Xét nghiệm nội tiết tố nữ giúp các bác sĩ kiểm tra các vấn đề đáng lo ngại về tuổi dậy thì, khả năng sinh sản, mãn kinh và các vấn đề khác. Vì thế, các phương pháp kiểm tra sức khỏe qua xét nghiệm nội tiết tố luôn được chị em quan tâm hàng đầu. Vậy, xét nghiệm nội tiết tố gồm những gì? Cùng Estrogen.vn tìm hiểu qua bài viết sau!
Mục lục
Tìm hiểu nhanh về xét nghiệm nội tiết tố nữ
Xét nghiệm nội tiết tố nữ là phương pháp kiểm tra nội tiết tố nhằm đánh giá khả năng sinh sản, các chỉ số hormone sinh sản, khả năng dự trữ noãn, quá trình hoạt động của buồng trứng và theo dõi chu kỳ rụng trứng. Kết quả xét nghiệm sẽ cho bạn biết mình cần điều chỉnh những vấn đề nào để hạn chế nguy cơ vô sinh.
Xét nghiệm nội tiết tố nữ thường được chỉ định khi người bệnh có những triệu chứng mất cân bằng nội tiết tố hoặc để phát hiện tình trạng tuyết giáp phụ nữ và phụ nữ sắp sinh. Kết quả xét nghiệm nội tiết tố nữ cũng giúp phát hiện sớm những rối loạn trong hệ nội tiết để từ đó bác sĩ có phương án điều trị phù hợp.
Bên cạnh đó, chị em nên làm xét nghiệm nội tiết tố mỗi năm 1 lần để theo dõi sức khoẻ sinh sản của bản thân. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ đề xuất xét nghiệm nếu bạn gặp một hoặc nhiều triệu chứng sau:
- Dấu hiệu mãn kinh như: khô âm đạo, bốc hảo, đổ mồ hôi đêm, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, đêm trằn trọc ở người dưới 40 tuổi.
- Khó đậu thai, mang thai hay giữ thai.
- Ngực mềm, trễ kinh, buồn nôn và đi tiểu nhiều lần.
- Âm đạo chảy máu bất thường (chu kỳ kinh nguyệt két dài hơn bình thường hoặc khi kỳ kinh đã kết thúc).
- Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt hay mất kinh nguyệt.
- Nổi mụn nội tiết, tóc phát triển bất thường.
Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn xét nghiệm nội tiết tố nếu trước đây đã từng xuất hiện các triệu chứng sức khỏe có liên quan đến mất cân bằng nội tiết tố. Những người từng thay đổi nồng độ hormone bằng liệu pháp y khoa cũng cần được kiểm tra mức độ hormone thường xuyên để theo dõi điều trị.
☛ Xem thêm: Xét nghiệm nội tiết tố nữ khi nào? Giá bao nhiêu?
Quy trình xét nghiệm nội tiết tố nữ
Các chỉ số nội tiết tố thường được xét nghiệm máu sau đó sẽ đưa vào máy chuyên dụng để phân tích, định lượng công thức máu. Tại hầu hết các cơ sở y tế hiện nay đều có quy trình làm xét nghiệm nội tiết lần lượt theo 4 bước sau:
- Bước 1: Bác sĩ sẽ tiến hành hỏi thăm bệnh, thăm khám lâm sàng cho người bệnh.
- Bước 2: Thông qua việc hỏi bệnh và thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định danh mục xét nghiệm nội tiết tố nữ phù hợp.
- Bước 3: Lấy mẫu xét nghiệm (máu hoặc nước tiểu) và đem đi phân tích trên hệ thống máy móc chuyên dụng.
- Bước 4: Bác sĩ sẽ đọc kết quả xét nghiệm và giải thích kết quả, hướng chẩn đoán sau đó đưa ra phác đồ điều trị bệnh cụ thể.
Xét nghiệm nội tiết tố nữ gồm những gì?
Xét nghiệm nội tiết tố nữ bao gồm có 6 xét nghiệm chỉ số. Cụ thể:
Chỉ số nội tiết tố nữ LH
LH được tiết ra bởi thuỳ trước tuyến yên và kích thích buồng trước sinh sản estradiol. Nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh sản, kích thích giải phóng trứng từ buồng trứng (nói cách khác là rụng trứng) và điều hoà kinh nguyệt. Nồng độ LH cao đồng nghĩa tỷ lệ tăng nguy cơ mắc bệnh buồng trứng đa nang rất cao.
Việc xét nghiệm chỉ số nội tiết tố LH ở phụ nữ nhằm tìm ra nguyên nhân gây vô sinh, thời điểm rụng trứng (khả năng mang thai cao nhất), lý do kinh nguyệt không đều hay ngừng kinh và xác định thời điểm mãn kinh, tiền mãn kinh.
Nồng độ LH thường sẽ phụ thuộc vào thời gian kinh nguyệt của phụ nữ. Theo thang của Trung tâm Y tế Đại học Rochester nồng độ LH cụ thể như sau:
- Giai đoạn nang trứng: 1,68 – 15 IU/mL
- Giai đoạn đỉnh: 21,9 – 56,6 IU/mL
- Giai đoạn hoàng thể: 0,61 – 16,3 IU/mL
- Tiền mãn kinh, mãn kinh: 14,2 – 52,3 IU/mL
Nếu không trong chu kỳ kinh nguyệt, chỉ số LH cao bất thường thì có thể do mãn kinh, rối loạn tuyến yên hoặc hội chứng đa nang buồng trứng. Nếu chỉ số LH thấp có thể do rối loạn tuyến yên, chán ăn, suy dinh dưỡng hoặc căng thẳng, stress.
Chỉ số hormone kích thích nang trứng FSH
FSH là hormone được sản sinh bởi tuyến yên. Chỉ số này sẽ kích thích tế bào noãn phát triển và bài tiết Estrogen. Nồng độ này có thể được thực hiện xét nghiệm bằng máu hoặc nước tiểu. Trường hợp chỉ số FSH cao hơn mức bình thường thì khả năng dữ dự trữ buồng trứng kém, gia tăng nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
FSH có thể thay đổi tuỳ vào chu kỳ kinh nguyệt và trong suốt cuộc đời của người phụ nữ. Ở người phụ nữ trưởng thành, FSH thường được dùng để chẩn đoán tình trạng kinh nguyệt bất thường; vô sinh; dậy thì sớm; gặp các vấn đề về chức năng buồng trứng hay buồng trứng đa nang; bắt đầu tiền mãn kinh, mãn kinh; khối u tuyến yên; u nang buồng trứng;…
Chỉ số FSH thường sẽ rơi vào khoảng từ 1,4 – 9,6 IU/L. Theo thang của Laboratory Corporation of America, chỉ số FSH sẽ được đo theo thời điểm, cụ thể:
- Giai đoạn nang trứng: 3,5 – 12,5 mIU/mL
- Giai đoạn rụng trứng: 4,7 – 21,5 mIU/mL
- Giai đoạn hoàng thể: 1,7 – 7,7 mIU/mL
- Tiền mãn kinh: 25,8 – 134,8 mIU/mL
Chỉ số FSH bất thường có thể do tuyến yên hoặc vùng dưới đồi, các vấn đề về buồng trứng đa nang hoặc đang điều trị ung thư.
Chỉ số nội tiết tố Progesterone
Progesterone đóng vai trò rất cần thiết trong điều hoà kinh nguyệt và sự phát triển của thai nhi. Trong giai đoạn hoàng thể, chỉ số này giúp tử cung để nhận trứng đã thụ tinh. Nếu trứng không được thụ tinh, thể vàng bị phá vỡ, nồng độ Progesterone sụt giảm nghiêm trọng, lúc này chu kỳ kinh nguyệt mới bắt đầu.
Ngược lại, nếu trứng được thụ tinh, nồng độ progesterone sẽ tăng cao, từ đó kích thích sự phát triển của niêm mạc tử cung và làm các tuyến ở nội mạc tử cung tiết ra các chất dinh dưỡng để nuôi phôi thai.
Theo Trung Tâm Y Tế của UCSF, chỉ số Progesterone thay đổi theo từng thời điểm như sau:
- Giai đoạn nang trứng: 1 ng/mL hoặc 3,18 nmol/L.
- Giữa chu kỳ: 5-20 ng/mL hoặc 15.9-63.6 nmol/L.
- Tam cá nguyệt thứ nhất (giai đoạn đầu thai kỳ 1 – 3 tháng): 11.2-90 ng/mL hoặc 35.62-286.2 nmol/L.
- Tam cá nguyệt thứ hai (giai đoạn giữa thai kỳ 2 – 3 tháng): 25.6-89.4 ng/mL hoặc 81.41-284.29 nmol/L.
- Tam cá nguyệt thứ 3 (giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ): 48 – 300 ng/mL hoặc 152,64 – 954 nmol/L.
Nếu Progesterone trong thai kỳ có chỉ số thấp cho thấy nguy cơ sảy thai hoặc chuyển dạ sớm. Nếu chỉ số cao trong ngưỡng thì hoàn toàn bình thường. Còn nếu, chỉ số này tăng cao liên tục trong thời gian dài thì cho thấy nguy cơ ung thư vú tăng cao.
☛ Xem thêm: Phân biệt sự khác nhau giữa estrogen và progesterone
Chỉ số AMH
Các tế bào trong nang buồng trứng sẽ sản sinh ra hormone AMH. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc xét nghiệm nội tiết tố nữ AMH tại thời điểm nhất định có thể giúp đánh giá lượng dự trữ còn lại của buồng trứng (hay số noãn còn lại tại buồng trứng) cũng như xác định buồng trứng có lão hoá hay không. Điều này giúp việc xét nghiệm có thể chẩn đoán khả năng sinh sản ở phụ nữ và đưa ra tiên lượng thời gian cần can thiệp để có con.
Bên cạnh đó, hormone này cũng phản ánh mức độ đáp ứng thuốc hỗ trợ sinh sản trong quá trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Trong chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ nội tiết AMH không thay đổi nên có thể tiến hành xét nghiệm nội tiết tố nữ bất cứ lúc nào. Nồng độ AMH thường được đo như sau:
- Chỉ số cao: trên 10 ng/mL
- Chỉ số trung bình: Từ 1,0 ng/mL đến 3,0 ng/mL.
- Chỉ số thấp: Dưới 1,0 ng/mL.
- Chỉ số thấp trầm trọng: 0,4 ng/mL
Nếu nồng độ AMH bình thường đồng nghĩa buồng trứng đang nhiều trứng và có khả năng dự trữ trứng cao. Nếu nồng độ thấp là buồng trứng có ít trứng và khả năng dự trữ trứng kém, khả năng đáp ứng thuốc khi làm thụ tinh trong ống nghiệm IVF kém. Còn nếu nồng độ AMH cao bất thường sẽ làm tăng nguy cơ quá kích buồng trứng và có thể dẫn đến vô sinh.
Chỉ số Prolactin
Prolactin được sản sinh bởi tuyến yên trong não và đóng vai trò quan trọng vào quá trình tiết sữa ở mẹ bầu đang cho con bú. Khi mang thai hoặc cho con bú, nếu nồng độ này tăng cao thì đây là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu nồng độ này đạt trên ngưỡng an toàn có thể dẫn đến vô sinh ở nữ giới. Thông thường, nồng độ prolactin dao động từ 127 đến 637 μU/mL.
Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm chỉ số nội tiết tố Prolactin nếu gặp các trường hợp sau:
- Rối loạn kinh nguyệt.
- Vô sinh, khó mang thai.
- Tiết sữa mẹ khi không mang thai hay cho con bú.
- Bầu vú bị đau tức.
- Mãn kinh, bốc hỏa, đổ mồ hôi và khô hạn cô bé.
Nếu prolactin cao có thể dẫn đến bệnh prolactinoma do sản xuất quá nhiều hormone này trong tuyến yên. Tuy nhiên, chị em không cần quá lo lắng bởi khối u này không phải là ung thư và sẽ được điều trị bằng thuốc. Trường hợp nồng độ hormone này thấp thì có thể do tuyến yên không hoạt động hết công suất hoặc do sử dụng thuốc điều trị khác.
Chỉ số hormone Estrogen
Nồng độ hormone estrogen ở mỗi giai đoạn sẽ hoàn toàn khác nhau. Estrogen thường được kiểm tra theo 3 loại sau:
- Estrone (E1): Đây là loại hormone chính sau mãn kinh.
- Estradiol (E2): Là loại hormone chính của cơ thể, nồng độ này tăng mạnh nhất trong giai đoạn sinh sản và giảm dần trong thời kỳ mãn kinh.
- Estriol (E3): Hormone này sẽ tăng mạnh trong thời kỳ mang thai.
Estradiol là hormone chính chịu trách nhiệm về chức năng tình dục và đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chắc khoẻ xương, các đặc tính ở phái nữ, duy trì lượng cholesterol trong máu và điều hòa huyết áp,…
Hormone này được sản xuất chủ yếu từ buồng trứng và thay đổi trong suốt chu kỳ kinh nguyệt. Nồng độ này cao nhất khi rụng trứng và thấp nhất trong thời gian hành kinh. Tuy nhiên, Estradiol sẽ suy giảm vào thời kỳ tiền mãn kinh.
Theo Medicine, chỉ số Estrogen có thể thay đổi qua các giai đoạn sau:
- Giai đoạn nang trứng: 20 – 350 pg/mL.
- Đỉnh giữa chu kỳ: 150 – 750 pg/mL.
- Pha hoàng thể: 30 – 450 pg/mL.
- Thời kỳ tiền mãn kinh: ≤ 20 pg/mL.
Nếu nồng độ Estrogen thấp sẽ cảnh báo một số tình trạng như hội chứng đa nang buồng trứng, suy tuyến yên, chán ăn, chất béo trong cơ thể thấp hay tiền mãn kinh,… Đồng thời, nếu nồng độ Estrogen cao sẽ dẫn đến thừa cân, béo phì, mệt mỏi, rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn tình dục và hội chứng tiền kinh nguyệt.
Chỉ số nội tiết tố Testosterone
Testosterone là nội tiết tố nam và tồn tại trong cả cơ thể người phụ nữ. Hormone này giúp kích thích và tăng ham muốn tình dục.
Lượng hormone này thường giao động trong khoảng từ 15 đến 70 mg/dL hoặc 0.5-2.4 nmol/L. Việc xét nghiệm nội tiết tố nữ Testosterone có thể thực hiện bất cứ lúc nào mà không gây ảnh hưởng đến kết quả.
Nếu nồng độ testosterone quá cao có thể là dấu hiệu của các bệnh u hiếm gặp hoặc buồng trứng đa nang.
Xét nghiệm tuyến giáp
Chức năng của tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến nồng độ Estrogen trong cơ thể và ngược lại. Không chỉ vậy, nếu lượng hormone tuyến giáp trong cơ thể quá nhiều hoặc quá ít sẽ khiến rối loạn kinh nguyệt.
Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh về tuyến giáp nhiều hơn nam giới, đặc biệt là sau khi mang thai, tiền mãn kinh và mãn kinh.
Hormone tuyến giáp có nồng độ cụ thể như sau:
- TSH: 0.5 – 5 mIU/L
- FT4: 0.7 – 1.9 ng/dL
- T4: 5 – 12 μg/dL
- T3: 80 – 220 ng/dL
Trong đó:
- Nếu TSH và T4 bình thường thì chức năng tuyến giáp bình thường.
- TSH thấp, T4 cao có nghĩa tuyến giáp hoạt động vượt mức.
- TSH cao, T4 thấp có nghĩa là tuyến giáp hoạt động kém.
- TSH thấp, T4 thấp đồng nghĩa với việc chức năng của tuyến giáp đang gặp phải một số vấn đề khác như rối loạn chức năng tuyến yên.
Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm nội tiết tố nữ
Trước khi xét nghiệm nội tiết tố nữ, bạn sẽ không cần phải nhịn ăn. Nồng độ nội tiết tố nữ có thể thay đổi tuỳ thuộc vào từng giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt. Một số xét nghiệm sẽ được tiến hành vào thời gian nhất định để đảm bảo cho ra kết quả chính xác nhất, có thể trước hoặc sau chu kỳ kinh nguyệt, cụ thể:
- Xét nghiệm nội tiết tố LH và FSH: Bắt đầu từ ngày thứ 2 – 4 của chu kỳ kinh nguyệt.
- Xét nghiệm nội tiết tố Progesterone: Bắt đầu từ ngày 21 – 28 của chu kỳ kinh nguyệt.
- Testosterone, Estradiol và Prolactin có nồng độ khá ổn định nên có thể xét nghiệm vào bất cứ thời điểm nào.
Bên cạnh đó, để tránh ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, bạn cần khai báo chính xác cho bác sĩ về các loại thuốc hay thực phẩm chức năng mà bạn đang dùng. Đặc biệt là thuốc bổ sung nội tiết tố và thuốc tránh thai.
Tùy thuộc vào từng cơ sở sở khám chữa bệnh, giá xét nghiệm nội tiết tố nữ sẽ khác nhau và được chia thành các loại xét nghiệm nhỏ. Tổng chi phí sẽ dao động khoảng 1.700.000 – 1.800.000 đồng.
☛ Tham khảo thêm: Xét nghiệm nội tiết tố nữ ở bệnh viện nào tốt?
Lời kết
Hy vọng qua bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về “xét nghiệm nội tiết tố nữ gồm những gì”. Ngoài ra nếu còn điều gì thắc mắc, hãy gọi cho chúng tôi theo hotline 1800 1190 (miễn phí cước gọi) để các chuyên gia giáp đáp.