Rất nhiều nghiên cứu khoa học và các chuyên gia đã khẳng định về việc nội tiết tố giúp phụ nữ tăng sức đề kháng trước đại dịch Covid19. Hãy cùng đọc lý do tại sao và bạn có nên bổ sung estrogen trong mùa dịch này không?
Mục lục
Nghiên cứu thông kê cho thấy nguy cơ mắc covid 19 ở nữ giới thấp hơn so với nam giới
Khuyến cáo ban đầu với dịch bệnh là người già và những người có bệnh lý nền trước đó dường như có nguy cơ mắc COVID-19 và tiến triển bệnh nặng hơn so với nhóm người khác.
Gần đây có nhiều nghiên cứu thống kê cho thấy nguy cơ mắc covid 19 ở nữ giới chỉ bằng 1/2 so với nam giới. Nguyên nhân là do estrogen giúp phụ nữ có đề kháng cao hơn chống lại virus tốt hơn.
Điều đó đồng nghĩa với việc khi cơ thể thiếu hụt estrogen chị em sẽ dễ mắc Covid 19 hơn và khi mắc bệnh sẽ chuyển biến nhanh và trầm trọng hơn.
Cụ thể với các nghiên cứu thống kê như sau:
Một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Frontiers in Public Health đã cho thấy sự khác biệt về giới tính ở bệnh nhân Covid-19. Kết quả cho thấy nam giới và nữ giới đều có khả năng nhiễm virus như nhau, song nam giới có thể gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng và tử vong cao hơn.
Theo báo cáo từ Văn phòng Thống kê quốc gia Anh công bố số liệu về tỷ lệ tử vong bởi Covid-19 ở quốc gia này, số lượng bệnh nhân nam tử vong gấp đôi nữ giới, tương tự ở Tây Ban Nha. Trong khi đó, ở Italy 70% trường hợp tử vong là nam giới. Theo CDC Trung Quốc, trong số 72.314 trường hợp được khảo sát, 2.8% nam giới mắc bệnh đã tử vong, so với 1.7% phụ nữ.
Bà Deborah Birx, điều phối viên về phản ứng bệnh dịch ở Nhà Trắng (Mỹ), cho biết số người chết do SARS-CoV-2 ở nam giới luôn gấp đôi nữ giới ở mọi độ tuổi. Tại tâm dịch New York, nam giới chiếm 56% số ca nhiễm và 61% số trường hợp thiệt mạng.
Trong bộ dữ liệu Covid-19 lớn nhất, hơn 70% bệnh nhân tử vong là nam giới, có nghĩa là nam giới có tỷ lệ tử vong cao gấp 2,5 lần phụ nữ. Số liệu thống kê chỉ ra rằng, nam giới là một yếu tố rủi ro đáng kể cho mức độ nghiêm trọng của bệnh nặng hơn, bất kể tuổi tác.
Còn trong bộ dữ liệu SARS từ năm 2003, các nhà nghiên cứu cũng đã tìm thấy một xu hướng tương tự, với tỷ lệ tử vong cao hơn đáng kể ở nam giới so với nữ giới. Điều thú vị nữa là nồng độ ACE2 (một loại protein liên quan đến sự tấn công của virus ở cả SARS và COVID-19) có xu hướng hiện diện ở mức cao hơn ở nam giới, và cả trên những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch và tiểu đường. Tất cả nhóm người này đều có kết quả tồi tệ hơn khi mắc COVID-19.
Nữ giới, dù được ví là phái yếu, nhưng lại ít gặp rủi ro hơn nam giới. Theo các nhà khoa học, một số thói quen, hành vi làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh ở nam giới hơn nữ giới như:
- Ít có thói quen rửa tay đúng cách,
- Ít quan tâm về vấn đề bệnh tật,
- Thường xuyên hút thuốc lá,
- Sử dụng đồ uống có cồn và
- Hormone giới tính có thể đóng một vai trò quan trọng trong vấn đề này.
Hormone giới tính điểm khác biệt sinh học giữa nam và nữ là yếu tố quan trọng. Testosterone – hormone sinh dục nam, ức chế viêm. Còn estrogen – hormone sinh dục nữ, lại có thể kích hoạt các tế bào liên quan đến phản ứng chống virus. Do đó, phụ nữ thường có hệ miễn dịch tốt hơn. Điều này giúp nữ giới tăng khả năng phản ứng đối với các bệnh truyền nhiễm như Covid-19.
Nội tiết tố nữ giúp phụ nữ tăng sức đề kháng
Estrogen có vai trò tốt hơn với cơ chế miễn dịch với virus. Một nghiên cứu tại Mỹ năm 2017 cũng cho thấy nhóm phụ nữ có nồng độ estrogen đủ và ổn định sẽ có tiến triển nhẹ hơn, tỷ lệ tử vong thấp hơn nhiều so với nhóm phụ nữ có estrogen thấp khi mắc bệnh cúm, hô hấp.
Lý giải tình trạng này, nhóm nghiên cứu cho biết: “Do phụ nữ có nhiễm sắc thể X và hormon giới tính (Nội tiết tố nữ) ảnh hưởng đến miễn dịch bẩm sinh và thích nghi”.
Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi nhóm nhà khoa học Ý tại Phòng thí nghiệm nghiên cứu và Khoa thấp khớp, Đại học Genova, cũng chỉ ra rằng nội tiết tố nữ estrogen có tác dụng tăng cường miễn dịch và hormone này cũng được coi là chất tăng cường tăng sinh tế bào và đáp ứng miễn dịch cơ thể
Tại Việt Nam, đề cập về vấn đề này, GS.TS Vương Tiến Hòa, Chuyên gia cao cấp Bộ Y tế, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội Phụ sản Việt Nam cũng cho biết, những năm gần đây, đặc biệt khi những virus nổi lên, người ta nghiên cứu nhiều về khả năng miễn dịch của estrogen (Tên khoa học của Nội tiết tố nữ). Estrogen đã tác động lên cơ thể của người phụ nữ, làm tăng những cytokine chống viêm, cản trở xâm nhiễm của virus, tăng cường hệ miễn dịch. Chính vì vậy, nó có vai trò tốt hơn đối với cơ chế miễn dịch với virus.
Xem thêm về: Vai trò của estrogen
Những phụ nữ nào cần bổ sung nội tiết tố nữ để tăng cường đề kháng?
Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Genova cũng cho thấy tác dụng kháng virus này sẽ thấp hơn ở phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh hay những phụ nữ có nồng độ estrogen thấp. Các nhà khoa học đã so sánh phản ứng đề kháng của các nhóm phụ nữ trẻ, phụ nữ mãn kinh có bổ sung nội tiết và phụ nữ mãn kinh không bổ sung nội tiết.
Kết quả là nhóm phụ nữ trẻ tạo ra các phản ứng kháng thể mạnh hơn hẳn so với cả hai nhóm mãn kinh; Giữa 2 nhóm mãn kinh thì nhóm có bổ sung nội tiết có phản ứng kháng thể cao gấp đôi nhóm phụ nữ không bổ sung nội tiết.
Tại Việt Nam, GS.TS Vương Tiến Hòa cũng lưu ý: “Chúng ta không thể chủ quan. Người phụ nữ nào cũng có estrogen (nội tiết tố nữ) nhưng mức độ nhiều hay ít. Khi người phụ nữ ở độ tuổi 20 estrogen cao. Nhưng khi phụ nữ ở độ tuổi 35, nồng độ estrogen giảm đi. Đặc biệt tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh thì lượng estrogen còn rất ít…
Đồng quan điểm đó, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia nhấn mạnh: “Đúng là nội tiết tố nữ estrogen giúp phụ nữ có đề kháng cao hơn nam giới nhưng quan trọng là hàm lượng nội tiết tố nữ ở phụ nữ không phải luôn luôn dồi dào. Chỉ những phụ nữ trẻ, trong độ tuổi sinh sản, có nồng độ estrogen cân bằng thì mới có miễn dịch cao như vậy.
Còn từ sau tuổi 30, đặc biệt là 35 thì nội tiết tố nữ sẽ suy giảm mạnh mẽ, lúc này phụ nữ thiếu hụt nội tiết tố nữ và đề kháng cũng theo đó mà giảm đi. Ở những đối tượng này thì để tăng cường đề kháng, các bạn nên chủ động bù đắp sự thiếu hụt nội tiết tố nữ của mình.”
Ngoài liên quan tới độ tuổi thì nhiều phụ nữ tuy tuổi còn trẻ nhưng cũng đã bị suy giảm nội tiết tố estrogen. Chính vì vậy, ngoài lưu ý đến các dấu hiệu tuổi tác thì chúng ta cần biết tới các dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ, nếu gặp một trong các triệu chứng sau thì có thể cũng đang thiếu hụt nội tiết: kinh nguyệt không đều, da khô, da nám nội tiết, âm đạo khô hạn, giảm ham muốn tình dục, mất ngủ khó ngủ sâu, hay cáu gắt vô cớ, cảm thấy các cơn bốc nóng mặt …
Làm thế nào để giảm thiểu nguy cơ nhiễm Covid-19?
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và lây lan nhanh. Giữ sức khỏe trong đại dịch là việc rất quan trọng. Do đó, ngoài những biện pháp phòng ngừa Covid-19 hàng ngày, những đối tượng có nguy cơ cao cần phải đặc biệt tuân thủ những điều lưu ý sau:
- Tập thể dục thể thao đều đặn trong không gian ở nhà như tập yoga, thiền hay các động tác thể dục cơ bản, hạn chế ra ngoài.
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, sinh hoạt, vận động hợp lý và tuân thủ các khuyến cáo của bộ y tế.
- Kiểm soát các bệnh lý nền, tình trạng bệnh mãn tính của mình như mang theo các loại thuốc bệnh mãn tính trong người, ít nhất đủ dùng cho 30 ngày.
- Cần trao đổi về tình trạng bệnh lý nền của bản thân thường xuyên hơn với bác sĩ, liên hệ ngay khi có dấu hiệu bất thường.
- Hạn chế tiếp xúc nơi đông người, giữ khoảng cách 2m ở những khu vực tập trung.
- Luôn đeo khẩu trang, tránh sử dụng các phương tiện công cộng.
- Nếu xuất hiện các triệu chứng của bệnh như sốt cao, ho, khó thở… cần gọi ngay đến các cơ sở y tế để được khám kịp thời.
- Đảm bảo tiêm ngừa đầy đủ vắc xin phòng bệnh cúm và viêm phổi để hạn chế tình trạng xấu đi trong trường hợp nhiễm Covid-19.
Làm thế nào để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ em và người lớn trong những ngày phải đối mặt với “cơn bão” dịch bệnh Covid-19 là trăn trở của rất nhiều bậc phụ huynh. Các chuyên gia y tế nhấn mạnh, việc tăng sức đề kháng là việc phải làm liên tục chứ không phải bây giờ có dịch Covid-19 mới nghĩ cách tăng sức đề kháng. Ngay cả những bệnh như cúm, tay chân miệng hay những bệnh về hô hấp khác cũng cần phải tăng sức đề kháng.
Bạn có thể bổ sung: Thực phẩm giàu estrogen tự nhiên
Bổ sung estrogen nâng cao đề kháng mùa dịch bệnh
Để bảo vệ bản thân, giúp cơ thể khỏe mạnh mùa dịch chị em cần duy trì nồng độ estrogen cao, tăng sức đề kháng bằng các ăn uống khoa học, vận động thường xuyên kết hợp với sâm nhung tố nữ Tuệ linh để:
- Bổ sung nội tiết tố nữ, duy trì nồng độ estrogen ổn định
- Nâng cao đề kháng tự nhiên, tăng cường miễn dịch nội sinh
- Giúp cơ thể khỏe mạnh, chống bệnh tật, kéo dài tuổi xuân.
Tài liệu tham khảo: https://suckhoedoisong.vn/dich-ncov-bo-sung-noi-tiet-to-nu-dung-cach-giup-tang-suc-de-khang-cho-phu-nu-169168682.htm