SÂM TỐ NỮ
Tên khoa học: Pueraria mirifica
Hay còn gọi là Sắn dây củ tròn. Người dân địa phương Thái Lan gọi là: Kwao Krua, Kwao Krua Kwao, Kwao Krua Kao, white Kwao Krua, trong đó tên White kwao krua là tên phổ biển trong các tài liệu khoa học.
Bộ phận dùng: Rễ củ
TÁC DỤNG
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu cả mô hình in vitro và invivo trên nhiều loài động vật khác nhau và trên cả người về tác dụng của sâm tố nữ trên cơ quan sinh sản, xương, bệnh tim mạch và các triệu chứng liên quan đến thời kì mãn kinh. Tác dụng chống oxy hóa và tác dụng chống tăng sinh tế bào u cũng được đánh giá.
Nghiên cứu 1. Một nghiên cứu lâm sàng pha II, nhãn mở ở bệnh viện Hat Yai, Thái Lan đánh giá an toàn và hiệu quả của sâm tố nữ trong điều trị các triệu chứng rối loạn vận mạch ở phụ nữ tiền mãn kinh. Nghiên cứu được tiến hành trên phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh có các triệu chứng rối loạn vận mạch như bốc hỏa và ra mồ hôi ban đêm, các triệu chứng đường tiết niệu và tâm lý. 48 người tình nguyện tham gia và được phân ngẫu nhiên thành 2 nhóm dùng 50mg hoặc 100mg viên nang sâm tố nữ 1 lần/ngày trong 6 tháng. Kết thúc nghiên cứu, 37 bệnh nhân được đánh giá. Trong đó: 20/37 (54,1%) ở nhóm dùng 50mg/ngày (Nhóm A) và 17/37 (45,9%) nhóm dùng 100 mg/ngày (nhóm B). Thang điểm đánh giá triệu chứng mãn kinh Greene giảm từ 35,6 xuống 26,6; 17,2 và 15,1 ở nhóm A; trong khi nhóm B giảm từ 32,6 xuống 21,0; 14,8 và 13,6 sau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng. Nồng độ FSH/LH ổn định ở khoảng 27,1/12,6; 28,3/12,9 và 22,5/11,4 mIU/ml tại thời điểm ban đầu, 3 tháng, 6 tháng. Các tác dụng không mong muốn xảy ra một lượng nhỏ bệnh nhân bao gồm: thiếu máu và tác dụng trên gan. Nghiên cứu 2. Trong một thử nghiệm lâm sàng pha III so sánh tác dụng của P.mirifica (PM) với estrogen liên hợp (CEE) có phối hợp hoặc không với Meddroxyprogesterol acetat (MPA) trong điều trị các triệu chứng mãn kinh ở phụ nữ tiền mãn kinh cho kết quả: PM có tác dụng estrogen tương tự CEE và có thể giảm các triệu chứng mãn kinh ở phụ nữ tiền mãn kinh. Nghiên cứu 3. Thử nghiệm lâm sàng đánh giá tác dụng của dịch chiết rễ P. mirifica như là một chất hỗ trợ đường uống cho phụ nữ mãn kinh đã cho thấy: Không có sự thay đổi nào về công thức máu, chức năng gan thận cũng như các chỉ số sinh hóa khác. Cholesterol máu ở những phụ nữ mãn kinh dùng sâm tố nữ đường uống giảm. Nghiên cứu 4. Trong một thử nghiệm lâm sàng được thực hiện tại Đại học Chulalongkorn Thái Lan và Anh Quốc, đã xác định được tỷ lệ phụ nữ sử dụng bột chiết xuất từ củ Sâm tố nữ (liều 800mg/ngày trong 2 tháng) có hiệu quả làm nở ngực là 82% và săn chắc ngực là 88%. Sâm tố nữ chứa các estrogen thực vật, gắn với thụ thể estrogen và có các tác dụng tương tự estrogen trong cơ thể. Estrogen có tác dụng phát triển và duy trì các đặc tính sinh dục nữ. Thiếu hụt estrogen có thể dẫn đến tình trạng mãn kinh, ngực trễ, da nhăn nheo và mất xương. Sâm tố nữ có thể phát triển ống sữa ở vú và mở rộng mô mỡ, từ đó dẫn đến ngực săn chắc hơn. Sâm tố nữ có thể duy trì collagen, phát triển các tế bào da mới, làm cho vú mềm, mịn màng và đẹp. Một nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng placebo nghiên cứu tác dụng của Sâm tố nữ trên lipid máu và tỷ lệ tạo xương trên phụ nữ mãn kinh khỏe mạnh tuổi từ 45- 60 trong 24 tuần. Sau 24 tuần điều trị, nhóm dùng sâm tố nữ có giảm đáng kể nồng độ ALP - đặc trưng cho xương so với placebo. 0.22 ± 0.18 U/L đến 0.13 ± 0.01 U/L ở nhóm sâm tố nữ và 0.20 ± 0.10 U/L đến 0.20 ± 0.14 U/L ở nhóm placebo. Độ dày nội mạc tử cung không thay đổi ở cả 2 nhóm (P>0,05). Không thấy có hiện tượng tăng sinh nội mạc tử cung. Không có sự khác nhau đáng kể giữa 2 nhóm về tác dụng không mong muốn trên mô vú, công thức máu, chức năng gan thận. Những phụ nữ mãn kinh khỏe mạnh dùng 100mg/ngày trong 2 tháng tăng HDL-C 34% và apolipoprotein A1, giảm LDL-C 17% và apolipoprotein B so với nhóm chứng. Bởi vậy, P.mirifica có thể điều trị rối loạn lipid, xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch- các bệnh phổ biến ở tuổi già.Tác dụng tương tự estrogen
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Sâm tố nữ chứa phytoestrogen có tác dụng giảm các triệu chứng mãn kinh ở phụ nữ tiền mãn kinh.
Ngoài ra sâm tố nữ làm giảm nhẹ lipoprotein và tăng hormon.
Dùng P.mirifica 200mg/ngày trong 4 tháng sau đó chuyển sang dùng 200mg/2 ngày trong 8 tháng đã cải thiện rõ ràng các triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa, mất ngủ, da khô, cholesterol máu cao, thiếu máu cục bộ.
Rối loạn lipid máu
Kết luận: Sâm tố nữ ở các mức liều khác nhau 20, 30, 50 mg/ngày dùng trong 24 tuần có tác dụng tương tự estrogen trên tỷ lệ mất xương. Sâm tố nữ không có tác dụng phụ giống estrogen như làm dày nội mạc tử cung và tăng sinh nội mạc tử cung.
Các hợp chất được phân lập từ rễ của Sâm tố nữ bằng HPLC, có ít nhất 17 hợp chất có tác dụng estrogen được tìm thấy bao gồm: Hàm lượng các hợp chất như sau:Thành phần hóa học của Sâm tố nữ
Deoxymiroestrol được xem là phytoestrogen thực sự của Sâm tố nữ, có tác dụng cao nhất trong tất cả các loại estrogen có nguồn gốc từ thực vật. Tác dụng estrogen của deoxymiroestrol có hoạt tính mạnh gấp 1000-10.000 lần estrogen từ mầm đậu nành và cao gấp 10 lần miroestrol và isomiroestrol. Tất cả các chất này đều có cấu trúc tương tự 17β- estradiol (estrogen nội sinh).
Dựa trên các thử nghiệm độc tính trên các loài động vật khác nhau đã cho thấy rằng, P.mirifica không có độc tính đáng kể.
Độc tính cấp: Nghiên cứu độc tính cấp ở chuột được dùng bột rễ sâm tố nữ đường uống đã xác định liều LD50>2-16 g/kgBW. Liều LD50 cao gấp 400 lần liều thường dùng trong dân gian Thái (5mg/kgWB/ngày) và cũng cao hơn liều được tính toán cho người.
Độc tính trường diễn: Tiến hành trên chuột cái dùng đường uống bột rễ sâm tố nữ liều 10mg, 100mg, 1000mg/kgBW/ngày trong 90 ngày liên tiếp đã cho thấy: ở mức liều 10mg và 100mg không gây ra bất kỳ bất thường nào trên các thông số về máu và sinh hóa cũng như các thay đổi bệnh học nào liên quan đến liều tại các cơ quan.
Tuy nhiên ở mức liều 250mg/kg BW trong 6 tháng gây ra các tác dụng không mong muốn trên máu. Ở mức liều 300-800mg/kg BW trong 6 tháng gây ra độc tính trên gen nhẹ ở chuột đực.
Dựa trên những nghiên cứu này, liều an toàn của P.mirifica trong các thực phẩm chức năng được xem xét từ 1-2mg/kg/ngày hoặc khoảng 50-100mg/ngày.
Phụ nữ mạn kinh dùng P.mirifica dạng viên nang liều 20-100mg/ngày trong 6 tháng hoặc 100-200mg/ngày trong 12 tháng không có thay đổi đáng kể về máu, chức năng gan, thận.
Dịch chiết rễ P.mirifica không có tác dụng không mong muốn ở liều điều trị. Không có bất kì tương tác thuốc được tìm thấy ở bất kì thử nghiệm lâm sàng nào hoặc các tổng quan hệ thống.
Bài viết chi tiết về Sâm tố nữ: Sâm tố nữ – Loài thảo dược được khoa học phát hiện chứa phytoestrogen hoạt tính mạnh gấp 10.000 lần đậu nành
VALERIAN (CÂY NỮ LANG)
Tên khoa học: Valeriana officinal
Dịch chiết và dầu từ Valerian từng được dùng để tạo mùi và thức ăn, đồ uống và nước hóa từ thế kỉ 16.
TÁC DỤNG
Acid valerenic và valerenol là những hợp chất chính có trong valerian. Chúng đều có khả năng làm tăng đáp ứng của GABA lên thụ thể GABAA. Cơ chế tác dụng của hai hợp chất này tương tự các thuốc an thần nhóm benzodiazepin.
Trên invivo, acid valerenic và valerenol kích hoạt tác dụng giảm lo âu mạnh trong 2 thử nghiệm mê cung và thử nghiệm lựa chọn ánh sáng/tối ở chuột hoang dã. Ở chuột bị đột biến điểm trên tiểu đơn vị β3 thì tác dụng giảm lo âu của acid valerenic không xuất hiện. Như vậy vậy, β3 trong thụ thể GABAA là cơ chất chính cho tác dụng giảm lo âu của dịch chiết valerian.
Trong một nghiên cứu khác, chuột được chia thành các lô và mỗi lô được cho dùng hoặc ethanol (1ml/kg), diazepam (1ml/kg), dịch chiết rễ valerian (3ml/kg), acid valerenic (3mg/kg) hoặc dung dịch acid valerenic kết hợp với GABA ngoại sinh (75µg/kg và 3,6µg/kg). Sau đó đánh giá tác dụng an thần.Kết quả cho thấy: Ở những chuột dùng dịch chiết valerian hoặc acid valerenic, các biểu hiện lo lắng giảm đáng kể so với nhóm chứng dùng ethanol.
Bằng chứng này cho thấy Valeriana officinalis là một thay thế tiềm năng cho các thuốc an thần đang dùng
Valerian có hiệu quả trong điều trị triệu chứng bốc hỏa giai đoạn mãn kinh.Một nghiên cứu lâm sàng mù đôi khác thực hiện trên 100 học sinh nữ ở trường đại học Azad, Tonekabon cũng cho kết quả rằng:
Có sự khác nhau đáng kể ở nhóm can thiệp trước và sau nghiên cứu về mức độ các triệu chứng tiền mãn kinh (p< 0.001). Tuy nhiên sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê so với placebo.Nghiên cứu được thực hiện như sau, những người tham gia được phân ngẫu nhiên thành 2 nhóm dùng 2 viên mỗi ngày trong ít nhất 7 ngày của chu kỳ kinh nguyệt của họ và dùng trong 3 chu kì, sau đó báo cáo lại các triệu chứng của họ. Kết quả của nghiên cứu cho thấy, dịch chiết rễ valerian có thể giảm các triệu chứng tiền mãn kinh.
Bài viết chi tiết về cây Nữ lang: Nữ lang – Vị thuốc an thần cho phụ nữ tuổi trung niên
NHUNG HƯƠU
Tên khoa học: Cervus nippon, thuộc họ hươu nai (Cervidae).
Bộ phận dùng: Sừng non của hươu
Nhung hươu giúp cho cơ thể trẻ lâu, là "khắc tinh" của tuổi tácĐây chính là nhận định của các nhà khoa học thường trường đại học Y Vienna (Úc). Khi tiến hành nghiên cứu Nhung hươu, họ nhận thấy rằng dược liệu này có chứa hàm lượng lớn một hợp chất gọi là IGF-1, có tác dụng tương tự hormone tăng trưởng của người, giúp kích thích sự phát triển và sản xuất nhanh chóng các hormone tuyến yên, tăng cường tái tạo các tế bào. Từ đó giúp tăng cường lưu thông máu làm da dẻ hồng hào, trẻ hóa cơ thể. Một nghiên cứu khác thực hiện tại đại học Công nghệ và Kinh doanh Bắc Kinh (Trung Quốc) cũng nhận thấy rằng Nhung hươu do có chứa nhiều protein hydrolysates nên có khả năng chống oxy hóa, trung hòa các gốc tự do. Nhờ đó nó có thể làm chậm quá trình lão hóa rất mạnh mẽ. Viện nghiên cứu Wakan-Yaku (Trường ĐH Y Dược Toyama, Nhật bản) cũng nghiên cứu và nhận định rằng:
Uống Nhung hươu đều đặn từ 8-15 ngay giúp khôi phục đáng kể các tế bào bị lão hóa và cải thiện các triệu chứng lão hóa của cơ thể.
NHÂN SÂM
Tên khoa học: Panax ginseng C.A. Mey. Nhân sâm còn có tên khác là: Sâm Cao Ly, Sâm Triều Tiên.
Họ: Nhân sâm (Araliaceae)
Bộ phận dùng: Rễ
Nhân sâm dùng với liều tương đối lớn có tác dụng gây trấn tĩnh, làm giảm hoạt động tự nhiên của động vật thí nghiệm. Ngoài ra, Nhân sâm có tác dụng hiệp đồng với tác dụng gây ngủ của nembutan, từ đó cải thiện giấc ngủ rõ rệt.
Có được cơ chế trên hệ thần kinh trung ương này là do Nhân sâm có khả năng làm tăng sinh quá trình tổng hợp và giải phóng acetylcholin, đồng thời làm giảm lượng serotonin trong não chuột thí nghiệm
Nhân sâm không có tác dụng kiểu nội tiết sinh dục như isoflavon trong đậu nành hay deoxymiroestrol trong sâm tố nữ, nhưng nó có tác dụng kích thích tuyến yên tiết các hormone hướng sinh dục, tăng nhanh quá trình trưởng thành giới tính của động vật thí nghiệm, kéo dài thời kì động dục của chuột cái đã trưởng thành, nếu đem thiến buồng trứng thì tác dụng trên sẽ mất.
Nhân sâm còn được biết đến với tác dụng hữu ích trên sức khỏe phụ nữ vì tác dụng tương tự estrogen. Một nghiên cứu lâm sàng mù đơn đánh giá tác dụng và hiệu quả đầu ra của nhân sâm chống lại bisphenol A (1 chất gây gián đoạn chức năng nội tiết trong cơ thể).
22 phụ nữ trẻ, dùng 2,7 g nhân sâm/ngày trong 2 tuần và sau đó trả lời bộ câu hỏi về các triệu chứng phụ khoa ở 4 mức độ.
Kết quả: Nhân sâm làm giảm các rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, táo bón (ps< 0,05). Phụ nữ âm hư sử dụng nhân sâm có hiệu quả hơn những đối tượng khác: giảm đáng kể các triệu chứng bốc hỏa, nóng bừng mặt, mất ngủ, chán ăn và đổ mồ hôi. Trong suốt quá trình can thiệp, không xảy ra bất kì tác dụng không mong muốn nghiêm trọng nào.
Và còn nhiều nghiên cứu nữa về nhân sâm đã cung cấp thêm bằng chứng chứng minh cho việc sử dụng nhân sâm có thể điều trị các triệu chứng mãn kinh.
THIÊN MÔN ĐÔNG
Tên khoa học: Asparagus cochinchinensis (Lour.) Merr (tên đồng nghĩa: Asparagus lucidus Lindl).
Thiên môn đông còn được gọi bằng tên khác như: tóc tiên leo, dây tóc tiên, mè nằm, mằn săm (Tày).
Bộ phận dùng: Rễ củ
Thiên môn đông có tác dụng bổ thận âm, được sử dụng trong các trường hợp buồn phiền mất ngủ. Theo Đông Y, các triệu chứng mãn kinh xảy ra là do thận khí suy kiệt, chức năng 2 mạch xung - nhâm suy thoái (hai mạch này gắn liền với chức năng sinh sản ở người nữ), khiến âm - dương trong cơ thể mất cân bằng, khí huyết không điều hòa, chức năng tạng phủ rối loạn.
Thiên mông đông có khả năng điều trị các rối loạn này, từ đó hạn chế các triệu chứng mãn kinh, mất ngủ.
Y học cổ truyền đã sử dụng Thiên môn đông để điều trị các bệnh viêm và stress oxy hóa. Nhiều nghiên cứu của y học hiện đại cũng đã chứng minh được tác dụng chống viêm, chống oxy hóa này.
Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện được Thiên mông đông có chứa phenolic và flavonoid, hàm lượng lần lượt là 459 ± 1µg acid gallic/g và 642 ± 4µg catechin/g. Ngoài ra, loài cây này còn chứa 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl; 1,1-diphenyl-2- picryhydrazyl. Từ đó mang tới tác dụng dọn dẹp nitrit và gốc tự do OH phụ thuộc liều.
Thu hái Thiên môn đông tại Bà Rịa - Vũng Tàu rồi phân lập dịch chiết methanol, người ta thu được 5 hợp chất gồm: quercetin (AC01), asparagine (AC02), sucrose (AC03), β- sitosterol-3 –O- β- D- glucopyranoside (AC04) và β- sitosterol (AC05).
Quercetin được chứng minh có tác dụng chống oxy hóa và chống ung thư.
Tác dụng chống oxy hóa với IC50=14,52 ± 2,12 µg/ml (được so sánh tương tự với vitamin C chuẩn có IC50 = 10,49 ± 2,00 µg/ml).
Tác dụng chống tế bào Hela - dòng tế bào ung thư tử cung ở người- với IC 50= 5.78 ± 0.36 µg/ml, và dòng tế bào ung thư vú (MCF-7) với IC50 = 31.04 ± 3.14 µg/ml.
Kết quả cho thấy thiên môn đông có tác dụng chống oxy hóa tương tự vitamin C và chống ung thư vú và ung thư cổ tử cung.
Bài viết chi tiết về cây Thiên môn đông: Thiên môn đông – Từ hoa cảnh đến vị thuốc làm đẹp da, chữa buồn phiền mất ngủ
Với nguồn dược liệu sạch và chuẩn hóa, cùng với dây chuyền công nghệ hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế GMP-WHO đảm bảo độ tinh chiết, giữ trọn vẹn những gì tinh túy nhất. Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh chính là giải pháp hàng đầu giúp phụ nữ duy trì sức khỏe và sắc đẹp, cho cuộc sống luôn căng tràn sức xuân.