Estrogen luôn được nhắc đến là nội tiết tố chính quan trọng nhất của phụ nữ. Vậy trên thực tế hormone estrogen có tác dụng gì đối với sắc đẹp sức khỏe phụ nữ? Mời chị em cùng tìm hiểu các tác dụng của estrogen đối với phụ nữ để có hướng nhìn đa chiều cũng như sự chủ động trong giữ gìn tuổi xuân, sắc đẹp và sức khỏe nhé.
Mục lục
- 1. Nội tiết tố nữ Estrogen là gì?
- 2. Estrogen được sinh ra ở đâu & có mấy loại?
- 3. Tác dụng estrogen với sắc đẹp tuổi xuân & sức khỏe phụ nữ
- 3.1. Tác dụng của estrogen trong giai đoạn phát triển tuổi dậy thì
- 3.2. Tác dụng của estrogen cho làn da mịn màng căng bóng
- 3.3. Tác dụng của Estrogen đối với sự phát triển xương
- 3.4. Tác dụng của estrogen đối với buồng trứng
- 3.5. Tác dụng của estrogen đối với tử cung
- 3.6. Tác dụng của estrogen đối với âm đạo
- 3.7. Tác dụng của estrogen đối với tuyến vú
- 3.8. Estrogen tác dụng tới não bộ, cảm xúc
- 3.9. Tác dụng của estrogen đối với hệ tim mạch
- 4. Sự thay đổi nồng độ estrogen qua từng giai đoạn của phụ nữ
- 5. Phụ nữ nên bổ sung estrogen khi nào?
- 6. Lời kết
Nội tiết tố nữ Estrogen là gì?
Estrogen được tìm thấy cả ở nam giới và nữ giới. Tuy nhiên nồng độ estrogen trong cơ thể nam giới thấp hơn rất nhiều so với nữ giới nên estrogen được coi là nội tiết tố nữ chính ở nữ giới.
Estrogen được sinh ra ở đâu & có mấy loại?
Trong cơ thể nữ giới buồng trứng và tuyến thượng thận là cơ quan chính sản sinh ra hormone Estrogen.
Ngoài ra các tổ chức mỡ trong cơ thể cũng góp phần tác động sản sinh estrogen thông qua quá trình chuyển hóa từ các tế bào mỡ dư thừa thành estrogen. Điều này giải thích tại sao người béo phì, người dư thừa cân nặng thường có nồng độ estrogen cao hơn người có cân nặng bình thường.
Phân loại:
Estrogen phân chia thành 4 loại chính là: E1; E2; E3; E4. Có nhiều tài liệu ghi chép Estrogen chia thành 3 loại chính là E1; E2; E3. Nhưng trên thực tế Estrogen còn 1 phân loại E4 được sản sinh từ tế bào gan của thai nhi khi người phụ nữ mang thai.
Estradiol (E2): là phân loại estrogen có nồng độ cao và xuất hiện phổ biến nhất ở phụ nữ trong các giai đoạn: phát triển tuổi dậy thì; độ tuổi thiếu nữ và thời kỳ sinh sản; giai đoạn tuổi trung niên ngoài 40 tuổi. Vậy nên, có thể coi Estradiol (E2) là phân loại chính của estrogen. Trong các xét nghiệm kiểm tra nội tiết tố nữ người ta cũng thường đo chỉ số Estradiol (E2) trong máu để xác định.
Estrone (E1): thường tìm thấy nhiều ở phụ nữ trung tuổi – độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh ở nữ giới.
Estriol (E3): được tìm thấy khi người phụ nữ mang thai. Phụ nữ bình thường không tìm thấy hormone E3 này.
Esterol (E4): được sản xuất đặc biệt tại tế bào gan của thai nhi. Khi người phụ nữ sinh ra em bé, Esterol (E4) sẽ tự biến mất.
☛ Xem chi tiết: Các loại estrogen trong cơ thể nữ giới
Tác dụng estrogen với sắc đẹp tuổi xuân & sức khỏe phụ nữ
Có thể nói đối với phái nữ, estrogen chính là một hormone toàn năng vì tác dụng của estrogen ảnh hưởng tới cả sức khỏe và sắc đẹp của chị em.
Tác dụng của estrogen trong giai đoạn phát triển tuổi dậy thì
Tuổi dậy thì chính là thời điểm cơ thể phát triển hình thành các vẻ đẹp đặc trưng của phái nữ. Để điều này xảy ra, estrogen chính là một nhân tố không thể thiếu. Tác dụng của estrogen đối với bé gái bước vào tuổi dậy thì được thể hiện qua những quá trình sau:
Estrogen tác động đến sự phát triển của hệ thống xương làm cho các xương nhỏ hơn và ngắn hơn so với nam giới, tạo cho nữ giới một vóc dáng nhỏ bé hơn nam giới.
Cơ thể mềm mại cùng đừng cong quyến rũ của nữ giới được hình thành nhờ tác dụng của estrogen làm tăng dự trữ chất béo dưới da, ức chế sự phát triển của cơ bắp đặc biệt là vùng hông và đùi tạo cho phái đẹp cơ thể mềm mại, đường nét hơn.
Tác dụng của estrogen lên hệ thống lông, tóc của phái đẹp giúp lông, tóc trên cơ thể trở nên mềm, mỏng và lâu dài hơn.
Estrogen tác dụng lên hệ thống thanh quản và dây thanh âm trong giai đoạn dậy thì làm cho thanh quản nhỏ hơn, các dây thanh âm ngắn hơn, mang đến cho nữ giới giọng nói cao và trong hơn nam giới.
➤ Chi tiết: Thiếu hụt estrogen ở tuổi dậy thì
Tác dụng của estrogen cho làn da mịn màng căng bóng
Không thể phủ nhận, estrogen đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và duy trì vẻ đẹp làn da của chị em.
Estrogen kích thích cơ thể sản sinh sợi collagen và elastin bổ sung cho tầng hạ bì của cấu trúc làn da, nhờ đó giúp duy trì độ dày ổn định của làn da, tăng khả năng giữ nước dưỡng ẩm làn da; giúp làn da duy trì tính đàn hồi căng bóng, không bị chảy xệ.
Các hiện tượng da lão hóa sớm, nám nội tiết tố, vết chân chim, nếp nhăn trên da, da khô ráp, xỉn màu, làn da mỏng bị lộ mạch máu… đều có nguồn gốc sâu xa do cơ thể bị thiếu hụt estrogen khiến làn da không được bù đắp các sợi collagen và elastin để duy trì tính ổn định cấu trúc da.
➤Xem thêm: Cách chăm sóc da mặt tuổi 30
Tác dụng của Estrogen đối với sự phát triển xương
Ở tuổi dậy thì, Estrogen tác động đến quá trình tăng trưởng tuyến tính của xương, kích thích xương phát triển đồng thời đóng các đầu sụn các khớp, từ đó hạn chế chiều cao để nữ giới thường có chiều cao thấp hơn so với nam giới.
Estrogen kích thích xương chậu nữ giới phát triển rộng hơn so với nam giới, điều này giúp nữ giới có thể thực hiện chức năng mang thai và quá trình sinh nở dễ dàng hơn.
Đặc biệt ở phái nữ, estrogen giúp bảo vệ sức khoẻ hệ xương và ngăn ngừa quá trình thoái hóa xương do hạn chế quá trình mất chất khoáng ở xương theo thời gian.
Phụ nữ trung tuổi – phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh thường gặp các vấn đề xương khớp như đau nhức xương khớp, loãng xương, đi lại khó khăn… là do ở độ tuổi trung niên buồng trứng không sản xuất đủ estrogen, cơ thể bị thiếu hụt nội tiết tố nữ estrogen khiến xương bị mất khoáng, yếu và dễ gãy.
Tác dụng của estrogen đối với buồng trứng
Đối với buồng trứng:
Các tế bào hạt trong nang noãn buồng trứng sản sinh ra hormone estrogen. Estrogen được sinh ra lại tác dụng ngược lại kích thích nuôi dưỡng nang trứng phát triển đến độ trưởng thành, làm xuất hiện quá trình rụng trứng và thụ tinh (nếu có) .
Nếu trứng không được thụ tinh, estrogen sẽ giảm đột ngột khiên các niêm mạc tử cung bong tróc và từ đó làm xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt.
Đối với ống dẫn trứng:
Công dụng của estrogen đối với thành ống dẫn trứng là làm thành ống dẫn trứng phát triển đủ độ dày, điều hoà co thắt các cơ giúp trứng rụng và tinh trùng (nếu có) dễ dàng di chuyển hơn đến tử cung.
Tác dụng của estrogen đối với tử cung
Đối với tử cung:
Estrogen giúp tăng cường và duy trì ổn định lớp chất nhầy lót niêm mạc tử cung, hàm lượng protein và hoạt động của enzyme tại tế bào tử cung.
Trước chu kỳ kinh nguyệt, estrogen tác dụng làm tăng kích thước của nội mạc tử cung để chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình rụng trứng và thai nhi làm tổ (nếu có).
Khi trứng rụng mà không được thụ tinh thành công, estrogen tự động sụt giảm khiến lớp niêm mạc tử cung bị bong tróc hòa cùng với chất nhầy lót và máu để tạo thành máu kinh. Sau đó estrogen tác động kích thích các cơ tử cung co thắt đẩy kinh ra bên ngoài tạo thành chu kỳ nguyệt san ở nữ giới.
Trong thai kỳ, Estrogen kích thích các cơ của tử cung phát triển kích thước theo quá trình phát triển của thai nhi và hình thành co bóp của cơ tử cung giúp đỡ quá trình sinh con.
Đối với cổ tử cung:
Hormone Estrogen giúp ổn định dòng chảy và độ dày của lớp dịch tiết niêm mạc cổ tử cung qua đó hỗ trợ sự di chuyển của tinh trùng đến trứng trong quá trình thụ tinh, đồng thời cũng ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn vào tử cung.
Estrogen cũng tác động kích thích cổ tử cung sinh ra dịch âm đạo để dưỡng ẩm, giúp “cô bé” luôn ẩm ướt không bị tình trạng khô hạn âm đạo.
Tác dụng của estrogen đối với âm đạo
Estrogen giúp âm đạo phát triển về kích thước cùng như chức năng, đồng thời tham gia ổn định chức năng sinh lý sau này của phái nữ thông quá: giúp âm đạo phát triển đến kích thước trưởng thành, làm dày thành âm đạo, kích thích tiết dịch âm đạo đặc biệt trong quá trình quan hệ tình dục và tăng độ axit dịch âm đạo ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn.
Tác dụng của estrogen đối với tuyến vú
Đối với bé gái tuổi dậy thì, estrogen tác động kích thích sự phát triển và hoàn thiện tuyến vú, làm ống sữa phát triển hoàn thiện; tập trung lắng đọng chất béo và các mô mỡ liên kết ở tuyến vú.
Estrogen cũng tác dụng tạo nên sắc tố đặc trưng của núm vú và giúp ngừng tiết sữa khi trẻ không còn bú mẹ.
Estrogen tác dụng tới não bộ, cảm xúc
Thụ thể của estrogen cũng có mặt tại não bộ vậy nên estrogen cung có tác dụng tới não bộ đặc biệt là chỉ số cảm xúc của chị em. Khi nồng độ estrogen bị thiếu hụt hay rối loạn đều có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến cảm xúc và sự hạnh phúc phái nữ.
Estrogen là hoocmon đặc biệt quan trọng trong hoạt động sinh lý của phái nữ, nó có khả năng điều chỉnh làm tăng ham muốn tình dục do có thể được kích thích sản xuất từ não bộ thông qua các dẫn xuất steroid.
Tác dụng của estrogen đối với hệ tim mạch
Ngoài các tác dụng trên, đối với nữ giới estrogen còn tác dụng có lợi với tim mạch thông qua cải thiện lượng máu đến mạch vành, hạn chế sản xuất cholesterol trong gan từ đó làm giảm nồng độ cholesterol trong máu giúp bảo vệ hoạt động của tim mạch, ngừa xơ vữa động mạch.
Tham khảo: 10 Cách tăng cường estrogen không dùng thuốc
Sự thay đổi nồng độ estrogen qua từng giai đoạn của phụ nữ
Nội tiết tố Estrogen chính là hoocmon đồng hành cùng người phụ nữ qua nhiều giai đoạn của cuộc đời.
Thời kỳ ấu thơ
Estrogen đã bắt đầu xuất hiện trong cơ thể chúng ta từ khi mới sinh ra do trong những tuần cuối của thai kỳ estrogen có thể từ máu mẹ qua hàng rào nhau thai vào cơ thể thai nhi. Không những thế, người mẹ tiếp tục truyền estrogen thông qua sữa mẹ,
Estrogen có thể làm vú trẻ sơ sinh bị sưng lên thậm trí có thể tiết ra một chất lỏng như sữa từ núm vú trẻ. Đây được coi là một hiện tượng sinh lý, sẽ mất nhanh sau khi nồng độ estrogen ổn định.
Tại thời kỳ này, nồng độ estrogen trong cơ thể chỉ duy trì một lượng nhỏ và chưa thể hiện rõ tác dụng của nó.
Tuổi dậy thì
Bé gái ở độ tuổi 8-13 sẽ bắt đầu quá trình dậy thì. Lúc này tuyến yến sẽ sản xuất và giải phòng hai loại hoocmon quan trọng là LH (Luteinizing) và FSH vào máu , đây là hai hoocmon hướng sinh dục quan trọng của cơ thể có tác dụng nhắc nhở buồng trứng phát triển và sản sinh estrogen.
Tại thời điểm này, buồng trứng bắt đầu sản sinh nhiều estrogen, đây cũng là giai đoạn tác dụng của estrogen được thể hiện một cách rõ ràng thông qua sự phát triển và thay đổi của cơ thể bé gái.
Thời kỳ nguyệt san
Khi bắt đầu dậy thì, LH và FSH sẽ kích thích buồng trứng tăng sản sinh estrogen trong cơ thể bạn gái. Tuy nhiên phải khoảng 2 năm sau khi bắt đầu tuổi dậy thì kỳ nguyệt san đầu tiên mới ghé thăm chị em, đó là thời điểm buồng trứng đã đủ trưởng thành để hoạt động chức năng.
Kỳ kinh nguyệt hàng tháng của chị em được quy định do sự tăng hoặc giảm estrogen và thường kéo dài khoảng 28 ngày.
Ở nửa đầu của chủ kỳ kinh nguyệt, nồng độ estrogen sẽ tăng dần và tăng nhanh trước khi rụng trứng 2-3 ngày nhằm kích thích trứng rụng, đây là thời điểm tốt nhất để thụ thai. Nếu sự thụ thai không xảy ra, estrogen sẽ giảm dần làm cho các lớp lót tử cũng rơi xuống tạo ra kinh nguyệt.
Sự ổn định của nồng độ estrogen ảnh hưởng rất nhiều tới chu kỳ kinh nguyệt của chị em. Khi estrogen rối loạn chu kỳ kinh nguyệt của bạn có thể bị rối loạn.
Thời kỳ mang thai
Khi trứng được thụ tinh, nồng độ estrogen sẽ không bị giảm mà được duy trì để chuẩn bị cho trứng làm tổ tại tử cung.
Trong thai kỳ ngoài buồng trứng, thì nhau thai và gan thai nhi cũng sản xuất ra một lượng estrogen. Trong giai đoạn này, estrogen có tác dụng kích thích tử cung phát triển, đồng thời estrogen cũng qua nhau thai vào cơ thể thai nhi kích thích thai nhi phát triển.
☛ Tham khảo: Thuốc tránh thai có bổ sung estrogen không?
Thời kỳ tiền mãn kinh
Theo thời gian, chức năng buồng trứng sẽ dần suy giảm dẫn tới lượng estrogen trong cơ thể cũng giảm dần khiến cơ thể chị em bị thiếu hụt estrogen. Đây chính là giai đoạn tiền mãn kinh.
Ở giai đoạn này, chị em vẫn có kinh nguyệt tuy nhiên do nồng độ estrogen bị rối loạn nên kinh nguyệt thường bị rối loạn, bên cạnh đó chị em phải đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu như: bốc hoả tiền mãn kinh, tính khí thất thường, dễ tăng cân, da khô và bắt đầu lão hoá, khô âm đạo, giảm ham muốn tình dục.
Ảnh hưởng của tiền mãn kinh thường khác nhau ở mỗi phụ nữ và có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm.
Thời kỳ mãn kinh
Phụ nữ trên 50 tuổi thường bước vào thời kỳ mãn kinh, lúc này nguồn cung cấp trứng trong cơ thể nữ giới hoàn toàn cạn kiệt, kỳ nguyệt san hàng tháng sẽ dừng lại hẳn và người phụ nữ sẽ không còn có khả năng mang thai nữa.
Sau mãn kinh, nồng độ hormone estrogen trong cơ thể bị thiếu hụt nghiêm trọng chỉ còn khoảng 10% so với mức hormone estrogen thời kỳ tiền mãn kinh.
Lúc này trong cơ thể của người phụ nữ chỉ có một loại Estrogen là Estrone (E1) tác dụng yếu. Tình trạng thiếu hụt estrogen trầm trọng ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ, sắc đẹp và cuộc sống của chị em.
Phụ nữ nên bổ sung estrogen khi nào?
Như đã nói ở trên, thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh là giai đoạn tự nhiên không thể tránh khỏi trong cuộc đời người phụ nữ. Khi estrogen bị thiếu hụt sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới nhiều mặt của cuộc sống như:
- Sức khoẻ: rối loạn kinh nguyệt, cơ thể mệt mỏi suy nhược, suy giảm trí nhớ, bốc hoả, tăng huyết áp, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, loãng xương và các bệnh phụ khoa.
- Sắc đẹp: da bắt đầu bị lão hoá, xuất hiện nếp nhăn, tàn nhan. Cơ thể dễ bị tăng cân, chậm chạp, vòng một chảy xệ.
- Tâm sinh lý thay đổi: dễ nổi nóng, thay đổi tính cách, giảm nhu cầu sinh lý.
Tuy nhiên, theo các nghiên cứu cho thấy một kế hoạch bổ sung estrogen sớm có thể hạn chế được các ảnh hưởng tiêu cực của thiếu hụt estrogen đến cơ thể chị em. Các chuyên gia khuyên rằng bổ sung estrogen từ tuổi 30 có thể giúp chị em kéo dài tuổi xuân thêm 10 năm.
Ngoài ra, nữ giới ở độ tuổi nào cũng có nguy cơ thiếu hụt estrogen do nhiều nguyên nhân như:
- Điều kiện sức khỏe bẩm sinh, ví dụ như hội chứng turner.
- Rối loạn hoạt động tuyến giáp.
- Lạm dụng việc tập thể dục thể thao, tập thể thao cường độ cao trong khoảng thời gian dài.
- Suy dinh dưỡng.
- Đã hoặc đang tiếp nhận phương pháp hóa trị liệu.
- Tuyến yên hoạt động kém, giảm hàm lượng FSH, LH.
- Có tiền sử gia đình về các vấn đề nội tiết tố.
- Thói quen sinh hoạt không hợp lý như: thói quen thức khuya, căng thẳng stress có thể gây ức chế tổng hợp estrogen.
Lời kết
Đối với phái nữ nội tiết tố Estrogen đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe và đời sống, tuy nhiên cơ thể chị em không thể luôn luôn sản xuất đủ lượng estrogen cần thiết do đó bạn nên có một kế hoạch bổ sung estrogen hiệu quả để bảo vệ sức khỏe và gìn giữ nét xuân của mình.
Tài liệu tham khảo:
- https://songkhoe.medplus.vn/loi-ich-cua-estrogen/
- https://bacsydayroi.com/gioi-tinh/tac-dung-cua-hormon-estrogen/
- https://www.news-medical.net/health/What-Does-Estrogen-Do.aspx
- https://www.shecares.com/hormones/estrogen/role-effects