cùng với sự chuyển hóa nó. Từ đó, ảnh hưởng tới cách cơ thể bạn tiêu hóa và đốt cháy mỡ. Chính vì thế những người bị rối loạn nội tiết thường bị tăng cân và gặp khó khăn trong việc giảm cân.
Kiệt sức
Nội tiết tố có vai trò quan trọng với chức năng tâm thần, hệ tim mạch, cũng như hệ tiêu hóa và nhiều hệ khác. Khi nội tiết mất cân bằng, tất cả các hệ này đều bị ảnh hưởng, khiến bạn thường xuyên mệt mỏi và kiệt sức.
Làm suy giảm chức năng hoạt động của buồng trứng và tử cung
Rối loạn nội tiết còn làm suy giảm chức năng hoạt động của buồng trứng, tử cung. Đây là một trong những lý do khiến bạn gặp khó khăn trong vấn đề sinh con, thậm chí là vô sinh.
Suy giảm ham muốn tình dục
Ham muốn tình dục ở phụ nữ do 2 hormone estrogen và progesterone mang lại. Chính vì thế, khi 2 hormone này bị rối loạn hoặc suy giảm, không chỉ ảnh hưởng tới ham muốn tình dục mà còn làm khô âm đạo, đau rát khi quan hệ.
Nên làm gì?
Mất cân bằng nội tiết là vấn đề cần được chữa trị để tránh những hậu quả về lâu về dài.
Với trường hợp mất cân bằng chỉ gây ra những triệu chứng nhẹ, bạn có thể cân bằng lại bằng cách thay đổi lối sống, bỏ các thói quen xấu và điều chỉnh lại chế độ ăn uống. Cùng với đó, bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược tự nhiên để hỗ trợ cho việc điều trị. Từ trước đến nay, các sản phẩm đậu nành gần như là sản phẩm đi đầu cho việc bổ sung, cân bằng nội tiết. Tuy nhiên, gần đây các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng: Sâm tố nữ còn chứa phytoestrogen mạnh hơn isoflavone trong đậu nành gấp cả ngàn lần. Hơn thế nữa, Sâm tố nữ đã được nghiên cứu khoa học kỹ càng, nó an toàn hơn hẳn so với đậu nành:
- Nhiều thông tin khoa học cho biết, đậu nành trên thế giới hơn 90% là đậu nành biến đổi gen, đều phải dùng thuốc bảo vệ thực vật. Để ủ đậu tương nảy mầm, người ta cũng cần dùng tới thuốc kích thích. Chính vì vậy, việc tồn dư các chất hóa học là điều rất khó nói.
- Các nghiên cứu độc tính cấp và bán trường diễn cho thấy Sâm tố nữ không có độc, không tác dụng phụ, dùng được lâu dài. Ngoài ra, thành phần sử dụng làm thuốc – củ Sâm tố nữ, lại sống dưới đất, vô cùng lành tính, không biến đổi gen và tuyệt đối an toàn.
Xem thêm: Mua Sâm tố nữ ở đâu?
Với trường hợp mất cân bằng nội tiết ở mức độ nặng, gây ra các triệu chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của bạn. Bạn cần tới các cơ sở chuyên khoa nội tiết để khám và điều trị. Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc cân bằng nội tiết hoặc sử dụng liệu pháp hormone thay thế. Lưu ý rằng, bạn tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng bất kì loại thuốc nội tiết nào.