Sau khi cắt bỏ tử cung liệu phụ nữ có cần bổ sung estrogen hay không? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Điều gì xảy ra sau phẫu thuật cắt tử cung?
Phẫu thuật cắt tử cung là một biện pháp can thiệp ngoại nhằm loại bỏ đi tử cung của người phụ nữ. Có nhiều nguyên nhân khác nhau để dẫn đến phẫu thuật này, như: u xơ tử cung; sa tử cung; ung thư tử cung, cổ tử cung, buồng trứng; lạc nội mạc tử cung;… Đây là lựa chọn điều trị cuối cùng khi các biện pháp điều trị khác không còn đạt được hiệu quả hoặc để tạo điều kiện thuận lợi trong việc điều trị các bệnh tật khác nguy hiểm hơn.
Có nhiều loại cắt bỏ tử cung khác nhau, có thể là cắt tử cung toàn bộ (bao gồm tử cung và cổ tử cung); cắt bỏ tử cung triệt để (bao gồm tử cung, mô ở hai bên tử cung, cổ tử cung và phần trên cùng của âm đạo) hoặc chỉ cắt bỏ một phần. Buồng trứng cũng có thể bị cắt bỏ trong quá trình phẫu thuật cắt tử cung.
Có nhiều điều xảy ra sau cắt bỏ tử cung, nhưng suy cho cùng, sau phẫu thuật này người phụ nữ sẽ không còn khả năng làm mẹ nữa. Đây là ảnh hưởng vĩnh viễn của việc cắt bỏ tử cung.
Ngoài ra, nếu buồng trứng của bạn cũng bị cắt bỏ hoàn toàn, nồng độ estrogen sẽ giảm xuống và bạn sẽ trải qua thời kỳ mãn kinh ngay sau khi phẫu thuật, bất kể tuổi tác, đây được gọi là mãn kinh do phẫu thuật. Nếu chỉ một hoặc cả hai buồng trứng của bạn còn nguyên vẹn, việc sản xuất estrogen sẽ không bị ảnh hưởng, có khả năng bạn sẽ trải qua thời kỳ mãn kinh trong vòng 5 năm sau khi phẫu thuật hoặc bạn vẫn trải qua quá trình mãn kinh tự nhiên.

Có cần bổ sung estrogen sau phẫu thuật cắt tử cung không?
Sau phẫu thuật cắt bỏ tử cung, bạn cần được bổ sung estrogen.
Việc bổ sung estrogen sau phẫu thuật này đóng nhiều vai trò quan trọng cho toàn cơ thể, có thể kể tới là:
- Giảm nguy cơ loãng xương và tăng độ dày của xương.
- Nếu bạn đang ở độ tuổi 20, 30 hoặc 40, bạn nên bổ sung estrogen để tránh mãn kinh sớm sau khi cắt bỏ vòi trứng.
- Giảm số lượng các cơn bốc hỏa và nó làm cho chúng ít nghiêm trọng hơn.
- Ngăn ngừa khô và đau rát âm đạo
- Làm chậm quá trình mất collagen của da
- Giảm nguy cơ mắc các vấn đề về răng miệng, chẳng hạn như bệnh viêm nướu và mất răng.
- Cải thiện các vấn đề về giấc ngủ và tâm trạng bất ổn liên quan đến thay đổi hormone.
- Làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết
- Giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson và chứng mất trí nhớ
- .v.v.
Nhìn chung, hormone estrogen đóng nhiều vai trò quan trọng trên toàn cơ thể. Nó ảnh hưởng đến não, xương, da, tim, mạch máu, sức khỏe tinh thần… Khi estrogen suy giảm, dù tự nhiên hay do phẫu thuật, bệnh tật, nó cũng gây ra nhiều vấn đề tiêu cực tới sức khỏe.
Thông thường, bác sĩ sẽ khuyên bạn sử dụng liệu pháp estrogen (estrogen therapy – ET) để bổ sung estrogen sau phẫu thuật cắt bỏ tử cung.
Tham khảo: 10 cách làm tăng estrogen tự nhiên không cần dùng thuốc
Liệu pháp ET là gì?
Liệu pháp estrogen (estrogen therapy – ET) là việc sử dụng estrogen nhân tạo để thay thế estrogen tự nhiên do buồng trứng tạo ra. ET có sẵn dưới dạng viên uống, miếng dán ngoài da, vòng đặt âm đạo hoặc kem, gel bôi da. ET được khuyến cáo sử dụng sau phẫu thuật cắt tử cung và nên được dùng cho đến tuổi mãn kinh tự nhiên (51 đến 52 tuổi).
Bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích khi sử dụng liệu pháp estrogen, như đã nói ở trên. Tuy nhiên, liệu pháp này cũng có thể gây ra những rủi ro và tác dụng phụ:
- Rủi ro: ET làm tăng nhẹ nguy cơ đột quỵ và hình thành các cục máu đông; nó cũng có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi mật
- Tác dụng phụ của: căng tức ngực, đầy hơi, khó chịu ở dạ dày.
Chính vì thế, bạn không nên sử dụng ET, nếu:
- Bạn bị chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân
- Bạn bị bệnh gan hoặc các vấn đề khác với gan
- Bạn bị ung thư vú, ung thư buồng trứng hoặc ung thư tử cung
- Bạn có nguy cơ cao gặp các vấn đề sức khỏe như: đột quỵ, cục máu đông
Ngoài ra, nếu bạn từ 50 tuổi trở lên, bạn cũng có thể không cần sử dụng ET. Bởi, nếu bạn thực hiện phẫu thuật ở tuổi 50 trở lên thì đây cũng là thời điểm mãn kinh tự nhiên của cơ thể. Có một số bằng chứng cho thấy bạn càng lớn tuổi khi bắt đầu sử dụng ET, nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng cao.
Việc lựa chọn có nên sử dụng liệu pháp ET sau phẫu thuật cắt tử cung và buồng trứng không phải là việc dễ dàng. Điều này phụ thuộc vào những lợi ích mà nó mang đến cũng như những rủi ro bạn có thể gặp phải. Vì thế, bạn cần trao đổi với bác sĩ đưa ra được những quyết định chính xác.

Có nên bổ sung estrogen thảo dược sau phẫu thuật cắt tử cung không?
Estrogen thảo dược (phytoestrogen) là một hình thức bổ sung estrogen được nhiều chị em sử dụng hiện nay, bên cạnh estrogen tổng hợp. Cả hai liệu pháp này đều dựa trên các thành phần có đặc điểm cấu tạo gần giống với nội tiết tố estrogen nội sinh, từ đó giúp tăng cường và bổ sung estrogen cho cơ thể.
Phương pháp này thích hợp với những phụ nữ thiếu hụt estrogen nhẹ, như:
- Phụ nữ tuổi sau 30 buồng trứng bắt đầu suy giảm
- Phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh
- Phụ nữ mãn kinh sớm hoặc sau phẫu thuật cắt bỏ tử cung, buồng trứng
- Phụ nữ bị rối loạn nội tiết tố
Ưu điểm của phương pháp này là:
- Tác dụng đến cơ thể một cách từ từ, nhưng duy trì được lâu dài;
- Có thể tự đào thải nếu dư thừa và bổ sung nếu thiếu hụt;
- Không gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng như estrogen tổng hợp;
- Có thể sử dụng lâu dài.
Tuy nhiên, việc có nên bổ sung estrogen bằng thảo dược sau phẫu thuật cắt bỏ tử cung hay không, chị em vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Khi sử dụng, cần tìm hiểu thật kỹ, chỉ dùng các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, được cấp phép lưu hành, có thể tra cứu. Tránh tuyệt đối các sản phẩm trôi nổi, thành phần không rõ ràng, được quảng cáo với những tác dụng “trên mây”.

Kết luận
Sau phẫu thuật cắt bỏ tử cung, phụ nữ có thể trải qua thời kì mãn kinh sớm do sự suy giảm estrogen đột ngột. Phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh do phẫu thuật, trong hầu hết các trường hợp đều gặp phải các triệu chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và có nguy cơ cao mắc một số căn bệnh mãn tính nguy hiểm. Vì thế, sau phẫu thuật cắt bỏ tử cung, chị em cần được bổ sung estrogen bằng liệu pháp estrogen (ET), việc bổ sung này cần có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ. Nếu muốn bổ sung estrogen bằng phương pháp thảo dược (phytoestrogen), chị em nên hỏi ý kiến của bác sĩ, người có chuyên môn trước khi sử dụng và chỉ sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng.