Chào bác sĩ!
Tôi năm nay 28 tuổi, đã lập gia đình được 2 năm nhưng chưa có con. Gần đây, tình trạng da của tôi bị xấu đi rõ rệt, nhiều nám hơn, chu kỳ kinh nguyệt cũng không còn đều như trước nữa. Thời gian này cũng dễ cáu gắt và dễ xúc động. Việc sinh hoạt vợ chồng thì vẫn đều những mãi vẫn chưa có con. Có phải tôi bị nội tiết tố kém hay bệnh lý nào khác? Liệu tôi có bị vô sinh không?
Xin cảm ơn bác sĩ!
Chị Mai Phương- Hoà Bình
Trả lời
Chào chị Phương!
Chuyên gia tư vấn của Estrogen.vn đã nhận được câu hỏi của chị và xin phép được làm rõ một số vấn đề sau:
Nội tiết tố kém là gì? Dấu hiệu nhận biết nội tiết tố kém
Nội tiết tố nữ kém là tình trạng mà hàm lượng nội tiết tố nữ( mà chủ yếu được quy định bởi hàm lượng hormone estrogen) không đủ để duy trì sự cân bằng của cơ thể. Từ đó, dẫn tới những tác động tiêu cực, biểu hiện ra bên trong và bên ngoài cơ thể.
Ta có thể nhận biết dấu hiệu của nội tiết tố kém nhờ vào một số đặc điểm dưới đây:
- Da bị nám nội tiết, nhiều tàn nhang
- Thân hình thiếu cân đối, mỡ tập trung nhiều ở vùng eo và hông, ngực chảy sệ
- Rụng tóc
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều, có thể mất kinh ngắn hạn
- Tâm trạng dễ xúc động, dễ cáu gắt
- Giảm nhu cầu ham muốn
Kết quả xét nghiệm nội tiết tố có thể xác định bạn có bị nội tiết tố kém hay không
Xét nghiệm nội tiết tố progesterone
Xét nghiệm này có ý nghĩa rất quan trọng với chức năng sinh sản của người phụ nữ, giúp xác định xem buồng trứng có phóng noãn hay không?
Progesterone có tác dụng kích thích sự phát triển của niêm mạc tử cung, tuyến vú nhưng lại ức chế sự chín và rụng của trứng. Đối với phụ nữ mang thai, việc duy trì nồng độ progesterone là cần thiết để có thể bảo vệ thai nhi.
Đối với phụ nữ bình thường, nếu nồng độ progesterone quá cao có thể gây ra nhiều phản ứng tiêu cực(mụn trứng cá, tức ngực, mệt mỏi, trầm cảm, giảm ham muốn, khô âm đạo,...). Sự mất cân bằng estrogen và progesterone cũng sẽ làm đảo lộn chu kỳ kinh nguyệt, ngăn cản sự rụng trứng, làm giảm tỉ lệ mang thai.
Kết quả xét nghiệm nồng độ progesterone từ 5-20 ng/mL (đối với phụ nữ ở giữa chu kỳ kinh nguyệt, không mang thai) được cho là bình thường.
Xét nghiệm nội tiết tố estrogen
Estrogen được tiết ra chủ yếu từ buồng trứng, quy định mọi đặc điểm hình thể như làn da mịn màng, những đường cong cơ thể, giọng nói trong và cả những vấn đề liên quan đến sinh sản như chu kỳ kinh nguyệt, độ ẩm ướt và đàn hồi của vùng kín…
Khi xét nghiệm nội tiết tố nữ estrogen, người ta quan tâm nhiều đến nồng độ E2 (tức estradiol) vì đây là dạng phổ biến nhất của estrogen. Nếu nồng độ estradiol quá cao, người phụ nữ có thể bị thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, rối loạn cảm xúc, nhức đầu, rụng tóc và làm tăng nguy cơ ung thư vú.
Kết quả xét nghiệm nồng độ estradiol từ 70–220 pmol/L hay 20–60 pg/mL được cho là bình thường.
Xét nghiệm nội tiết tố nữ testosterone
Testosterone được biết đến là hormone chính ở nam giới, tuy nhiên nó cũng tồn tại một lượng nhỏ ở cơ thể nữ giới. Hormone này giúp người phụ nữ phát triển cơ để cảm thấy khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, nó cũng góp một phần nhỏ vào việc tăng sự nhạy cảm của xúc giác và thúc đẩy ham muốn.
Nếu nồng độ testosterone quá cao, người phụ nữ có nguy cơ cao bị buồng trứng đa nang hoặc một số dạng u hiếm gặp khác.
Kết quả xét nghiệm nồng độ testosterone từ 15 – 70 mg/dL được cho là bình thường.
Trên đây là 3 nội tiết tố giới tính quan trọng nhất, bên cạnh đó trong cơ thể còn rất nhiều các nội tiết tố khác. Chị Huyền có thể đọc thêm ở bài viết: Nội tiết tố nữ- những điều cần biết để tìm hiểu chi tiết hơn.
Nội tiết tố kém có gây vô sinh không?
Đầu tiên, việc bạn kết hôn 2 năm, sinh hoạt vợ chồng bình thường mà vẫn chưa có em bé có thể đến từ cả vợ hoặc chồng. Bởi vậy, vợ chồng bạn cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, xét nghiệm xem chính xác nguyên do là gì, đến từ ai?
Thứ hai, trả lời cho câu hỏi của chị Phương: "Nội tiết tố kém có gây vô sinh không? ". Nội tiết tố kém có thể làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, rối loạn rụng trứng ảnh hưởng đến nội mạc tử cung, cản trở sự rụng trứng, dễ mắc các bệnh về tuyến giáp, về lâu dài nội tiết tố nữ kém có thể dẫn tới vô sinh.
Cần làm gì nếu nội tiết tố kém?
- Xây dụng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh kết hợp các thực phẩm giàu estrogen trong các bữa ăn hàng ngày. ( Tìm hiểu thêm: 19 thực phẩm bổ sung estrogen tốt nhất)
- Chế độ sinh hoạt lành mạnh, làm việc và nghỉ ngơi điều độ, tránh căng thẳng, áp lực. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm không lành mạnh, đồ uống có cồn, caffeine, … Kết hợp với tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng. Thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ.
- Duy trì cân nặng tiêu chuẩn. Giảm cân an toàn nếu bạn đang thừa cân. Bổ sung dinh dưỡng nếu bạn đang suy nhược hoặc thể trạng yếu.
- Tập thể dục: Lựa chọn bộ môn yêu thích và luyện tập thường xuyên, vừa đủ với sức khỏe.
Tóm lại, để biết chính xác tình trạng nội tiết tố của mình, chị Phương cần tới các cơ sở y tế uy tín để thăm khám sức khỏe và làm các xét nghiệm nội tiết. Nếu chỉ số nội tiết tố nữ ở mức thấp thì có thể ảnh hưởng tới khả năng mang thai. Các bác sĩ có thể tư vấn thêm cho chị về cách thay đổi lối sống, việc sử dụng thuốc... để tăng tỉ lệ có thai.
Chúc chị Mai Phương sức khoẻ!