Estrogen.vn – Chuyên trang thông tin về nội tiết tố nữ Estrogen https://estrogen.vn Chuyên trang thông tin về nội tiết tố nữ Estrogen Mon, 02 Jun 2025 03:12:10 +0000 vi hourly 1 Cần làm gì để bổ sung estrogen và progesterone hiệu quả? https://estrogen.vn/bo-sung-estrogen-va-progesterone-4686/ https://estrogen.vn/bo-sung-estrogen-va-progesterone-4686/#respond Sun, 01 Jun 2025 23:07:31 +0000 https://estrogen.vn/?p=4686 Estrogen và progesterone đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và cân bằng nội tiết tố nữ. Khi cơ thể thiếu hụt hai hormone này, sức khỏe, sắc đẹp và tinh thần chị em sẽ bị ảnh hưởng. Vậy cần làm gì để bổ sung estrogen và progesterone hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết cho bạn.

Cần làm gì để bổ sung estrogen và progesterone hiệu quả? 1

Vai trò của estrogen và progesterone

Trong cơ thể người, hệ thống nội tiết đóng vai trò điều hòa nhiều chức năng sống quan trọng thông qua việc tiết ra hormone. Có hai loại tuyến chính:

  • Tuyến ngoại tiết: tiết các chất ra bề mặt cơ thể qua ống dẫn như tuyến mồ hôi, tuyến nước bọt, tuyến lệ, tuyến vú, tuyến bã nhờn…
  • Tuyến nội tiết: không có ống dẫn, hormone được tiết trực tiếp vào máu như testosterone, estrogen, progesterone, FSH, LH, prolactin…

Trong đó, estrogen và progesterone là hai hormone sinh dục nữ chủ chốt, giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành vóc dáng nữ giới, khả năng sinh sản, cũng như duy trì sức khỏe và sắc đẹp của phụ nữ.

Vai trò của estrogen

Estrogen là hormone sinh dục nữ được sản sinh chủ yếu ở buồng trứng, một phần nhỏ từ mô mỡ và tuyến vỏ thượng thận. Trong thai kỳ, nhau thai cũng tiết estrogen, nhưng nồng độ sẽ thấp hơn progesterone – hormone giữ vai trò chính trong giai đoạn này.

Estrogen có vai trò quan trọng với sức khỏe và sắc đẹp phụ nữ. Nó tham gia điều hòa hoạt động sinh sản và tạo nên đặc điểm nữ giới như vóc dáng mềm mại, làn da mịn màng.

Vai trò của estrogen 1
Estrogen đóng vai trò quan trọng với sức khỏe và sắc đẹp phụ nữ

Vai trò chính của estrogen:

  • Giúp phát triển đặc tính sinh dục nữ từ tuổi dậy thì (ngực, hông, chu kỳ kinh nguyệt).
  • Phối hợp cùng progesterone điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.
  • Hỗ trợ khả năng sinh sản: tác động lên tử cung, cổ tử cung để thuận lợi cho quá trình thụ thai và mang thai.
  • Góp phần định hình vóc dáng nữ: tăng tổng hợp protein, tích mỡ dưới da tại ngực, mông, đùi.
  • Bảo vệ xương chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương.
  • Tốt cho tim mạch, giúp giảm nguy cơ bệnh lý tim.

Vai trò của Progesterone

Progesterone là hormone sinh dục nữ được tiết ra chủ yếu từ hoàng thể sau khi rụng trứng. Trước giai đoạn này, nang noãn và tuyến thượng thận chỉ tạo ra một lượng nhỏ. Khi mang thai, nhau thai sẽ sản sinh một lượng lớn progesterone để nuôi dưỡng và bảo vệ thai nhi, vì thế hormone này còn được gọi là “hormone thai kỳ”.

Vai trò của Progesterone 1
Hormone Progesterone – “hormone thai kỳ”

Vai trò chính của Progesterone:

  • Điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.
  • Chuẩn bị tử cung cho trứng đã thụ tinh: làm dày niêm mạc tử cung.
  • Hỗ trợ làm tổ và nuôi dưỡng thai nhi.
  • Ngăn ngừa thụ tinh kép: ức chế trứng rụng tiếp theo trong cùng chu kỳ.
  • Bảo vệ thai kỳ: giữ cổ tử cung đóng kín, ngăn co bóp tử cung, giảm nguy cơ sinh non.
  • Phát triển tuyến vú và tạo sữa sau sinh.
  • Ổn định tâm lý, tăng ham muốn và điều hòa hệ thần kinh.

Tại sao cần bổ sung estrogen và progesterone?

Tại sao cần bổ sung estrogen và progesterone? 1

Estrogen và progesterone là hai hormone sinh dục nữ đóng vai trò thiết yếu trong việc điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, hỗ trợ sinh sản, duy trì sức khỏe xương, da, tim mạch và trạng thái tâm lý ổn định.

Sự suy giảm estrogen và progesterone có thể dẫn đến rối loạn toàn hệ thống, bao gồm cả chức năng sinh sản, thần kinh, tim mạch và chuyển hóa. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể bao gồm:

  • Tuổi tác (tiền mãn kinh, mãn kinh)
  • Sau sinh, cho con bú
  • Căng thẳng kéo dài
  • Rối loạn ăn uống, thiếu chất béo
  • Tác động từ thuốc tránh thai, hóa chất độc hại

Khi bị thiếu hụt estrogen và progesterone, chị em có thể đối diện với các vấn đề như:

  • Rối loạn kinh nguyệt, giảm khả năng thụ thai
  • Mất ngủ, lo âu, dễ cáu gắt
  • Da khô, sạm, lão hóa nhanh
  • Giảm ham muốn tình dục, khô âm đạo
  • Tăng nguy cơ loãng xương, đau khớp
  • Tăng cân, tích mỡ vùng bụng
  • Nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch và tiểu đường…

Như vậy, trong nhiều trường hợp, việc bổ sung estrogen và progesterone là cần thiết để giúp chị em cân bằng nội tiết, ổn định tâm sinh lý, duy trì sức khỏe, sắc đẹp.

Đối tượng nào cần bổ sung estrogen và progesterone?

Đối tượng nào cần bổ sung estrogen và progesterone? 1

Không phải phụ nữ nào cũng cần bổ sung estrogen và progesterone, nhưng trong một số giai đoạn hoặc tình trạng đặc biệt, cơ thể có thể bị thiếu hụt hoặc mất cân bằng hai hormone này. Dưới đây là những nhóm phụ nữ có nguy cơ cao và cần được xem xét bổ sung estrogen và progesterone để cải thiện sức khỏe và chất lượng sống:

  • Phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh: Giảm nội tiết do buồng trứng suy giảm, gây bốc hỏa, mất ngủ, khô hạn, loãng xương.
  • Phụ nữ sau sinh và đang cho con bú: Estrogen và progesterone giảm mạnh sau sinh, dễ gây khô âm đạo, giảm ham muốn, trầm cảm.
  • Phụ nữ kinh nguyệt không đều, khó thụ thai: Mất cân bằng nội tiết ảnh hưởng đến rụng trứng, niêm mạc tử cung và khả năng thụ thai.
  • Người thường xuyên căng thẳng, ăn kiêng, thiếu ngủ: Lối sống không lành mạnh gây rối loạn hormone.
  • Người dùng thuốc tránh thai lâu dài: Một số biện pháp tránh thai nội tiết có thể ức chế sản xuất hormone tự nhiên.
  • Người có dấu hiệu thiếu hụt nội tiết: Da lão hóa sớm, tăng cân không kiểm soát, khô hạn, cáu gắt, rối loạn giấc ngủ.

Cách bổ sung Estrogen và Progesterone hiệu quả

Cơ thể luôn sản xuất hormone để duy trì hoạt động bình thường. Tuy nhiên, lượng hormone tiết ra không phải lúc nào cũng đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Vì vậy, khi thiếu hụt estrogen và progesterone, ta cần có phương pháp bổ sung cho cơ thể một cách hợp lý.

Bổ sung estrogen và progesterone qua thực phẩm

Estrogen và progesterone không chỉ được sản sinh trong cơ thể mà còn có trong nhiều loại rau củ tự nhiên. Vậy còn chần chừ gì nữa mà chị em chưa note lại danh sách các thực phẩm tự nhiên bổ sung estrogen và progesterone dưới đây:

Bổ sung estrogen và progesterone qua thực phẩm 1
Bổ sung Estrogen và Progesterone bằng thực phẩm tự nhiên
  • Hạt lanh: Loại hạt này có chứa các phytoestrogen được gọi là lignans, không chỉ có tác dụng bổ sung estrogen và progesterone mà còn hỗ trợ phòng ung thư vú và bệnh tim mạch.
  • Củ dền, củ mài: có chứa pregnenolone hỗ trợ sinh sản ra estrogen và progesterone.
  • Rau có màu xanh đậm: như súp lơ xanh, rau họ cải…có chứa DIM có khả năng kích thích cơ thể tiết ra estrogen và progesterone.
  • Thực phẩm giàu vitamin B6: như quả óc chó, ngũ cốc, thịt nạc đỏ, thịt gia cầm, chuối, đậu, khoai tây, hải sản,…để duy trì mức độ cần thiết của progesterone, nếu thiếu vitamin này có thể làm giảm sản xuất progesterone.
  • Dầu oliu, trái cây sấy khô, lúa mì,… có thể hỗ trợ cơ thể tăng tổng hợp estrogen và progesterone.
  • Các loại trái cây: Đào, mận, dưa hấu, dâu tây, quả mâm xôi…

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Top thực phẩm Bổ sung Estrogen và progesterone

Thói quen sống tốt

Trong cuộc sống, chị em cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, tránh stress, giữ tinh thần thoải mái, tươi trẻ. Chú ý hơn đến việc duy trì luyện tập thể dục đều đặn để mang lại hiệu quả tốt.

Hạn chế tối đa các thói quen xấu như: ăn đồ ăn nhanh, thức khuya, dùng chất kích kích gây nghiện, ít vận động, hay lạm dụng thuốc kháng sinh chính là cách bổ sung nội tiết tố nữ đơn giản mà ai ai cũng có thể thực hiện được.

Thói quen sống tốt 1
Lối sống lành mạnh, thường xuyên luyện tập giúp cân bằng nội tiết tố.

Hỗ trợ cân bằng nội tiết tố estrogen với viên uống Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh

Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh là sản phẩm nguồn gốc thảo dược được nhiều chị em tin tưởng lựa chọn để bổ sung estrogen và progesterone một cách an toàn, hiệu quả và tự nhiên.

Với thành phần chủ đạo là củ Sâm tố nữ chứa hơn 17 hoạt chất tương tự nội tiết tố nữ, trong đó Miroestrol và Deoxymiroestrol có tác dụng mạnh gấp 10.000 lần so với phytoestrogen trong mầm đậu nành, giúp tăng cường nội tiết tố nhanh chóng và bền vững.

Kết hợp cùng các thảo dược quý như Nữ lang, Hồng sâm Hàn Quốc, Nhung hươu Bắc Cực, Thiên môn đông, sản phẩm không chỉ hỗ trợ cải thiện giấc ngủ mà còn giúp nâng cao sức khỏe, làm da dẻ hồng hào, tươi trẻ hơn.

Hỗ trợ cân bằng nội tiết tố estrogen với viên uống Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh 1
Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ

Để tìm mua Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh chính hãng hoặc giải đáp những thắc mắc liên quan, chị em hãy liên hệ đến số Hotline: 1800.1190 (miễn phí cước gọi) để được hỗ trợ tốt nhất nhé!

☛ Tìm mua Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh tại nhà thuốc gần bạn nhất TẠI ĐÂY

Dùng thuốc bổ sung estrogen và progesterone

Việc dùng thuốc bổ sung estrogen và progesterone, còn gọi là liệu pháp hormone buồng trứng hoặc liệu pháp thay thế hormone phối hợp, là phương pháp cung cấp thêm hormone estrogen và progestin cho cơ thể qua đường uống hoặc bôi ngoài da.

Trước khi tìm hiểu về các loại thuốc này, cần biết progestin là gì?

Progestin là dạng tổng hợp của hormone progesterone. Khi bổ sung hormone, progestin thường được dùng cùng estrogen để cân bằng nội tiết và giúp giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung ở phụ nữ còn tử cung.

Với phụ nữ đã phẫu thuật cắt tử cung, chỉ cần dùng thuốc chứa estrogen mà không cần progestin. Việc chỉ sử dụng estrogen trong trường hợp này gọi là “liệu pháp estrogen”.

Dùng thuốc bổ sung estrogen và progesterone 1
Dùng thuốc bổ sung estrogen và progesterone để cân bằng nội tiết cơ thể

Một số loại thuốc thuốc bổ sung estrogen và progesterone có chứa estrogen và progestin được FDA – Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, thuộc Bộ Y tế và Nhân sinh Hoa Kỳ chấp thuận là:

  • Thuốc Activella
  • Thuốc Angeliq
  • Thuốc Climara Pro
  • Thuốc Combipatch
  • Thuốc Femhrt
  • Thuốc Prefest
  • Thuốc Prempro.

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Đầy hơi, buồn nôn, có thể ói mửa;
  • Nhức đầu;
  • Bị đau hoặc mềm vú;
  • Có thể bị nhiễm nấm âm đạo;
  • Rụng tóc.

Tác dụng phụ nghiêm trọng:

  • Đau tim hoặc đột quỵ
  • Các cục máu đông
  • Mất thị lực do cục máu đông trong mắt
  • Giảm trí nhớ (dễ gặp ở phụ nữ từ 65 trở đi)
  • Sa sút trí tuệ ở phụ nữ 65 tuổi trở lên
  • Có thể gây huyết áp cao
  • Nguy cơ ung thư vú
  • Bị các dị ứng nghiêm trọng.

Không sử dụng thuốc chứa estrogen và progestin nếu bạn có một trong các trường hợp dưới đây:

  • Bị chảy máu âm đạo bất thường
  • Có tiền sử bị ung thư như ung thư vú; ung thư tử cung
  • Có tiền sử bị đột quỵ hoặc đau tim.
  • Có các vấn đề liên quan đến gan.
  • Đang có hoặc có tiền sử bị cục máu đông ở chân; phổi.
  • Phụ nữ đang mang thai.
  • Cơ thể có phản ứng nghiêm trọng với thuốc estrogen.

(Nguồn tham khảo: https://www.fda.gov/consumers/free-publications-women/menopause-medicines-help-you.)

Lưu ý: Dùng thuốc bổ sung estrogen và progesterone ở dạng tổng hợp như thuốc tránh thai; thuốc nội tiết tố cần có sự kê đơn và theo dõi nghiêm ngặt trong quá trình điều trị bởi bác sĩ. Chị em phụ nữ không tự mua thuốc về tự điều trị để tránh các tác dụng phụ hoặc nguy cơ không mong muốn có thể xảy ra.

Lời kết:

Estrogen và progesterone là hai hormone quan trọng đối với sức khỏe và sắc đẹp của phái nữ. Do đó, để gìn giữ nhan sắc và tuổi xuân của mình, chị em hãy cân nhắc bổ sung estrogen và progesterone cho cơ thể một cách hợp lý và an toàn.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh, bạn vui lòng để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ tổng đài miễn cước 1800 1190 để được hỗ trợ nhanh nhất.

]]>
https://estrogen.vn/bo-sung-estrogen-va-progesterone-4686/feed/ 0
Thay đổi nội tiết tố là gì? Có nguy hiểm không? https://estrogen.vn/thay-doi-noi-tiet-to-nu-la-gi-1490/ https://estrogen.vn/thay-doi-noi-tiet-to-nu-la-gi-1490/#comments Thu, 29 May 2025 02:00:30 +0000 https://estrogen.vn/?p=1490 Nội tiết tố nữ có khả năng ảnh hưởng đến phái đẹp xuyên suốt nhiều giai đoạn của cuộc đời. Nó không chỉ tác động đến chu kỳ kinh nguyệt, khả năng sinh sản mà còn kiểm soát tâm trạng, cân nặng, vẻ đẹp và cả ham muốn tình dục của chị em. Vậy thay đổi nội tiết nố nữ là gì? Có nguy hiểm không?

Thay đổi nội tiết tố là gì? Có nguy hiểm không? 1

Thay đổi nội tiết tố là gì?

Nội tiết tố giống như những “sứ giả” trong cơ thể, điều khiển hầu hết các chức năng quan trọng, từ các nhu cầu cơ bản như ăn uống, đến các hoạt động phức tạp hơn như sinh sản, ham muốn tình dục và cảm xúc.

Ở phụ nữ, các hormone chính bao gồm:

  • Estrogen: Được mệnh danh là hormone sắc đẹp, giúp duy trì sức khỏe da, tóc và sinh lý nữ.
  • Progesterone: Quan trọng trong việc điều hòa kinh nguyệt và hỗ trợ thai kỳ.
  • Testosterone: Mặc dù có mức thấp hơn nam giới, nhưng testosterone đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe và ham muốn.

Ngoài ra còn có FSH, LH, và GnRH, mỗi loại hormone có tác dụng riêng, nhưng cùng phối hợp để duy trì sự cân bằng nội tiết trong cơ thể.

Thay đổi nội tiết tố là gì? 1
Các hormone trong cơ thể được giữ ở mức độ phù hợp và tác động qua lại lẫn nhau, chỉ cần một trong các hormone thay đổi sẽ làm mất trạng thái cân bằng hormone của cơ thể (Ảnh minh họa)

Thay đổi nội tiết tố nữ là tình trạng một hoặc nhiều hormone trong cơ thể bị mất cân bằng, có thể tăng hoặc giảm so với mức bình thường. Điều này khiến hệ thống nội tiết không còn hoạt động ổn định, kéo theo nhiều rối loạn trong cơ thể.

Sự mất cân bằng này có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như thay đổi tâm trạng, rối loạn kinh nguyệt, khô hạn, da kém sắc và tóc rụng. Thậm chí, nếu không được điều chỉnh, sự thay đổi nội tiết tố còn có thể dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của phụ nữ.

Các giai đoạn thay đổi nội tiết tố nữ

Nội tiết tố nữ, đặc biệt là estrogen và progesterone sẽ không cố định mà thay đổi liên tục theo từng giai đoạn trong đời người phụ nữ. Dưới đây là những giai đoạn điển hình nhất của sự thay đổi nội tiết tố nữ.

1. Thay đổi nội tiết trong chu kỳ kinh nguyệt

1. Thay đổi nội tiết trong chu kỳ kinh nguyệt 1

Chu kỳ kinh nguyệt là một chuỗi thay đổi nội tiết tố diễn ra theo chu kỳ hàng tháng, ảnh hưởng rõ rệt đến cảm xúc, làn da và sức khỏe tổng thể của phụ nữ. Quá trình này được chia thành ba giai đoạn chính, mỗi giai đoạn có những đặc điểm nội tiết và biểu hiện sinh lý khác nhau:

1. 1. Giai đoạn nang trứng (Ngày 1 – 13)

Đây là giai đoạn khởi đầu của chu kỳ, đánh dấu sự tái tạo nội mạc tử cung và chuẩn bị cho sự rụng trứng.

  • Thay đổi hormone: Estrogen tăng cao, trong khi progesterone ở mức thấp.
  • Biểu hiện: Cơ thể cảm thấy nhẹ nhàng, năng lượng dồi dào, tinh thần tích cực. Da dẻ hồng hào, rạng rỡ. Đây cũng là thời điểm phụ nữ đạt hiệu suất tốt trong các hoạt động thể chất.

1.2. Giai đoạn rụng trứng (Khoảng ngày 14)

Giai đoạn này tuy ngắn nhưng lại rất quan trọng trong chu kỳ. Đây là thời điểm trứng trưởng thành được giải phóng khỏi buồng trứng, sẵn sàng cho quá trình thụ tinh.

  • Thay đổi hormone: Hormone LH (Luteinizing Hormone) tăng đột biến, kích thích trứng chín và rụng.
  • Biểu hiện: Cơ thể có thể tiết nhiều dịch nhầy cổ tử cung, tăng cảm giác hấp dẫn và ham muốn – đây là thời điểm khả năng thụ thai cao nhất.

1.3. Giai đoạn hoàng thể (Ngày 15 – 28)

Nếu trứng không được thụ tinh, nội mạc tử cung sẽ bong ra, tạo thành chu kỳ kinh nguyệt mới.

  • thay đổi hormone: Progesterone tăng cao để hỗ trợ nội mạc tử cung, estrogen vẫn hiện diện nhưng ở mức thấp hơn.
  • Biểu hiện: Nếu không có sự thụ thai, hormone bắt đầu giảm nhanh, dẫn đến các triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS) như đau bụng, cáu gắt, mệt mỏi, nổi mụn…
1. Thay đổi nội tiết trong chu kỳ kinh nguyệt 2
Biểu đồ sự thay đổi nội tiết tố nữ trong chu kì kinh nguyệt

2. Thay đổi nội tiết tố nữ khi mang thai

2. Thay đổi nội tiết tố nữ khi mang thai 1

Sau khi trứng được thụ tinh và làm tổ thành công trong tử cung, cơ thể người phụ nữ bước vào một hành trình mới – thai kỳ. Trong suốt thời gian này, hệ nội tiết trải qua những biến đổi mạnh mẽ để nuôi dưỡng thai nhi và chuẩn bị cho quá trình sinh nở.

Thay đổi hormone:

Khi mang thai, estrogen và progesterone trong cơ thể chị em có xu hướng tăng mạnh:

  • Estrogen tăng liên tục trong suốt thai kỳ, đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng bào thai, tăng sinh mạch máu và kích thích sự phát triển của tuyến sữa, chuẩn bị cho việc nuôi con sau sinh.
  • Progesterone giúp ổn định niêm mạc tử cung, ngăn ngừa co thắt tử cung sớm và hỗ trợ nhau thai phát triển vững chắc, bảo vệ thai nhi trong giai đoạn đầu.

Ngoài hai hormone chính, một loạt các nội tiết tố khác cũng được điều chỉnh để phù hợp với sự phát triển của thai kỳ:

  • hCG (human chorionic gonadotropin): Giúp duy trì thai kỳ và kích thích cơ thể mẹ thích nghi với sự có mặt của phôi thai.
  • Prolactin: Chuẩn bị tuyến vú cho quá trình tiết sữa sau sinh.
  • Oxytocin, relaxin, hPL, prostaglandin…: Hỗ trợ làm mềm các khớp, giãn nở tử cung, chuẩn bị cho giai đoạn chuyển dạ và sinh nở thuận lợi.

Biểu hiện thường gặp:

  • Ốm nghén, buồn nôn
  • Thay đổi cảm xúc, dễ cáu gắt hoặc nhạy cảm
  • Mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa
  • Da dễ nổi mụn, tăng sắc tố (nám, sạm)

Những biểu hiện này là phản ứng bình thường của cơ thể trước sự thay đổi nội tiết tố, tuy không nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và chất lượng cuộc sống của mẹ bầu trong những tháng đầu thai kỳ.

2. Thay đổi nội tiết tố nữ khi mang thai 2
Biểu đồ sự thay đổi nội tiết tố nữ khi mang thai

 

Biểu đồ sự thay đổi nội tiết tố nữ khi mang thai

Đọc thêm: Cách bổ sung estrogen sau sinh

3. Thay đổi nội tiết tố khi bước vào thời kì mãn kinh

3. Thay đổi nội tiết tố khi bước vào thời kì mãn kinh 1

Mãn kinh là một cột mốc tự nhiên trong cuộc đời người phụ nữ, đánh dấu sự kết thúc của khả năng sinh sản. Khi buồng trứng ngừng hoạt động và kinh nguyệt không còn xuất hiện, hệ nội tiết cũng có những thay đổi sâu sắc, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thể chất và tinh thần.

3.1. Giai đoạn tiền mãn kinh (khoảng 45 – 55 tuổi)

Đây là giai đoạn chuyển tiếp kéo dài vài năm trước khi mãn kinh thực sự bắt đầu.

  • Thay đổi hormone: Lượng estrogen và progesterone bắt đầu suy giảm không ổn định, trong khi FSH và LH lại tăng cao do cơ chế phản hồi nội tiết.
  • Biểu hiện thường gặp: Rối loạn kinh nguyệt (chu kỳ không đều, rong kinh…), bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, mất ngủ, dễ cáu gắt, giảm ham muốn, khô âm đạo, loãng xương nhẹ và thay đổi tâm trạng thất thường.

3.2. Giai đoạn mãn kinh thực sự

Đây là thời điểm được xác định khi người phụ nữ không có kinh nguyệt liên tục trong 12 tháng.

  • Nội tiết tố: Estrogen giảm xuống mức rất thấp, buồng trứng không còn đáp ứng với các kích thích nội tiết từ tuyến yên.
  • Biểu hiện sức khỏe: Gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch, loãng xương, suy giảm trí nhớ, da khô và mỏng hơn, tóc dễ gãy rụng, dễ tăng cân và giảm khối lượng cơ bắp.

3.3. Giai đoạn hậu mãn kinh

Sau khi mãn kinh ổn định, người phụ nữ bước vào thời kỳ hậu mãn kinh – giai đoạn kéo dài đến hết đời.

  • Đặc điểm nội tiết: Buồng trứng ngừng hoàn toàn chức năng nội tiết, cơ thể gần như không còn estrogen nội sinh.
  • Tác động lâu dài: Mất đi các tác dụng bảo vệ của estrogen đối với tim mạch, xương khớp, thần kinh và làn da.

Đây là thời điểm nữ giới cần đặc biệt chú trọng chăm sóc sức khỏe toàn diện – từ chế độ ăn uống, vận động cho đến việc xem xét bổ sung nội tiết tố (HRT) nếu cần, dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

3.3. Giai đoạn hậu mãn kinh 1
Biểu đồ sự thay đổi nội tiết tố nữ ở thời kì mãn kinh

4. Thay đổi nội tiết do các điều kiện y tế

4. Thay đổi nội tiết do các điều kiện y tế 1

Ngoài những thay đổi tự nhiên, mức độ các hormone trong cơ thể chúng ta cũng có thể thay đổi do gặp một số điều kiện y tế nhất định. Chẳng hạn như:

Cắt buồng trứng. Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến một người phụ nữ phải cắt buồng trứng, và sau khi cắt bỏ, lượng estrogen cũng suy giảm theo. Sau đó, phụ nữ có nguy cơ đối diện với các triệu chứng giống với tuổi tiền mãn kinh.

Sử dụng thuốc. Một số loại thuốc có thể làm ảnh hưởng tới cơ chế sản sinh estrogen và progesteron. Vì thế nếu bạn bị bệnh và cần sử dụng các loại thuốc này, nội tiết tố của bạn có thể thay đổi trong thời gian dùng thuốc.

Bệnh lý tuyến giáp. Với những phụ nữ có vấn đề về tuyến giáp, như viêm tuyến giáp tự miễn, cơ thể sẽ sinh ra các kháng thể hủy hoại tuyến giáp. Điều này làm suy giảm buồng trứng sớm, khiến sự thay đổi nội tiết tố diễn ra, estrogen suy giảm mạnh.

Ngoài ra, áp lực tinh thần quá lớn, stress, căng thẳng trpng thời gian dài có thể làm rối loạn chức năng thần kinh thực vật, ảnh hưởng tới sự điều tiết hormone trong cơ thể, gây tình trạng rối loạn nội tiết. 

Thay đổi nội tiết tố nữ có nguy hiểm không?

Việc thay đổi nội tiết là một phần tất yếu trong từng giai đoạn sinh lý và trong nhiều trường hợp cơ thể có thể tự điều chỉnh nên thường không nguy hiểm. Điều quan trọng là bạn cần hiểu rõ cơ thể mình đang ở giai đoạn nào để có cách chăm sóc phù hợp.

Tuy nhiên, thay đổi nội tiết sẽ trở thành mối nguy khi mất cân bằng quá mức hoặc kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng sống. Cụ thể:

1. Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Một trong những hậu quả rõ rệt nhất của rối loạn nội tiết là suy giảm chức năng sinh sản. Khi nội tiết bị mất cân bằng, chu kỳ kinh nguyệt có thể trở nên thất thường hoặc mất hẳn, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình rụng trứng và thụ thai.

Ngoài ra, chị em cũng có nguy cơ cao gặp phải các vấn đề như suy buồng trứng sớm, vô sinh thứ phát, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).

2. Gây rối loạn cảm xúc và tâm lý

2. Gây rối loạn cảm xúc và tâm lý 1

Estrogen và progesterone không chỉ tác động đến cơ thể mà còn đóng vai trò then chốt trong việc ổn định tâm trạng và cảm xúc. Khi hormone này rối loạn, bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng “thất thường không lý do”:

  • Mất ngủ, dễ cáu gắt, lo âu kéo dài
  • Cảm giác chán nản, trầm cảm, thiếu năng lượng sống
  • Giảm khả năng tập trung, suy giảm trí nhớ ngắn hạn

Đặc biệt, nếu các rối loạn này kéo dài, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng sống mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các rối loạn tâm thần ở phụ nữ tiền mãn kinh, sau sinh hoặc đang stress kéo dài.

3. Tăng nguy cơ mắc bệnh mạn tính

Nội tiết tố, đặc biệt là estrogen, có tác dụng bảo vệ tim mạch, xương và điều hòa chuyển hóa. Khi mất cân bằng kéo dài, cơ thể sẽ dễ đối mặt với các bệnh lý mãn tính như:

  • Loãng xương: Estrogen giảm khiến xương mất canxi nhanh chóng
  • Tim mạch: Tăng nguy cơ huyết áp cao, đột quỵ, xơ vữa động mạch
  • Tiểu đường: Do rối loạn insulin và chuyển hóa glucose
  • Hội chứng chuyển hóa: Tăng cholesterol, tăng cân, mỡ máu cao…

Thay đổi nội tiết tố khi nào cần đi khám?

Để tránh những tác động tiêu cực do rối loạn nội tiết gây ra, chị em cần thường xuyên theo dõi sức khỏe, đi khám ngay khi có các biểu hiện như:

  • Kinh nguyệt thất thường trong nhiều tháng
  • Tâm trạng thay đổi bất thường, mất ngủ kéo dài
  • Giảm ham muốn tình dục rõ rệt
  • Da và tóc xấu đi dù đã chăm sóc kỹ
  • Tăng hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân.

Làm gì để hạn chế ảnh hưởng do thay đổi nội tiết gây ra?

Thay đổi nội tiết là điều không tránh khỏi trong những giai đoạn nhất định của cuộc đời. Tuy nhiên, chị em hoàn toàn có thể chủ động kiểm soát những tác động này bằng cách chăm sóc cơ thể và tinh thần đúng cách. Dưới đây là một số biện pháp thiết thực:

Bổ sung dinh dưỡng lành lành mạnh

Bổ sung dinh dưỡng lành lành mạnh 1

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn là nền tảng để duy trì sự ổn định của nội tiết tố theo thời gian.

  • Tăng cường rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên cám, thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp giảm viêm và hỗ trợ quá trình sản xuất hormone tự nhiên.
  • Ưu tiên thực phẩm giúp bổ sung estrogen như đậu nành, hạt lanh, mầm lúa mạch… có tác dụng bổ sung estrogen an toàn.
  • Hạn chế chất béo chuyển hóa, đường tinh luyện, thức ăn chế biến sẵn vì có thể phá vỡ sự cân bằng hormone.

Tập luyện đều đặn

Vận động không chỉ giúp đốt cháy mỡ thừa mà còn kích thích sản sinh endorphin – hormone giúp cải thiện tâm trạng và giảm stress.

Chị em nên chọn các bộ môn như đi bộ nhanh, yoga, bơi lội hoặc pilates tùy thể trạng. Đồng thời duy trì thói quen luyện tập ít nhất 30 phút mỗi ngày để giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết và giảm triệu chứng khó chịu trong chu kỳ hoặc giai đoạn tiền mãn kinh.

Kiểm soát căng thẳng, cải thiện giấc ngủ

Kiểm soát căng thẳng, cải thiện giấc ngủ 1

Áp lực công việc, gia đình và thiếu ngủ có thể làm tăng hormone cortisol, gây rối loạn quá trình sản xuất estrogen và progesterone. Đồng thười làm ảnh hưởng đến tuyến yên – nơi kiểm soát hoạt động của tuyến sinh dục.

Để có một cơ thể khỏe mạnh hơn và hỗ trợ duy trì sự ổn định của hệ thống nội tiết, chị em đừng quên:

  • Ngủ đủ giấc 7 – 8 tiếng/ngày, hạn chế thức khuya sau 23 giờ đêm.
  • Tránh sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ để giúp não bộ dễ dàng thư giãn hơn.
  • Dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi, có thể kết hợp thêm các kỹ thuật như thiền yoga, hoặc hít thở sâu để giảm căng thẳng hàng ngày.
  • Hạn chế caffein, rượu bia và các chất kích thích gây mất ngủ.

Kết hợp bổ sung dưỡng chất hỗ trợ cân bằng nội tiết từ thảo dược

Đối với nhiều phụ nữ, đặc biệt sau tuổi 30 hoặc sau sinh, dù ăn uống, tập luyện tốt vẫn có thể gặp tình trạng suy giảm nội tiết tố do tuổi tác hoặc rối loạn nội sinh. Lúc này, việc chủ động bổ sung dưỡng chất từ thảo dược thiên nhiên là giải pháp hỗ trợ hiệu quả.

Viên uống Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh là sự lựa chọn hàng đầu được chị em tin dùng với khả năng hỗ cân bằng nội tiết một cách tự nhiên, an toàn.

Sản phẩm có thành phần chủ yếu từ thiên nhiên, đặc biệt là hoạt chất Deoxymiroestrol từ Sâm tố nữ, có hoạt tính estrogen cao gấp 10.000 lần các estrogen từ đậu nành, mang lại nhiều lợi ích:

  • Hỗ trợ bổ sung và cân bằng nội tiết tố nữ tự nhiên
  • Hỗ trợ giảm khô hạn, cáu gắt, bốc hỏa, mất ngủ
  • Hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa, cải thiện làn da, tóc và vóc dáng
  • Hỗ trợ tăng cường sinh lý nữ, duy trì sức sống và sự tự tin.

Kết hợp bổ sung dưỡng chất hỗ trợ cân bằng nội tiết từ thảo dược 1

Kết luận:

Thay đổi nội tiết tố là quá trình tự nhiên nhưng có thể ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, cuộc sống của phụ nữ. Chị em cần thường xuyên lắng nghe cơ thể, kết hợp duy trì lối sống và dinh dưỡng lành mạnh để giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực. Ngoài ra, hãy tham khảo sử dụng thêm viên uống Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh để  hỗ trợ duy trì sự cân bằng, ổn định nội tiết và nâng cao chất lượng cuộc sống.

]]>
https://estrogen.vn/thay-doi-noi-tiet-to-nu-la-gi-1490/feed/ 11
Thiếu hụt estrogen gây mất ngủ – Nên làm gì? https://estrogen.vn/thieu-ngu-do-giam-estrogen-3919/ https://estrogen.vn/thieu-ngu-do-giam-estrogen-3919/#respond Wed, 19 Mar 2025 02:00:37 +0000 https://estrogen.vn/?p=3919 Mất ngủ kéo dài có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang bị thiếu hụt estrogen, đặc biệt ở phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh hoặc sau mãn kinh. Sự suy giảm hormone này không chỉ khiến giấc ngủ chập chờn mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể. Vậy làm thế nào để cải thiện tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây!

Thiếu hụt estrogen gây mất ngủ - Nên làm gì? 1

Tại sao thiếu hụt estrogen gây mất ngủ?

Estrogen là hormone sinh dục chính ở phụ nữ, được ví như dòng “nhựa sống” thiết yếu trong cơ thể giúp duy trì sức khỏe và tuổi xuân.

Sự thiếu hụt estrogen khiến nhiều phụ nữ gặp khó khăn trong giấc ngủ, từ việc khó ngủ, ngủ không sâu giấc, đến tình trạng mất ngủ kéo dài. Ảnh hưởng của estrogen đối với cấu trúc giấc ngủ ở phụ nữ rất phức tạp, bởi hormone này có nhiều tác dụng khác nhau, có thể ảnh hưởng trực tiếp lẫn gián tiếp đến cấu trúc giấc ngủ. Dưới đây là những nguyên nhân gây mất ngủ do suy giảm estrogen:

  • Ảnh hưởng đến điều hòa thân nhiệt: Estrogen giúp cơ thể kiểm soát nhiệt độ. Khi estrogen giảm, hệ thống điều hòa nhiệt hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến các triệu chứng như bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, khiến bạn dễ tỉnh giấc giữa đêm và khó ngủ lại.
  • Rối loạn nồng độ serotonin: Serotonin là chất dẫn truyền thần kinh quan trọng trong việc tạo cảm giác thư giãn và kích thích sản sinh melatonin – hormone giúp điều hòa giấc ngủ. Sự suy giảm estrogen làm giảm nồng độ serotonin, khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không sâu.
  • Thay đổi tâm trạng và cảm xúc: Thiếu hụt estrogen có thể làm gia tăng cảm giác lo âu, căng thẳng và thậm chí là trầm cảm nhẹ, tất cả đều làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ.
  • Tăng nguy cơ rối loạn giấc ngủ: Suy giảm estrogen có thể khiến cơ thể dễ bị rối loạn giấc ngủ như: Ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân không yên, thức giấc nhiều lần trong đêm
  • Suy giảm chức năng tuần hoàn máu: Estrogen đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ lưu thông máu. Khi thiếu hụt, quá trình vận chuyển oxy lên não kém hiệu quả, dễ gây đau đầu, chóng mặt và khó đi vào giấc ngủ.

Chính vì thế, khi bạn bị suy giảm và thiếu hụt estrogen, giấc ngủ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong đó, giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh là giai đoạn dễ bị mất ngủ nhất do sự suy giảm estrogen.

Tại sao thiếu hụt estrogen gây mất ngủ? 1
Khi bạn suy giảm và thiếu hụt estrogen, giấc ngủ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng (Ảnh minh họa)

Tóm lại, thiếu hụt estrogen ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều cơ chế quan trọng của cơ thể, làm giấc ngủ bị xáo trộn. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và tìm giải pháp cải thiện kịp thời là chìa khóa để nâng cao chất lượng giấc ngủ cũng như sức khỏe tổng thể.

Chính vì vậy, đừng bỏ lỡ phần tiếp theo đây, chúng ta sẽ đi tìm hiểu các biện pháp hạn chế tình trạng mất ngủ do thiếu hụt estrogen.

Thiếu hụt estrogen gây mất ngủ làm gì để cải thiện?

Chăm sóc giấc ngủ tốt chính là chăm sóc bản thân một cách toàn diện. Để có được giấc ngủ chất lượng, chị em nên xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và duy trì việc tập thể dục thường xuyên cùng một số thói quen dưới đây:

Ăn uống lành mạnh

Ăn uống lành mạnh và đủ chất cho phép cơ thể hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, giúp cho não có môi trường tốt để sản sinh ra các chất dẫn truyền thần kinh giúp duy trì giấc ngủ ngon. Các chất dinh dưỡng chúng ta nhận được từ thực phẩm cũng đóng vai trò là nền tảng cho các khoáng chất và protein cần thiết khác, giúp tạo ra các axit amin liên quan đến giấc ngủ.

Các chuyên gia cho rằng, để có giấc ngủ ngon nhất vào ban đêm, hãy cố gắng ăn một chế độ ăn uống cân bằng với trái cây tươi, rau, ngũ cốc nguyên hạt protein ít chất béo, giàu vitamin B như: cá, thịt gia cầm, thịt, trứng và sữa. Bởi vitamin B có thể giúp điều chỉnh melatonin, một loại hormone điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ của bạn.

Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu phytoestrogen (estrogen thảo mộc), các phytoestrogen này khi vào cơ thể có thể hoạt động như một loại estrogen yếu. Một số thực phẩm gợi ý là: đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành, lựu, bưởi, tỏi, các loại hạt,…

☛ Xem thêm: 19 thực phẩm giàu estrogen dễ tìm

Ăn uống lành mạnh 1
Ăn uống lành mạnh giúp cho não có môi trường tốt để sản sinh ra các chất dẫn truyền thần kinh giúp duy trì giấc ngủ ngon (Ảnh minh họa)

Hạn chế sử dụng caffeine

Caffeine là một chất được tìm thấy trong cà phê, trà và sô-cô-la và nhiều sản phẩm đồ ăn, đồ uống khác. Đây là một chất kích thích có khả năng giúp bạn tỉnh táo và tập trung hơn vào công việc.

Tuy nhiên, nếu bạn đang phải vật lộn với chứng mất ngủ hoặc bị bốc hỏa đổ mồ hôi về đêm khiến bản thân liên tục thức giấc thì bạn nên tránh hoàn toàn việc sử dụng caffeine.

Nếu không thể ngưng sử dụng hoàn toàn, bạn nên tiêu thụ chúng và buổi sáng sớm và không dùng vào sau 14 giờ. Caffeine có thể mất tới 8 tiếng để được tiêu thụ và đào thải hoàn toàn ra khỏi cơ thể.

Tập thể dục

Theo một nghiên cứu từ Đại học Northwestern, tập thể dục thường xuyên có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ, tâm trạng và năng lượng của một người. Nghiên cứu bao gồm 23 người ít vận động; hầu hết là phụ nữ từ 55 tuổi trở lên bị mất ngủ. Một nửa nhóm bắt đầu tập thể dục nhịp điệu vừa phải 4 lần/tuần. Vào cuối nghiên cứu, những người tập thể dục đã báo cáo những cải thiện đáng kể về giấc ngủ.

Tập thể dục 1
Tập thể dục nhịp điệu thường xuyên có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ, tâm trạng và năng lượng của một người (Ảnh minh họa)

Vì thế, bạn cũng nên lựa chọn cho mình một bộ môn yêu thích và luyện tập đều đặn mỗi tuần. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, không được tập thể dục 2-3 giờ trước khi đi ngủ, vì nó có thể làm tăng thân nhiệt và tâm trạng của bạn, khiến bạn khó ngủ hơn.

Giữ mát cho cơ thể

Để làm dịu các biểu hiện của bốc hoả tiền mãn kinh, mãn kinh thì bạn nên mặc quần áo ngủ bằng cotton thoáng khí, chọn ga trải giường thấm hút mồ hôi tốt, không làm bằng các chất liệu tổng hợp. Duy trì nhiệt độ phòng ở mức ổn định và phù hợp. Dọn bớt các đồ đạc không cần thiết để phòng không bị bí bách, ngột ngạt.

Nếu bạn bị thức giấc giữa đêm, thay vì lo lắng nằm yên trên giường xem đồng hồ và tìm cách ngủ lại. Bạn có thể đứng dậy làm vài điều thư giãn khoảng 20 phút, sau đó quay lại giường, bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ và dễ ngủ trở lại hơn. Lo lắng về việc không ngủ được có thể khiến bạn càng trở nên mất ngủ hơn.

Thực hành thư giãn

Nếu lo lắng về việc khó ngủ, mất ngủ, bạn cũng có thể thử một vài phương pháp thư giãn, như thiền, yoga hoặc hít thở sâu để giảm căng thẳng. Hãy cố gắng biến chúng thành thói quen của bạn và thực hiện mỗi ngày giống như đánh răng.

Ngoài ra, âm thanh nhẹ nhàng hoặc âm thanh đọc sách cũng có thể ru bạn vào giấc ngủ. Bạn có thể lựa chọn cho mình phương pháp phù hợp với bản thân.

Thực hành thư giãn 1
Âm thanh nhẹ nhàng hoặc âm thanh đọc sách cũng có thể ru bạn vào giấc ngủ (Ảnh minh họa)

Duy trì lịch ngủ cố định

Vào cuối tuần, bạn thường có xu hướng thức khuya hơn các ngày trong tuần và mang tâm lý nghỉ ngơi, chiều chuộng bản thân. Nhưng nếu bạn bị mất ngủ, đừng nên làm vậy, việc tuân thủ một lịch đi ngủ cố định sẽ có lợi hơn với bạn. Tức là, bạn nên đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, điều này giúp đồng hồ sinh học của cơ thể ghi nhớ và trở thành thói quen.

Nếu bạn là người thích ngủ trưa, chỉ nên ngủ 20-30 phút mỗi trưa và cần thức trước 3 giờ chiều để không ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm.

Ngoài ra, hãy cố gắng ra ngoài phơi nắng khoảng 30 phút mỗi ngày, việc tiếp xúc với ánh sáng ban ngày sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn. Lưu ý, bạn nên chọn thời điểm sáng sớm hoặc chiều tối, lúc mặt trời ít gay gắt.

Lưu ý khi cải thiện giấc ngủ do thiếu hụt estrogen

Để đạt hiệu quả tốt nhất trong việc cải thiện giấc ngủ khi bị thiếu hụt estrogen, bạn cần lưu ý những điều sau:

1. Kiên trì áp dụng các phương pháp cải thiện

Việc cân bằng nội tiết tố, đặc biệt là estrogen, đòi hỏi thời gian và sự kiên nhẫn. Các phương pháp như thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện hoặc bổ sung thực phẩm chức năng cần được duy trì đều đặn trong nhiều tuần hoặc thậm chí vài tháng để thấy hiệu quả rõ rệt. Việc nóng vội hoặc bỏ cuộc giữa chừng có thể khiến tình trạng mất ngủ kéo dài hơn.

2. Tránh tự ý sử dụng thuốc nội tiết mà không có chỉ định từ bác sĩ

Liệu pháp hormone thay thế (HRT) là phương pháp hiệu quả giúp cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc nội tiết mà không có sự tư vấn từ bác sĩ có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ như tăng nguy cơ ung thư vú, bệnh tim mạch hoặc rối loạn đông máu. Vì vậy, nếu có ý định sử dụng thuốc nội tiết, bạn nên thăm khám và tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

3. Kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt và thăm khám định kỳ để đạt hiệu quả tốt nhất

  • Dinh dưỡng hợp lý: Tăng cường thực phẩm giàu estrogen tự nhiên như đậu nành, hạt lanh, rau xanh đậm… giúp cơ thể bổ sung nội tiết tố an toàn.
  • Thói quen sinh hoạt lành mạnh: Ngủ đủ giấc, tập thể dục nhẹ nhàng và hạn chế căng thẳng giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
  • Thăm khám định kỳ: Việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên giúp bạn theo dõi nồng độ estrogen và nhận được tư vấn kịp thời nếu có dấu hiệu bất thường.

Khi kết hợp đúng cách các phương pháp trên, bạn sẽ cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ và nâng cao sức khỏe tổng thể.

Bổ sung nội tiết tố nữ giúp cải thiện mất ngủ với Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh

TPBVSK Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh là sản phẩm duy nhất được chuyển giao công nghệ ĐỘC QUYỀN quy trình chiết xuất của Viện hóa học – Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam nhằm tối ưu hàm lượng Deoxymiroestrol trong sâm tố nữ với mức cao nhất, tinh túy nhất; từ đó giúp cải thiện và cân bằng nội tiết tố nữ estrogen trong cơ thể, mang đến một giải pháp vô cùng hoàn hảo cho giấc ngủ, sức khỏe, nhan sắc và sinh lý nữ.

Bổ sung nội tiết tố nữ giúp cải thiện mất ngủ với Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh 1

Với thành phần gồm 5 nguyên liệu có lợi cho sức khỏe và sinh lý nữ, Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh có các tác dụng:

Thành phần sâm tố nữ trong Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh có chứa 17 hoạt chất tác dụng tương tự Estrogen nội sinh; hoạt chất MiroestrolDeoxymiroestrol trong Sâm tố nữ có hoạt lực mạnh gấp 10.000 lần phytoestrogen trong mầm Đậu nành, nhờ đó bổ sung và cân bằng nội tiết tố nữ, làm tăng ham muốn, tăng tiết dịch giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng như: khô hạn, bốc hỏa, lão hóa da, khó ngủ, mất ngủ… ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh.

Hồng sâm trong Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh có tác dụng bổ nguyên ích khí, bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt; hỗ trợ tăng cường estrogen trong cơ thể thông qua việc cân bằng nội tiết tố và hỗ trợ nuôi dưỡng buồng trứng khỏe mạnh.

Ngoài ra, các thành phần khác như: nhung hươu, nữ nang, thiên môn đông trong sâm nhung tố nữ cũng hỗ trợ bồi bổ khí huyết, điều hòa hệ thần kinh, làm tăng quá trình tái tạo mô mới và tăng sinh tế bào hỗ trợ giúp chị em cải thiện giấc ngủ ngon hơn, làn da mịn màng, căng khỏe đẹp hơn.

Để tìm mua Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh chính hãng hoặc giải đáp những thắc mắc liên quan, chị em hãy liên hệ đến số Hotline: 1800.1190 (miễn phí cước gọi) để được hỗ trợ tốt nhất nhé!

]]>
https://estrogen.vn/thieu-ngu-do-giam-estrogen-3919/feed/ 0
Các loại thực phẩm làm giảm estrogen phái đẹp cần lưu ý https://estrogen.vn/thuc-pham-lam-giam-estrogen-5045/ https://estrogen.vn/thuc-pham-lam-giam-estrogen-5045/#respond Thu, 20 Feb 2025 03:23:27 +0000 https://estrogen.vn/?p=5045 Bạn có biết một số thực phẩm có thể ảnh hưởng đến nồng độ estrogen trong cơ thể? Đối với phụ nữ, việc hiểu rõ những thực phẩm làm tăng, giảm estrogen là điều quan trọng để duy trì sức khỏe nội tiết và tránh các vấn đề liên quan đến hormone. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá danh sách những thực phẩm có thể làm giảm estrogen và cách sử dụng chúng một cách khoa học!

Các loại thực phẩm làm giảm estrogen phái đẹp cần lưu ý 1

Chế độ ăn có ảnh hưởng tới nồng độ estrogen không?

Nồng độ estrogen rất dễ bị ảnh hưởng bới các yếu tố như tâm lý, sức khỏe, chế độ ăn hay các tác động từ môi trường. Trong đó, chế độ ăn là yếu tố gây ảnh hưởng tới nồng độ estrogen của cơ thể mà nhiều chị em vẫn chưa chú ý đến dẫn tới tình trạng cơ thể bị thiếu hụt estrogen do chế độ ăn chưa phù hợp.

Chị em chắc đã từng đọc nhiều bài viết về các loại thực phẩm bổ sung estrogen cho cơ thể, nhưng ít ai biết bên cạnh những thực phẩm chứa estrogen thì ngoài tự nhiên vẫn có những thực phẩm làm giảm estrogen của cơ thể.

Chế độ ăn có ảnh hưởng tới nồng độ estrogen không? 1
Nồng độ estrogen trong cơ thể có thể thay đổi do ảnh hưởng của chế độ ăn.

Các loại thực phẩm làm giảm estrogen do trong đó có chứa chất phytochemical làm ngăn chặn quá trình sản xuất estrogen của cơ thể. Do đó, khi sử dụng các loại thực phẩm này thời gian dài, cơ thể sẽ bị thiếu hụt estrogen gây ảnh hưởng tới sức khỏe, sắc đẹp và tâm sinh lý của chị em.

Các loại thực phẩm làm giảm Estrogen

Tuy ngoài tự nhiên không có nhiều loại thực phẩm làm giảm estrogen nhưng những loại thực phẩm này lại được sử dụng khá phổ biến và thường xuyên trong các bữa ăn của nhiều gia đình.

Nấm

Nấm 1
Nấm là loại thực phẩm làm giảm estrogen cần lưu ý

Theo các nghiên cứu cho thấy, một số loại nấm như: nấm đông cô, nấm mỡ, nấm mũ, nấm portobello… mà chị em thường sử dụng có thể làm giảm nồng độ Estrogen trong cơ thể do cản trở quá trình sản xuất enzyme Aromatase (đây là enzym chuyển đổi androgen của tuyến thượng thận thành estrogen).

Đặc biệt nấm là thành phần chính của các món ăn chay, do đó phụ nữ có thói quen ăn chay trường phần lớn có biểu hiện thiếu hụt estrogen.

Nho đỏ

Nho đỏ 1
Nho đỏ có lẽ là loại quả yêu thích của nhiều người.

Nho đỏ là loại quả yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, nữ giới không nên ăn quá nhiều nho đỏ thường xuyên do trong loại quá này có chứa Resveratrol ở vỏ và Proanthocyanidin ở hạt có tác dụng ngăn chặn cơ thể sản sinh estrogen.

Trà xanh

Bên cạnh những tác dụng như phòng chống ung thư, hạ cholesterol và giảm huyết áp thì trà xanh có thể gây ra một ảnh hưởng tiêu cực tới phái nữ là gây giảm nồng độ hormone Estrogen của cơ thể do trong trà xanh có chứa polyphenol là một chất ngăn chặn quá trình tổng hợp estrogen.

Trà xanh 1
Trà xanh gây ảnh hưởng tới quá trình sản xuất estrogen của cơ thể.

Một số loại hạt

Không chỉ có trong trà xanh, một số loại hạt như: hạt hạnh nhân, hạt hồ đào, hạt dẻ cũng chứa polyphenol gây giảm nồng độ estrogen mà chị em cần lưu ý.

Một số loại rau củ

Một số loại rau củ như súp nơ trắng, cải ngọt, bắp cải, củ cải cũng chứa phytochemical có tác dụng ngăn cản cơ thể sản xuất estrogen. Nên chị em nên hạn chế ăn các loại rau củ này thường xuyên nếu không muốn cơ thể giảm estrogen.

Các loại ngũ cốc nguyên cám

Các loại ngũ cốc nguyên cám 1
Một số loại ngũ cốc nguyên cám chị em vẫn sử dụng thường xuyên.

Các loại ngũ cốc thô, nguyên cám cũng chứa nhiều polyphenol tuy có nhiều tác dụng tuyệt vời như chống oxy hóa, chống ung thư, nhưng nếu phái nữ sử dụng một cách quá thường xuyên có thể gây giảm nồng độ estrogen của cơ thể.

Một số loại ngũ cốc nguyên cám như: Lúa mì, yến mạch, ngô, lúa mạch,…

Lựu

Lựu chắc hẳn là một loại trái cây được nhiều chị em yêu thích vì chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như: vitamin C, vitamin K, chất xơ, kali,…

Tuy nhiên, trong lựu cũng chứa phytochemical, đây là một hoạt chất ngăn chặn quá trình sản sinh estrogen của cơ thể.

☛ Tìm hiểu thêm: Thuốc tránh thai có gây suy giảm estrogen không?

Ảnh hưởng của các loại thực phẩm làm giảm Estrogen

Khi sử dụng các loại thực phẩm làm giảm estrogen, tác dụng làm giảm estrogen của nó có thể ảnh hưởng tích cực và tiêu cực tới cơ thể, cụ thể như sau:

Ảnh hưởng tích cực

Ảnh hưởng tích cực 1
Trong một vài trường hợp thực phẩm làm giảm estrogen có ảnh hưởng tích cực tới cơ thể.

Tác dụng làm giảm nồng độ estrogen của các loại thực phẩm này có thể đem lại tác dụng tích cực làm giảm một số triệu chứng khi cơ thể dư thừa estrogen.

Tình trạng dư thừa estrogen có thể gây rối loạn kinh nguyệt, cơ thể mệt mỏi, tăng nguy cơ xuất hiện khối u vú,…

Tuy nhiên dư thừa estrogen chỉ xảy ra trong một số trường hợp như mất cân bằng nồng độ hormone sinh dục nữ (cụ thể là nồng độ progesteron bị suy giảm) hoặc do cung cấp quá nhiều thực phẩm giàu estrogen, hay do tác dụng phụ của một số thuốc đặc biệt là thuốc tránh thai.

Ảnh hưởng tiêu cực

Ảnh hưởng tiêu cực 1
Sử dụng thực phẩm làm giảm estrogen thường xuyên trong thời gian dài có thể gây thiếu hụt estrogen.

Các thực phẩm làm giảm estrogen nếu sử dụng thường xuyên trong thời gian dài có thể gây thiếu hụt estrogen gây ra các biểu hiện như:

  • Rối loạn kinh nguyệt
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, tình cách thay đổi thất thường.
  • Mất ngủ, ngủ không sâu giấc.
  • Da khô, nổi mụn, kém đàn hồi, thiếu tươi tắn.
  • Cơ thể dễ tăng cân, mất dáng.
  • Giảm ham muốn tình dục, dễ mắc các bệnh phụ khoa.

Đặc biệt với người phụ nữ đang bị thiếu hụt estrogen trong thời kỹ mãn kinh, tiền mãn kinh, sau sinh,… sử dụng các thực phẩm làm giảm estrogen có thể làm sự thiếu hụt trầm trọng hơn.

Đối với tuổi dậy thì, thời điểm cần rất nhiều estrogen để phát triển cơ thể, các loại thực phẩm này có thể làm bạn gái có các biểu hiện như: vú chậm phát triển, kinh nguyệt rối loạn.

Khi nào nên sử dụng các loại thực phẩm làm giảm estrogen?

Estrogen là hormone quan trọng đối với sức khỏe của phụ nữ, nhưng khi dư thừa, nó có thể gây ra nhiều vấn đề như rối loạn kinh nguyệt, tăng cân, căng thẳng và thậm chí làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như u xơ tử cung hay lạc nội mạc tử cung. Việc kiểm soát nồng độ estrogen không chỉ giúp cân bằng nội tiết mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe tổng thể. Dưới đây là những trường hợp bạn nên cân nhắc bổ sung các thực phẩm giúp giảm estrogen một cách tự nhiên.

1. Khi có dấu hiệu dư thừa estrogen

Nếu bạn gặp các triệu chứng như: rối loạn kinh nguyệt, tăng cân không kiểm soát, căng thẳng dễ cáu gắt, mất ngủ mệt mỏi kéo dài, đau ngực, căng tức ngực, giảm ham muốn… có thể cơ thể đang có mức estrogen cao hơn bình thường. Khi đó, việc điều chỉnh chế độ ăn uống với các thực phẩm giúp giảm estrogen có thể giúp cải thiện tình trạng rối loạn hormone và hạn chế những biến chứng do dư thừa estrogen gây ra.

2. Khi đang mắc các bệnh lý liên quan đến estrogen cao

Một số bệnh lý có liên quan đến nồng độ estrogen cao trong cơ thể, bao gồm:

  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
  • U xơ tử cung
  • Lạc nội mạc tử cung
  • Ung thư vú và ung thư nội mạc tử cung

Nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ cao hoặc đang mắc các bệnh lý trên, bác sĩ có thể khuyến nghị điều chỉnh chế độ ăn uống để kiểm soát estrogen một cách tự nhiên.

3. Khi sử dụng thuốc nội tiết hoặc các phương pháp điều trị hormone

Nếu bạn đang sử dụng thuốc tránh thai, liệu pháp thay thế hormone hoặc thuốc hỗ trợ sinh sản, cơ thể có thể có nguy cơ dư thừa estrogen. Bên cạnh đó, sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh lý như ung thư vú hoặc bệnh tuyến giáp cũng có thể ảnh hưởng đến nồng độ estrogen.

Trong trường hợp này, việc bổ sung thực phẩm giúp làm giảm estrogen có thể giúp cân bằng nội tiết và giảm tác dụng phụ của thuốc.

4. Khi chế độ ăn uống và lối sống làm tăng estrogen

Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm giàu đường, đậu nành và sản phẩm từ đậu nành có thể làm tăng mức estrogen trong cơ thể.

Nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với hóa chất có chứa estrogen tổng hợp (như nhựa BPA, thuốc trừ sâu, mỹ phẩm chứa paraben…), cơ thể có thể hấp thụ một lượng lớn estrogen ngoại sinh.

Trong những trường hợp này, việc điều chỉnh chế độ ăn uống bằng cách bổ sung thực phẩm giúp giảm estrogen có thể giúp cơ thể thải độc và lấy lại sự cân bằng nội tiết.

5. Khi muốn duy trì cân bằng nội tiết tố lâu dài

Ngay cả khi bạn không có dấu hiệu dư thừa estrogen, việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh với các thực phẩm hỗ trợ cân bằng hormone vẫn rất quan trọng. Một chế độ ăn giàu chất xơ, rau xanh, protein sạch và chất béo lành mạnh sẽ giúp cơ thể tự điều chỉnh hormone một cách tự nhiên, giảm nguy cơ rối loạn nội tiết trong tương lai.

Không phải ai cũng cần giảm estrogen, nhưng nếu bạn có dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố, mắc các bệnh liên quan đến estrogen cao hoặc có lối sống dễ làm tăng hormone này, thì việc bổ sung thực phẩm làm giảm estrogen là một giải pháp hữu ích. Tuy nhiên, nếu có triệu chứng nghiêm trọng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng điều chỉnh phù hợp nhất.

Lời kết:

Các loại thực phẩm làm giảm estrogen thường là những loại thực phẩm chị em thường xuyên sử dụng trong bữa ăn thường ngày. Chị em hoàn toàn có thể tiếp tục sử dụng những thực phẩm này, tuy nhiên không nên dùng quá thường xuyên, cũng nên bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa estrogen cho bữa ăn của mình và sử dụng các phương pháp phòng thiếu hụt estrogen để gìn giữ tuổi xuân.

Tài liệu tham khảo:

  • https://pinklotus.com/powerup/breastcancer101/the-top-6-anti-estrogen-foods-for-breast-cancer-risk-reduction/
  • https://www.healthline.com/nutrition/foods-to-lower-estrogen
]]>
https://estrogen.vn/thuc-pham-lam-giam-estrogen-5045/feed/ 0
Thuốc tránh thai bổ sung estrogen hay làm suy giảm estrogen? https://estrogen.vn/thuoc-tranh-thai-bo-sung-estrogen-5047/ https://estrogen.vn/thuoc-tranh-thai-bo-sung-estrogen-5047/#respond Sun, 03 Nov 2024 02:47:28 +0000 https://estrogen.vn/?p=5047
Thuốc tránh thai không chỉ đóng vai trò ngừa thai mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự cân bằng hormone trong cơ thể, đặc biệt là estrogen. Vậy thuốc tránh thai có tác dụng bổ sung estrogen hay gây suy giảm estrogen và cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc tránh thai? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Thuốc tránh thai bổ sung estrogen hay làm suy giảm estrogen? 1

Thuốc tránh thai ảnh hưởng thế nào đến nội tiết tố nữ?

Thuốc tránh thai không chỉ ngăn ngừa việc mang thai ngoài ý muốn mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến hệ thống nội tiết tố nữ. Các loại thuốc tránh thai phổ biến, bao gồm thuốc tránh thai kết hợp (chứa estrogen và progestin) và thuốc tránh thai chỉ chứa progestin, hoạt động theo cách làm thay đổi nồng độ hormone tự nhiên trong cơ thể để ngăn chặn quá trình rụng trứng và điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt. Dưới đây là cách thuốc tránh thai tác động đến hormone nữ:

  • Ngăn chặn quá trình rụng trứng: Thuốc tránh thai kết hợp và thuốc chỉ chứa progestin đều có mục đích chính là ức chế sự rụng trứng. Estrogen và progestin trong thuốc điều chỉnh mức hormone trong cơ thể, khiến não bộ “hiểu nhầm” rằng trứng đã được giải phóng. Khi rụng trứng không xảy ra, nguy cơ thụ tinh cũng bị loại bỏ.
  • Tăng cường sản xuất estrogen và progesterone tự nhiên: Thuốc tránh thai kết hợp chứa cả estrogen và progestin, bổ sung lượng estrogen vào cơ thể để duy trì mức độ hormone ổn định, giúp kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt và ngăn ngừa triệu chứng thiếu hụt hormone.
  • Thay đổi niêm mạc tử cung và dịch nhầy cổ tử cung: Thuốc tránh thai ảnh hưởng đến cấu trúc niêm mạc tử cung, khiến nó trở nên mỏng hơn, làm giảm khả năng thụ tinh và ngăn phôi thai bám vào. Đồng thời, thuốc cũng làm dày lớp dịch nhầy ở cổ tử cung, tạo ra hàng rào bảo vệ chống lại tinh trùng, từ đó giảm nguy cơ thụ tinh. Những thay đổi này đều liên quan mật thiết đến sự điều chỉnh hormone nữ.
  • Tác động đến hormone liên quan đến tâm trạng: Ngoài estrogen và progesterone, thuốc tránh thai còn ảnh hưởng đến các hormone như serotonin – một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng đối với tâm trạng. Sự thay đổi hormone có thể làm tăng hoặc giảm nồng độ serotonin, dẫn đến các thay đổi tâm lý như tăng căng thẳng, lo âu hoặc thậm chí trầm cảm ở một số người dùng thuốc tránh thai.

Thuốc tránh thai ảnh hưởng thế nào đến nội tiết tố nữ? 1

Việc sử dụng thuốc tránh thai có tác động mạnh mẽ đến nội tiết tố nữ, từ việc điều chỉnh nồng độ estrogen và progesterone đến ảnh hưởng chu kỳ rụng trứng và niêm mạc tử cung. Tùy thuộc vào loại thuốc tránh thai và liều lượng, hiệu ứng trên cơ thể có thể khác nhau, nên việc tham khảo ý kiến bác sĩ là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe nội tiết tố ổn định khi sử dụng thuốc.

Dùng thuốc tránh thai có bổ sung hay gây suy giảm estrogen không?

Hiện nay, thuốc tránh thai trên thị trường có 2 loại gồm thuốc tránh thai kết hợp và thuốc tránh thai khẩn cấp. Cả 2 loại sản phẩm này đều có tác dụng bổ sung và không gây suy giảm estrogen, cụ thể:

Thuốc tránh thai kết hợp

Thuốc tránh thai kết hợp là loại thuốc chứa estrogen và progestin, đây là 2 hormone sinh dục nữ. Khi sử dụng thuốc đúng cách, thuốc sẽ giúp ức chế quá trình rụng trứng, làm cho chất nhầy cổ tử cung đặc hơn để ngăn chặn tinh trùng và ngăn cản sự làm tổ của trứng trên nội mạc tử cung. Đồng thời, estrogen có trong thuốc tránh thai giúp cải thiện những ảnh hưởng tiêu cực do thiếu hụt estrogen như giảm mụn trứng cá, cân bằng cảm xúc hay ổn định kinh nguyệt,… Nhờ những tác dụng này, thuốc tránh thai kết hợp có khả năng ngăn ngừa mang thai với tỷ lệ cao.

Tuy nhiên, dù thuốc tránh thai kết hợp được chỉ định trong điều trị một số triệu chứng có liên quan đến mất cân bằng nội tiết tố estrogen nhưng việc tự ý sử dụng thuốc tránh thai để bổ sung estrogen hoàn toàn không được khuyến khích. Bởi:

  • Thuốc tránh thai kết hợp có nhiều loại với tỷ lệ hormone estrogen và progestin khác nhau, cách dùng cũng như liều dùng hoàn toàn khác nhau. Nếu tự ý sử dụng có thể gây ra những mối nguy hại lớn cho sức khỏe.
  • Thuốc tránh thai bổ sung estrogen tiềm ẩn rất nhiều rủi ro liên quan đến sức khoẻ. Vì thế bác sĩ phải xem xét kỹ lưỡng tiền sử bệnh, tiền sử dụng thuốc.

Bên cạnh đó, việc bổ sung estrogen thường được sử dụng nhiều cho những phụ nữ ở độ tuổi trung niên, đặc biệt là trong giai đoạn tiền mãn kinh. Tuy nhiên, thuốc tránh thai kết hợp không được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ trên 35 tuổi do nguy cơ có thể xảy ra tác dụng phụ nghiêm trọng.

Đối với phụ nữ tiền mãn kinh, thường không cần liều lượng estrogen cao như trong thuốc tránh thai. Thay vào đó, việc sử dụng liệu pháp thay thế hormone HRT với liều lượng estrogen thấp hơn có thể làm giảm nguy cơ liên quan đến estrogen như hình thành huyết khối, ung thu vú. Tuy nhiên, dù an toàn hơn thuốc tránh thai nhưng hormone HRT cũng gây ra những tác dụng phụ tương tự nên bạn cũng cần lưu ý.

Xem thêm: Tác dụng của estrogen và progesterone

Thuốc tránh thai khẩn cấp

Thuốc tránh thai khẩn cấp có chứa một lượng estrogen lớn. Hàm lượng estrogen cao có thể ức chế được quá trình bài tiết estrogen của buồng trứng, làm tăng nguy cơ suy buồng trứng và làm giảm khả năng sinh sản của phụ nữ.

Vì thế, bạn không nên sử dụng quá 2 viên thuốc tránh thai trong 1 tháng và không sử dụng thuốc liên tục. Nếu sử dụng quá mức và liên tục, có thể làm tăng nguy cơ teo nội mạc tử cung, sảy thai và thậm chí gây vô sinh.

Do đó, bạn chỉ nên sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp khi thực sự cần thiết và cấp bách. Nếu ưu tiên sử dụng các phương pháp tránh thai hàng ngày như thuốc tránh thai hàng ngày, bao cao su,… để thay thế, điều này sẽ giúp bảo vệ sức khoẻ của phụ nữ.

Những lưu ý về cách sử dụng thuốc tránh thai bổ sung estrogen

Thuốc tránh thai có bổ sung estrogen cần lưu ý những thông tin sau để đem lại tác dụng tốt nhất:

Tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng

Mỗi người có tình trạng sức khỏe và nhu cầu nội tiết khác nhau, do đó, không nên tự ý sử dụng thuốc tránh thai mà không có sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa. Chỉ bác sĩ mới có thể đánh giá tình trạng sức khỏe, xem xét các yếu tố liên quan (như tiền sử bệnh, độ tuổi, và lối sống) để chỉ định loại thuốc phù hợp và liều lượng an toàn.

Chọn loại thuốc phù hợp

Không phải loại thuốc tránh thai nào cũng phù hợp với tất cả mọi người. Một số phụ nữ có nhu cầu bổ sung estrogen do thiếu hụt hormone, trong khi những người khác có thể không cần hoặc nên tránh dùng loại thuốc này do nguy cơ tác dụng phụ. Tham khảo ý kiến bác sĩ sẽ giúp bạn lựa chọn đúng loại thuốc dựa trên tình trạng sức khỏe và nhu cầu riêng, đảm bảo hiệu quả tránh thai và hỗ trợ sức khỏe nội tiết tố tối ưu.

Cách sử dụng

Tùy thuộc vào các nhà sản xuất, thuốc tránh thai dạng kết hợp Estrogen và Progestin có thành phần, liều lượng, cách sử dụng, lợi ích và rủi ro khác nhau. Thông thường, thuốc tránh thai bổ sung estrogen sẽ được dùng một lần mỗi ngày và gần như kéo dài liên tục trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.

Thuốc tránh thai bổ sung estrogen thường có 21 hoặc 28 viên một vỉ và cách dùng như sau:

  • Đối với loại vỉ 21 viên: Sử dụng 1 viên/ngày, uống liên tục trong vòng 21 ngày và ngưng trong 7 ngày. Nếu muốn uống tiếp tục thì mua thêm vỉ mới về sử dụng.
  • Đối với loại vỉ 28 viên: Uống 1 viên/ngày theo thứ tự quy định in trên vỉ thuốc. Nếu muốn uống tiếp tục thì mua thêm vỉ mới về sử dụng.

Thông thường những viên thuốc trong cùng một vỉ thuốc tránh thai thai kết hợp 28 ngày sẽ có màu sắc khác nhau để bạn phân biệt viên chứa hàm lượng estrogen và progestin với các viên thuốc giả dược có tác dụng bổ sung folate (Sắt) và không có tác dụng tránh thai.

Lưu ý quan trọng: khi dùng thuốc tránh thai bổ sung estrogen bạn phải uống thuốc đúng giờ cố định mỗi ngày. Thực hiện theo các chỉ dẫn được in trên bao bì một cách nghiêm túc để đạt hiệu quả phòng ngừa cao và an toàn với sức khỏe.

Đối tượng không nên dùng

Đối tượng không nên dùng 1
Trong một số trường hợp chị em không nên sử dụng thuốc tránh thai bổ sung estrogen.

Thuốc tránh thai kết hợp có thể dùng cho nhiều đối tượng phụ nữ, tuy nhiên thuốc vẫn có chống chỉ định với một số trường hợp sau do có thể làm tăng tác dụng phụ của thuốc gây ảnh hưởng tới sức khỏe:

  • Thừa cân béo phì.
  • Có dấu hiệu của bệnh đau tim, đột quỵ.
  • Phụ nữ tuổi trên 35 tuổi và hút thuốc lá thường xuyên.
  • Người hay gặp tình trạng đau nửa đầu.
  • Ung thư buồng trứng trong 5 năm gần nhất.
  • Bị bệnh viêm gan, bệnh mạch máu, tăng huyết áp.
  • Đang uống các loại thuốc điều trị bệnh khác.

Tác dụng phụ của thuốc

Tác dụng phụ của thuốc 1
Thời gian đầu sử dụng thuốc có thể gặp các tác dụng phụ khó chịu

Trong nhiều trường hợp, 3 tháng đầu sử dụng thuốc tránh thai bổ sung estrogen chị em thường dễ gặp các tác dụng không mong muốn do cơ thể chưa kịp thích ứng với thuốc, chủ yếu là:

  • Buồn nôn;
  • Rối loạn tiêu hóa: co thắt dạ dày, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón;
  • Viêm lợi;
  • Thay đổi vị giác, không có cảm giác ngon miệng;
  • Thay đổi cân nặng;
  • Sạm da, nổi mụn trứng cá;
  • Phát triển lông, tóc bất thường;
  • Xuất huyết hay thay đổi lượng máu kinh nguyệt;
  • Âm đạo bị kích ứng.

Các tác dụng phụ này thường không nguy hiểm và sẽ giảm dần khi cơ thể thích ứng với thuốc, bạn vẫn cần duy trì dùng thuốc thường xuyên và đúng lịch trình chỉ dẫn không nên tự ý ngưng thuốc. Điều quan trọng là theo dõi các triệu chứng này và thông báo ngay cho bác sĩ nếu có biểu hiện nghiêm trọng. Ngoài ra, khám định kỳ là cần thiết để bác sĩ có thể kiểm tra các chỉ số sức khỏe, từ đó điều chỉnh phương pháp tránh thai phù hợp nếu cần.

Làm gì khi quên uống thuốc?

Thuốc tránh thai bổ sung estrogen yêu cầu cần phải sử dụng hàng ngày và đúng giờ, vậy nên có rất nhiều chị em gặp tình trạng quên uống thuốc.

Trong trường hợp này, chị em cần phải sử dụng kết hợp một biện pháp tránh thai khác khoảng 7 – 9 ngày hoặc cho đến khi kết thúc chu kỳ kinh nguyệt, đồng thời vẫn tiếp tục uống tránh thai bổ sung estrogen như bình thường.

Tuy nhiên, mỗi loại thuốc tránh thai sẽ có những hướng dẫn cụ thể trong trường hợp quên một hoặc nhiều liều. Do đó chị em cần đọc kỹ các thông tin hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất cùng với các tư vấn của bác sĩ.

Xem thêm: Tránh thai tuổi tiền mãn kinh liệu có cần thiết?

Lời kết:

Thuốc tránh thai bổ sung estrogen là một phương pháp tránh thai kết hợp bổ sung estrogen cho cơ thể cho thấy những hiệu quả tích cực ở nhiều chị em. Tuy nhiên, bạn vẫn cần cân nhắc và tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm ra phương án tối ưu nhất đem lại an toàn và hiệu quả khi sử dụng.

]]>
https://estrogen.vn/thuoc-tranh-thai-bo-sung-estrogen-5047/feed/ 0
Uống sữa đậu nành có tăng nội tiết tố estrogen không? https://estrogen.vn/estrogen-co-o-dau-5046/ https://estrogen.vn/estrogen-co-o-dau-5046/#respond Wed, 30 Oct 2024 07:28:10 +0000 https://estrogen.vn/?p=5046 Có lẽ chị em đã nghe nhiều lời quảng cáo về estrogen có ở đậu nành cũng như tác dụng kỳ diệu với sức khỏe và cuộc sống phái đẹp, khiến nhiều chị em quan tâm, có ý định sử dụng. Vậy uống sữa đậu nành hay ăn mầm đậu nành có giúp bổ sung estrogen không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích nhé. 

Đậu nành có chứa estrogen không?

Đậu nành có chứa estrogen không? 1
Đậu nành là một nguồn thực phẩm chứa phytoestrogen được nhiều người biết đến.

Sữa đậu nành là nguồn dinh dưỡng phong phú, chứa nhiều dưỡng chất quan trọng cho sức khỏe, bao gồm:

  • Protein: Sữa đậu nành cung cấp hàm lượng protein thực vật chất lượng cao, dễ hấp thu và không chứa cholesterol, là lựa chọn thay thế lý tưởng cho các loại protein động vật. Protein trong sữa đậu nành giúp duy trì và phát triển cơ bắp, hỗ trợ hệ miễn dịch và góp phần cân bằng các chức năng cơ thể.
  • Canxi: Một số loại sữa đậu nành được bổ sung thêm canxi, giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, giảm nguy cơ loãng xương, đặc biệt hữu ích cho phụ nữ trung niên và cao tuổi. Canxi từ sữa đậu nành thường được kết hợp với các dưỡng chất khác để tối ưu hóa khả năng hấp thụ.
  • Vitamin và khoáng chất: Sữa đậu nành chứa nhiều vitamin như vitamin B12, D, và các khoáng chất như magie, sắt, và kali. Các thành phần này không chỉ giúp duy trì sức khỏe tim mạch mà còn tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ hoạt động của các cơ quan và hệ thống trong cơ thể.

Thêm nữa, theo Nghiên cứu tại Viện Đại học Oregon State Hoa Kỳ trong thành phần của đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành có chứa một hoạt chất gọi là Isoflavone được cho là phytoestrogen – một loại estrogen thực vật có chức năng tương tự như estrogen nhưng tác dụng yếu hơn. Ngoài ra, các kết quả thử nghiệm trong nghiên cứu này cũng khẳng định ăn nhiều các thực phẩm từ đậu nành hoặc sữa đậu nành từ sớm sẽ có tác dụng làm giảm nguy cơ ung thư, phòng chống loãng xương và các vấn đề thường gặp liên quan đến độ tuổi mãn kinh như bốc hỏa, bệnh tim mạch, rối loạn giấc ngủ…

Như vậy, thành phần dinh dưỡng trong sữa đậu nành không chỉ đáp ứng nhu cầu dưỡng chất cơ bản mà còn mang lại nhiều lợi ích đặc biệt đối với sức khỏe nữ giới, giúp hỗ trợ cân bằng hormone và bảo vệ cơ thể khỏi nhiều nguy cơ bệnh tật.

Uống sữa đậu nành có tăng estrogen không?

Trong đậu nành có chứa phytoestrogen, vậy uống sữa đậu nành có tăng nội tiết tố nữ estrogen không?

Uống sữa đậu nành có tăng estrogen không? 1
Uống sữa đậu nành thường xuyên giúp tăng nồng độ estrogen trong cơ thể.

Nếu thường xuyên uống sữa đậu nành hay sử dụng các sản phẩm từ đậu nành có làm tăng estrogen của cơ thể. Do đậu nành sau khi được chế biến thành sữa thì giữ lại phần lớn là protein, đây cũng là phần chứa Isoflavone dồi dào nhất của đậu nành. Vậy nên khi chị em uống sữa đậu nành cơ thể sẽ hấp thu Isoflavone tạo ra nhiều tác dụng tương tự estrogen nội sinh trong cơ thể, hỗ trợ cải thiện tình trạng thiếu hụt estrogen.

Trong một cuộc khảo sát 47 nghiên cứu (11 nghiên cứu trước, 35 nghiên cứu và 1 nghiên cứu về phụ nữ tiền mãn kinh), chất bổ sung isoflavone trong đậu nành làm tăng nồng độ estrogen ở phụ nữ sau mãn kinh lên 14%. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn cho thấy nếu bạn uống hai cốc sữa đậu nành hoặc ăn một bát đậu phụ sẽ tạo ra nồng độ isoflavone trong máu có thể cao gấp 500 đến 1.000 lần so với mức estrogen bình thường ở phụ nữ. 

Chính vì thế, để uống sữa đậu nành bổ sung estrogen, bạn cần có thói quen sử dụng hàng ngày và trong một thời gian dài mới thấy được sự thay đổi.

Trước khi quyết định bổ sung estrogen từ đậu nành, chị em cần tìm hiểu rõ những tác động của estrogen có ở đậu nành đến cơ thể mình để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Tác dụng của estrogen có trong sữa đậu nành

Dưới đây là những tác dụng của estrogen thực vật – Isoflavone có ở đậu nành và những lưu ý của từng tác dụng mà có thể bạn chưa biết.

Khả năng làm giảm nguy cơ ung thư vú

Khả năng làm giảm nguy cơ ung thư vú 1
Estrogen có ở đậu có thực sự có tác dụng chống ung thư vú không?

Một trong những tác dụng của estrogen có ở đậu nành mà chắc chắn chị em đã được nghe đến nhiều là khả năng làm giảm nhẹ nguy cơ ung thư vú của Isoflavone.

Một số nghiên cứu thấy rằng, phụ nữ châu Á, đặc biệt là Nhật Bản họ có chế độ ăn nhiều đậu nành nên dường như tỷ lệ mắc ung thư vú ở những người phụ nữ này thấp hơn so với nhóm phụ nữ không có thói quen ăn đậu nành.

Bên cạnh đó, tác dụng giảm nguy cơ ung thư vú của estrogen có ở đậu nành cũng thay đổi theo độ tuổi và tình trạng mãn kinh của phụ nữ. Nó dường như phát huy công dụng nhiều nhất khi sử dụng trong độ tuổi dậy thì, đây là thời điểm mô vú còn chịu nhiều tác động từ chế độ ăn, các yếu tố môi trường.

Không chỉ thế, có một số nghiên cứu còn cho thấy dường như sử dụng quá nhiều Isoflavone từ đậu nành ở tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh còn làm tăng nguy cơ hình thành các khối u biểu mô tuyến vú.

Khả năng làm giảm các triệu chứng thiếu hụt estrogen

Khả năng làm giảm các triệu chứng thiếu hụt estrogen 1
Thiếu hụt estrogen luôn là nỗi lo của phái đẹp.

Do trong đậu nành chứa khá nhiều phytoestrogen vậy nên các nghiên cứu về khả năng cải thiện tình trạng thiếu hụt estrogen của Isoflavone có ở đậu nành được thực hiện khá nhiều.

Theo tạp chí nghiên cứu Khoa học và Kỹ thuật Y sinh, việc sử dụng các sản phẩm từ đậu nành hoặc uống uống chiết xuất isoflavone từ mầm đậu nành có tạo ra tác dụng làm giảm các cơn bốc hỏa ở phụ nữ thiếu hụt estrogen tiền mãn kinh, mãn kinh; tăng estrogen của cơ thể và cải thiện rối loạn kinh nguyệt.

Tuy nhiên, ở một số nghiên cứu khác, estrogen có ở đậu lại không cho thấy bằng chứng thuyết phục nào trong việc cải thiện tình trạng thiếu hụt estrogen đặc biệt ở những chị em bước vào độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh.

Sự thật là Isoflavone không phải là một “thần dược” như trong lời đồn, khi sự suy giảm nhan sắc, lão hóa da và cơ thể do thiếu hụt estrogen ở tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh là vấn đề khiến chị em lo lắng và muốn cải thiện nhất thì Isoflavone từ đậu nành lại tỏ ra bất lực, không đem lại hiệu quả thuyết phục nào.

Làm giảm cholesterol

Làm giảm cholesterol 1
Giảm Cholesterol máu giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch

Tác dụng làm giảm cholesterol của estrogen có ở đậu phụ thuộc vào các protein có trong loại thực phẩm này. Protein đậu nành có chứa isoflavone hoạt động tốt hơn protein có ít hoặc không chứa isoflavone vậy nên ăn protein hoặc sử dụng các sản phẩm chất xơ từ mầm đậu nành thay thế cho các nguồn cung cấp protein khác có thể làm giảm nhẹ cholesterol toàn phần và cholesterol không có lợi (cholesterol lipoprotein – LDL) lưu hành trong máu.

Tuy nhiên, protein đậu nành không giúp làm giảm triglycerid trong máu, bên cạnh đó nó cũng không làm tăng “cholesterol tốt” (cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL)).

Làm giảm huyết áp

Làm giảm huyết áp 1
Đậu nành luôn được biết đến là loại thực phẩm tốt cho hoạt động của tim mạch.

Các loại protein và chất xơ của đậu nành luôn cho thấy tác động tích cực đến hệ tim mạch của chúng ta. Phần lớn các nghiên cứu cho thấy khi sử dụng các sản phẩm protein này có thể làm giảm huyết áp tâm thu khoảng 4-8 mmHg và huyết áp tâm trương khoảng 3-5 mmHg ở những người có huyết áp cao. Qua đó giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Phòng chống loãng xương

Phòng chống loãng xương 1
Bổ sung estrogen giúp chị em hạn chế được nguy cơ mắc bệnh loãng xương.

Nhiều nghiên cứu về tác dụng của estrogen có trong đậu cho thấy rằng đậu nành hoặc chiết xuất mầm đậu nành có thể làm tăng mật độ khoáng xương (BMD), hoặc làm chậm mất BMD ở phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh và tiền mãn kinh.

Năm 2008, một nghiên cứu phân tích gồm 10 nghiên cứu lâm sàng nhằm đánh giá hiệu quả của isoflavone mầm đậu nành với mật độ xương cũng như mức độ khoáng hóa xương trên 608 phụ nữ mãn kinh. Kết quả cho thấy ở liều dùng ≥ 80 mg/ngày, mức độ mất khoáng xương giảm rõ rệt.

Với những thông tin được nêu trên, lời khuyên dành cho chị em là hãy sử dụng các sản phẩm chứa nhiều protein đậu nành như sữa đậu nành, dầu đậu nành,… để bảo vệ sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên nếu muốn sử dụng các sản phẩm chứa chiết xuất Isoflavone từ mầm đậu nành để cải thiện tình trạng thiếu hụt estrogen, gìn giữ tuổi xuân thì nên cân nhắc kỹ và tìm hiểu các chiết xuất estrogen thảo dược khác hiệu quả hơn để bảo vệ sức khỏe cũng như tránh mất công sức và tiền bạc.

Những ai nên và không nên uống sữa đậu nành?

Tuy mang lại nhiều lợi ích cho phụ nữ nhưng không phải ai cũng phù hợp để uống sữa đậu nành hàng ngày. Để tối ưu hóa lợi ích của sữa đậu nành và tránh những tác động không mong muốn, cần hiểu rõ những đối tượng nào nên bổ sung sữa đậu nành và những ai nên hạn chế hoặc tránh sử dụng.

Ai nên uống sữa đậu nành?

  • Phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh: Trong giai đoạn mãn kinh, nồng độ hormone estrogen trong cơ thể phụ nữ giảm đáng kể, dẫn đến các triệu chứng khó chịu như nóng bừng, thay đổi tâm trạng, và mất ngủ. Sữa đậu nành chứa isoflavone, một hợp chất phytoestrogen có khả năng tương tự estrogen tự nhiên. Isoflavone giúp làm giảm các triệu chứng mãn kinh nhẹ nhàng, hỗ trợ cân bằng hormone mà không cần dùng đến các liệu pháp thay thế hormone nhân tạo.
  • Người muốn cải thiện sức khỏe tim mạch: Sữa đậu nành không chứa cholesterol và có lượng chất béo bão hòa rất thấp, là lựa chọn lý tưởng cho người muốn tăng cường sức khỏe tim mạch. Isoflavone trong đậu nành giúp giảm mức cholesterol xấu (LDL), tăng cholesterol tốt (HDL), đồng thời ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Đối với người có nguy cơ cao về bệnh tim, uống sữa đậu nành có thể là một biện pháp hỗ trợ giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh tim mạch hiệu quả.

Những ai nên hạn chế hoặc tránh uống sữa đậu nành?

  • Người có vấn đề về tuyến giáp: Sữa đậu nành chứa các hợp chất goitrogen, có thể ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp, đặc biệt ở những người đã có sẵn các vấn đề về tuyến giáp. Goitrogen có thể làm giảm khả năng hấp thụ iod – yếu tố cần thiết cho hoạt động bình thường của tuyến giáp, do đó, người mắc bệnh suy giáp hoặc có nguy cơ rối loạn tuyến giáp nên hạn chế tiêu thụ sữa đậu nành hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Người dị ứng với đậu nành: Dị ứng đậu nành là tình trạng phổ biến, có thể gây ra các triệu chứng như ngứa, sưng, nổi mẩn, thậm chí là phản ứng dị ứng nặng (sốc phản vệ) ở một số người. Những người có tiền sử dị ứng với đậu nành nên tránh uống sữa đậu nành hoặc các sản phẩm từ đậu nành để đảm bảo an toàn.

Sữa đậu nành rất tốt đối với cơ thể phụ nữ, tuy nhiên chỉ nên bổ sung một lượng vừa đủ và để mang lại hiệu quả tốt nhất nên bổ sung thêm những dưỡng chất từ nguồn thực phẩm khác nữa nhé. Nếu có thắc mắc gì thêm bạn đọc hãy liên hệ đến số Hotline: 1800.1190 (miễn phí cước gọi) để được hỗ trợ tốt nhất.

]]>
https://estrogen.vn/estrogen-co-o-dau-5046/feed/ 0
Rối loạn nội tiết tố nữ ở tuổi dậy thì cần lưu ý gì? https://estrogen.vn/roi-loan-noi-tiet-nu-tuoi-day-thi-4160/ https://estrogen.vn/roi-loan-noi-tiet-nu-tuoi-day-thi-4160/#respond Mon, 15 Jul 2024 14:46:35 +0000 https://estrogen.vn/?p=4160 Rối loạn nội tiết tố nữ ở tuổi dậy thì cần lưu ý gì? 1

Dậy thì là một dấu mốc quan trọng của bất kì cô gái nào. Nó đánh dấu việc một bé gái đã trở thành một cô gái trưởng thành. Tuy nhiên, do giai đoạn này, buồng trứng mới đi vào hoạt động nên nồng độ nội tiết tố chưa được ổn định, tình trạng rối loạn rất hay xảy ra. Vậy nên làm gì nếu bị rối loạn nội tiết tố nữ ở tuổi dậy thì?

Rối loạn nội tiết tố nữ ở tuổi dậy thì có phổ biến không?

Dậy thì là khi cơ thể bạn thay đổi từ một đứa trẻ thành một người lớn. Nó bao gồm một loạt các giai đoạn hoặc bước thể chất, dẫn đến khả năng sinh sản và phát triển các đặc điểm gọi là giới tính thứ cấp. Thời điểm dậy thì bắt đầu rất khác nhau giữa các cá nhân, trung bình, trẻ em gái bắt đầu ở độ tuổi từ 10 đến 14. Ngoài năm đầu tiên của cuộc đời, dậy thì là giai đoạn tiếp theo mà cơ thể có sự phát triển mạnh mẽ nhất, bao gồm sự phát triển của vú, mọc lông mu, bắt đầu chu kì kinh nguyệt và tăng trưởng về chiều cao.

Để xảy ra những thay đổi trong tuổi dậy thì, nội tiết tố nữ estrogen đóng một vai trò quan trọng. Ở giai đoạn dậy thì, estrogen được sản xuất chủ yếu ở buồng trứng và một lượng nhỏ không đáng kể được sản xuất bởi các cơ quan không sinh sản như gan, tim, da và não.

Tuy nhiên, do giai đoạn này buồng trứng mới đi vào hoạt động nên tình trạng rối loạn nội tiết tố nữ xảy ra rất thường xuyên khi bạn gái mới bước vào tuổi dậy thì.

Rối loạn nội tiết tố nữ ở tuổi dậy thì có phổ biến không? 1
Rối loạn nội tiết tố nữ tuổi dậy thì là một tình trạng phổ biến (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân rối loạn tiết tố tuổi dậy thì

Nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn nội tiết tố nữ tuổi dậy thì chính là do buồng trứng hoạt động chưa được “nhịp nhàng, trơn tru”.

Song song với đó, yếu tố tinh thần cũng có thể là nguyên nhân góp phần của tình trạng này. Ở giai đoạn dậy thì, các em gái thường nhạy cảm hơn trong cảm xúc, lo lắng về những thay đổi của cơ thể, đồng thời phải đối mặt với áp lực học tập mới đến từ việc chuyển cấp học, từ gia đình hay từ việc kết giao với bạn bè ở trường mới. Chính những điều này cũng mang lại những tác đông tiêu cực đến việc sản sinh estrogen.

Trong giai đoạn này, nhiều bạn gái cũng chựa thực sự biết cách vệ sinh cá nhân đúng cách, khiến vi khuẩn và nấm có thể tấn công và gây ra bệnh phụ khoa. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến rối loạn hormone ở tuổi dậy thì.

Rối loạn tiết tố tuổi dậy thì có nguy hiểm không?

Gần như tất cả những bất thường với chu kì kinh nguyệt, nội tiết tố ở giai đoạn dậy thì đều là điều bình thường.

Thông thường, các triệu chứng của rối loạn nội tiết tố tuổi dậy thì sẽ biến mất sau 1-2 năm (đôi khi có thể kéo dài tới đầu những năm 20 tuổi). Điều này được coi là khá bình thường và không nguy hiểm.

Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hơn, kèm theo đó là nhiều triệu chứng bất thường khác, thì đây có thể là biểu hiện không hề tốt đối với sức khỏe. Đặc biệt là sức khỏe sinh sản. Nếu không khắc phục, nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tinh thần và cuộc sống của các em sau này.

Vì thế, nếu các biểu hiện của rối loạn nội tiết tuổi dậy thì diễn ra thường xuyên và kéo dài. Các em nên nói với cha mẹ để đi khám bác sĩ chuyên khoa.

Rối loạn tiết tố tuổi dậy thì có nguy hiểm không? 1
Gần như tất cả những bất thường với nội tiết tố ở giai đoạn dậy thì là điều bình thường (Ảnh minh họa)

Biểu hiện rối loạn tiết tố tuổi dậy thì

Rối loạn kinh nguyệt là triệu chứng điển hình và dễ nhận thấy nhất khi bị rối loạn nội tiết tố tuổi dậy thì. Chúng có nhiều dạng rối loạn khác nhau, như:

  • Rong kinh (chảy minh kinh quá nhiều hoặc kéo dài trong nhiều ngày)
  • Vô kinh (không có kinh nguyệt)
  • Thiểu kinh (Kinh nguyệt ít hoặc không thường xuyên)
  • .v.v.

Ngoài ra, cũng có một số biểu hiện khác có thể nhận thấy như:

  • Sự thay đổi về mặt tâm lý (đây là sự thay đổi bình thường, nhưng nếu bị rối loạn nội tiết, tình trạng này có thể sẽ diễn ra trầm trọng hơn)
  • Mụn mọc nhiều ở mặt, lưng, ngực

Nếu tình trạng rối loạn nặng, các em có thể bị thấp còi, ngực kém phát triển, da sạm hoặc béo phì… Đây là những triệu chứng nghiêm trọng, cha mẹ cần phát hiện sớm để khám chữa kịp thời.

Tuổi dậy thì bị rối loạn tiết tố cần lưu ý gì?

Như đã nói ở trên, rối loạn nội tiết tố nữ tuổi dậy thì là điều rất bình thường. Vì thế, để quản lý mức độ nội tiết trong cơ thể và hạn chế tình trạng rối loạn, con đường tốt nhất là chú ý tới chế độ ăn uống và thực hiện một lối sống lành mạnh.

Tuổi dậy thì bị rối loạn tiết tố cần lưu ý gì? 1

Các loại thuốc cân bằng nội tiết tố luôn có sẵn, nhưng nó tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không tốt và chỉ nên sử dụng nếu các triệu chứng rối loạn xảy ra ở mức độ nặng. Việc sử dụng các loại thuốc này cần có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ, bạn tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng bừa bãi.

Dưới đây, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn một số phương pháp tự nhiên để ngăn ngừa và điều trị rối loạn nội tiết tố nữ tuổi dậy thì tại nhà.

Tăng cường sức khỏe thể chất

Tập luyện đều đặn. Ở lứa tuổi dậy thì, bạn nên hoạt động thể chất ít nhất 60 phút mỗi ngày. Việc này giúp mang lại nhiều lợi ích như:

  • Giúp duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh. (Thừa cân hay suy dinh dưỡng đều là những nguyên nhân gây ra rối loạn nội tiết tố nữ).
  • Giúp cơ và xương chắc khỏe hơn.
  • Cải thiện thể lực, sức mạnh, sức chịu đựng và sự linh hoạt.
  • Cải thiện sức khỏe tim mạch, hệ thống nội tiết và nhiều cơ quan khác trong cơ thể.
  • Là cơ hội để bạn vui chơi, giao lưu với bạn bè và/hoặc gia đình và học cách làm việc theo nhóm.
  • Giảm căng thẳng, lo lắng, tạo ra những cảm xúc tích cực.
  • Phát triển các thói quen lành mạnh có thể duy trì tới tận khi trưởng thành.

Vì thế, bạn nên lựa chọn cho mình một bộ môn yêu thích và rèn luyện mỗi ngày nhé!

>>> Tham khảo: 5 bài tập yoga chữa rối loạn nội tiết tố

Ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn uống lành mạnh là điều quan trọng đầu tiên để có được sức khỏe tốt, ngăn ngừa bệnh tật, bao gồm cả tình trạng rối loạn nội tiết tố. Ở giai đoạn dậy thì, việc ăn uống lành mạnh còn giúp các em có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển cơ thể.

Dưới đây là một số lời khuyên của chúng tôi cho một chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất:

  • Ăn 3 bữa một ngày với đồ ăn lành mạnh, gồm: trái cây, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu protein và các sản phẩm từ sữa ít béo.
  • Ăn đa dạng các loại thực phẩm thuộc 5 nhóm thực phẩm chính theo khuyến nghị.
  • Tăng chất xơ trong chế độ ăn và giảm sử dụng muối.
  • Uống đủ nước.
  • Tránh các loại thực phẩm nhiều đường.
  • Nên hạn chế ăn đồ ăn chiên rán, đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp.
  • Hạn chế các loại đồ ăn vặt không lành mạnh.

Tìm đọc thêm: 19 Thực phẩm tăng cường estrogen tự nhiên hiệu quả

Ăn uống lành mạnh 1

Duy trì cân nặng hợp lý. Các sĩ nội tiết nhi cho biết, bệnh béo phì ở các cô gái tuổi teen sẽ dẫn đến tăng sản xuất insulin và trong một số trường hợp, nó gây ra một hội chứng gọi là hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) – một loại rối loạn nội tiết tố nữ. Đây là một bệnh ảnh hưởng đến buồng trứng, nếu không điều trị có thể dẫn tới bệnh tiểu đường loại 2, huyết áp cao và các vấn đề về mang thai.

Vì thế, nếu đang thừa cân, bạn nên lên một kế hoạch giảm cân lành mạnh. Nếu cần thiết, bạn có thể liên hệ với bác sĩ để tư vấn việc giảm cân.

Ngủ đủ giấc. Nhiều bạn nữ ở độ tuổi teen thường có thói quen thức khuya và không ngủ đủ 8 tiếng mỗi tối. Tuy nhiên, nếu thiếu ngủ, điều này có thể ảnh hưởng tới khả năng chữa lành và chống chọi với bệnh tật của cơ thể. Về lâu dài, nó còn gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng khác tới sức khỏe.

Tiêm chủng HPV. Tiêm chủng là việc truyền chất kháng nguyên vào cơ thể, nhằm kích thích hệ thống miễn dịch phát triển sự miễn dịch để chống lại một loại bệnh cụ thể nào đó. Nếu bạn chưa chủng ngừa HPV, hãy hỏi cha mẹ và bác sĩ về vấn đề này. Chủng ngừa HPV giúp ngăn chặn nhiễm HPV và một số loại ung thư, bao gồm cả ung thư cổ tử cung.

Tránh sử dụng hoặc lạm dụng chất kích thích. Sử dụng các chất kích thích như rượu, ma túy, thuốc lá,… chính là những nguyên nhân khiến bạn gặp các vấn đề về sức khỏe, bao gồm cả tình trạng rối loạn nội tiết tố estrogen.

Ăn uống lành mạnh 2
Hoạt động thể chất giúp mang lại nhiều lợi ích trong giai đoạn dậy thì (Ảnh minh họa)

Sức khỏe tinh thần

Sức khỏe tinh thần cũng ảnh hưởng rất nhiều tới hệ thống nội tiết tố trong cơ thể. Chẳng hạn: Nếu bạn thường xuyên căng thẳng, nồng độ estrogen sẽ suy giảm. Bởi lúc này, cơ thể sẽ ưu tiên sản xuất hormone để đối phó với tình trạng căng thẳng hơn là sản xuất estrogen.

Vì thế, ở lứa tuổi này bạn cũng cần hết sức chú ý tới sức khỏe tinh thần của bản thân, bằng cách:

Học cách quản lý căng thẳng. Bạn không thể tránh khỏi căng thẳng, vì vậy bạn cần học cách quản lý nó. Điều này sẽ giúp bạn bình tĩnh và có thể bình tĩnh, kiểm soát được cảm xúc trong các tình huống căng thẳng. Bạn có thể thử một số kỹ thuật như: hít thở sâu, yoga.

Cố gắng duy trì mối quan hệ tốt đẹp với cha mẹ. Hãy nhớ rằng cha mẹ luôn muốn dành những điều tốt nhất cho bạn. Vì thế, hãy cố gắng đặt mình vào vị trí của cha mẹ và hiểu vì sao họ làm như vậy.

Tìm cách cân bằng tốt giữa trường học, công việc và cuộc sống xã hội.

Đừng đặt mục tiêu quá cao. Hãy biết đặt mục tiêu vừa sức và dành 100% thời gian cho nó. Điều này giúp bạn hoàn thành tốt các mục tiêu đã đề ra, hạn chế những cảm xúc tiêu cực, căng thẳng, thất vọng hoặc kiệt sức.

Xem thêm: Cách bổ sung estrogen cho tuổi dậy thì

Hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ với Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh

Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh là sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp cho chị em phụ nữ, giúp tăng cường và cân bằng nội tiết tố nữ không chỉ sử dụng được cho phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh mà còn có thể áp dụng được cho cả các bạn nữ tuổi dậy thì.

4. Bổ sung nội tiết tố nữ nhờ chiết xuất thảo dược tự nhiên 1

Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh được các chuyên gia tại Viện Hóa học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chuyển giao độc quyền cho công ty TNHH Tuệ Linh để ứng dụng vào việc sản xuất sản phẩm.

Với thành phần gồm 5 nguyên liệu tự nhiên có lợi cho nội tiết tố nữ, Sâm tố nữ Tuệ Linh giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng rối loạn nội tiết tố ở nữ giới bao gồm cả các bé gái tuổi dậy thì.

Chiết xuất từ sâm tố nữ từ Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh có chứa 17 hoạt chất tác dụng tương tự Estrogen nội sinh; hoạt chất MiroestrolDeoxymiroestrol trong Sâm tố nữ có hoạt lực mạnh gấp 10.000 lần phytoestrogen trong mầm Đậu nành, nhờ đó bổ sung và cân bằng nội tiết tố nữ một cách tự nhiên, an toàn, không gây tác dụng phụ trong quá trình sử dụng

Hồng sâm trong Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh có tác dụng bổ nguyên ích khí, bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt; hỗ trợ tăng cường estrogen trong cơ thể thông qua việc cân bằng nội tiết tố và hỗ trợ nuôi dưỡng buồng trứng khỏe mạnh.

Ngoài ra, các thành phần khác như: nhung hươu, nữ nang, thiên môn đông trong sâm nhung tố nữ cũng hỗ trợ bồi bổ khí huyết, điều hòa hệ thần kinh, làm tăng quá trình tái tạo mô mới và tăng sinh tế bào hỗ trợ giúp các bạn nữ ngủ ngon hơn, làn da mịn màng, căng khỏe đẹp hơn.

Để tìm mua Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh chính hãng hoặc giải đáp những thắc mắc liên quan, chị em hãy liên hệ đến số Hotline: 1800.1190 (miễn phí cước gọi) để được hỗ trợ tốt nhất nhé!

☛ Tìm mua Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh tại nhà thuốc gần bạn nhất TẠI ĐÂY

Kết luận

Rối loạn nội tiết tố tuổi dậy thì là một tình trạng thường gặp và không đáng lo ngại. Bạn có thể khắc phục nó bằng cách xây dựng một lối sống lành mạnh từ ăn uống tới hoạt động thể chất và chú ý tới sức khỏe tinh thần. Tuy nhiên, nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn hoặc các triệu chứng xảy ra nghiêm trọng, bạn nên đi khám để được chẩn đoán nguyên nhân và tìm ra cách điều trị phù hợp.

 

]]>
https://estrogen.vn/roi-loan-noi-tiet-nu-tuoi-day-thi-4160/feed/ 0
Rối loạn nội tiết tố uống thuốc gì? https://estrogen.vn/roi-loan-noi-tiet-to-uong-thuoc-gi-2400/ https://estrogen.vn/roi-loan-noi-tiet-to-uong-thuoc-gi-2400/#respond Wed, 22 May 2024 02:00:14 +0000 https://estrogen.vn/?p=2400 Thưa bác sĩ, bị rối loạn nội tiết tố nữ nên uống thuốc gì? Có phương pháp điều trị nào không phải dùng thuốc không?

]]>
https://estrogen.vn/roi-loan-noi-tiet-to-uong-thuoc-gi-2400/feed/ 0
Bổ sung phytoestrogen có làm tăng kích thước vòng 1 không? https://estrogen.vn/tang-vong-1-2679/ https://estrogen.vn/tang-vong-1-2679/#respond Thu, 25 May 2023 13:02:59 +0000 https://estrogen.vn/?p=2679 Phần lớn chị em đều mong ước có một thân hình đầy đặn và những đường cong quyến rũ. Việc cải thiện kích thước vòng 1 có thể thực hiện từ nhiều cách tự nhiên, an toàn, tiết kiệm mà không cần phẫu thuật.

Phytoestrogen là gì?

Phytoestrogen hay còn gọi là estrogen thực vật (do có nguồn gốc từ thực vật) là một hợp chất tự nhiên được tìm thấy trong thực vật và thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Khi được nạp vào cơ thể, chúng có tác dụng giống estrogen nội sinh do cơ thể sản xuất.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, Phytoestrogen là loại estrogen từ thực vật có cấu trúc hoá học tương tự estrogen nội sinh. Khi phytoestrogen đi vào cơ thể, các thụ thể estrogen của cơ thể đối xử với chúng như estrogen. Bởi vậy nên nhiều người bị thiếu hụt estrogen đã lựa chọn cách bổ sung phytoestrogen để cân bằng cơ thể.

Tuy nhiên, Phytoestrogen không liên kết các thụ thể estrogen vững chắc như estrogen nội sinh, do đó tác dụng của chúng cũng yếu hơn.

Phytoestrogen có một phân loại là lignans. Đây là thành phần của thành tế bào thực vật và được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ như quả mọng, hạt (đặc biệt là hạt lanh), ngũ cốc, các loại hạt và trái cây. Tuy nhiên, hầu hết các phytoestrogen là các hợp chất phenolic trong đó isoflavone và coumestans là nhóm được nghiên cứu rộng rãi nhất.

 1

Trong đời sống hàng ngày, Phytoestrogen có chứa trong nhiều loại thực phẩm rau, củ quả, các loại thực vật quen thuộc hàng ngày. Chị em bổ sung estrogen thực vật cũng đa số thực hiện bằng cách tăng cường ăn các loại rau củ quả giàu phytoestrogen.

Tìm hiểu thêm: Những lợi ích kỳ diệu của phytoestrogen với phụ nữ

Yếu tố nào tác động đến kích thước vòng 1?

Các yếu tố tác động tới kích thước vòng 1 phổ biến như:

Yếu tố di truyền

Di truyền là một trong những lý do chính khiến kích thước vòng 1 nhỏ. Kích thước ngực của phụ nữ có thể được di truyền từ mẹ hoặc người thân trong gia đình.

Do thiếu hụt nội tiết tố nữ

Nội tiết tố chịu trách nhiệm về kích thước của ngực phụ nữ. Estrogen và progesterone là những hormone chính quyết định tới kích thước vòng 1.

Khi cơ thể bị thiếu hụt estrogen và progesterone vòng 1 của phụ nữ sẽ dần teo nhỏ hơn. Nhưng khi nồng độ estrogen tăng cao thì “size ngực” của chị em sẽ tự động nở nang, căng tròn hơn. Bạn hoàn toàn có thể nhận thấy điều đó rõ nhất với những phụ nữ trong thời gian thai kỳ hoặc trước kỳ kinh nguyệt – thời điểm mà lượng estrogen tăng cao và phụ nữ thường có vòng 1 căng đầy hơn.

Do thiếu hụt nội tiết tố nữ 1
Hình ảnh cấu trúc phân từ Estradiol – một phân loại mạnh nhất của estrogen và cũng là đại diện cho hormone estrogen ở nữ giới

Chế độ ăn uống

Một nguyên nhân khác là chế độ ăn uống kém. Không ít phụ nữ thực hiện chế độ ăn kiêng khắc nghiệt nhằm có được vẻ ngoài thon thả. Tuy nhiên, kết quả của việc này là sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng trong cơ thể, ảnh hưởng đến tất cả sự phát triển bao gồm cả sự phát triển của vú.

Một số bệnh lý

Đôi khi các vấn đề như tuyến giáp, căng thẳng tinh thần, trầm cảm cũng là lý do để có bộ ngực nhỏ.

Bổ sung Phytoestrogen có làm tăng kích thước vòng 1 không?

Theo các chuyên gia, hormone nội tiết tố là estrogen có ảnh hưởng lớn tới kích thước vòng 1. Nguyên nhân do phytoestrogen có tác dụng tương tự estrogen nội sinh nên chúng cũng có khả năng tác động giúp phát triển ống sữa và mở rộng mô mỡ quanh ngực, làm tăng hấp thu collagen tương tự như estrogen sinh ra từ buồng trứng. Bởi vậy sẽ giúp ngực phát triển và săn chắc hơn.

Bổ sung Phytoestrogen có làm tăng kích thước vòng 1 không? 1
Quả chà là – một thực phẩm giàu phytoestrogen

Hormone estrogen nếu được dùng với liều lượng đủ cao, sẽ làm tăng kích thước ngực bằng cách kích thích sự phát triển của các mô ngực. Vậy nên nếu bạn tăng lượng phytoestrogen trông chế độ ăn uống của mình thì vòng 1 của bạn cũng lớn và săn chắc hơn. (Nguồn: bustbunny.com)

Chị em có thể bổ sung nội tiết tố nữ tăng kích thước vòng 1 thông qua chế độ ăn uống lành mạnh với các thực phẩm giàu estrogen tự nhiên từ thực vật như:

  • Một số hạt ngũ cốc: hạt lanh, hạt mè, hạnh nhân, quả óc chó, hạt hướng dương, hạt dẻ cười, hạt dẻ…
  • Một số loại quả khô: nho khô, quả chà là, mận sấy, mơ sấy…
  • Các hoa quả tươi: dưa hấu, bơ, chuối, bưởi, xoài, dâu tây, quả mâm xôi, đào, mận…
  • Rau xanh: cải xoăn, rau chân vịt, bông cải xanh, cần tây, atisô, bông cải trắng, khoai tây, khoai lang bí đỏ, củ cải; cây họ đậu, đậu cove, hạt đậu nành…
  • Hải sản: cá hồi, tôm, cua, hàu, trai, hến, ốc…

☛ Bạn hãy xem thêm: Thực phẩm tăng cường estrogen tự nhiên

Cải thiện kích cỡ vòng 1 với một số cách khác

Có nhiều phương pháp giúp chị em sở hữu vòng một như ý. Một trong số các phương pháp an toàn, hiệu quả được nhiều người áp dụng phải kể tới:

Rèn luyện và tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên cũng là phương pháp giúp cải thiện vòng 1 hiệu quả cho phụ nữ do nó giúp hình thành các cơ ngực cũng như các mô tuyến vú và mô mỡ trong ngực. Các chuyển động cũng giúp làm săn chắc các cơ xung quanh và cải thiện kích thước vòng 1.

Một số bài tập giúp tăng kích thước vòng 1 như: tập yoga, tập plank, bài tập đẩy tường, hít đất…

Rèn luyện và tập thể dục thường xuyên 1

Uống đủ nước ít nhất 2 lít/ngày

Nước đóng vai trò quan trọng với cơ thể, giúp các tế bào phát triển khỏe mạnh và giúp thúc đẩy sự tăng trưởng kích thước bộ ngực. Do vậy, nếu thiếu nước sẽ làm cho các tế bào bị teo nhỏ, gây ra tình trạng “siêu phẳng”. Để cải thiện tình trạng “sân bay” của mình, chị em có thể tăng cường uống với lượng nước ít nhất là 1,5 – 2,5 lít mỗi ngày.

Massage vòng 1 mỗi ngày

Massage không chỉ giúp vòng 1 phát triển nhanh hơn mà còn mang lại một làn da mịn màng, hồng hào hơn. Chỉ mất khoảng 5 – 10 phút mỗi ngày, bạn có thể thực hiện trong lúc tắm hoặc bất kể thời gian nào rảnh rỗi là đủ giúp cải thiện vóc dáng vòng một trở nên hoàn hảo hơn.

Xoa hai lòng bàn tay vào nhau để làm nóng. Áp tay vào một bên ngực rồi xoa đều theo chiều kim đồng hồ, đồng thời đẩy cao ngực lên trên. Massage mỗi bên ngực khoảng 30 lần. Lặp lại động tác với bên ngực còn lại.

Xem thêm: Cách bổ sung estrogen tự nhiên

Dùng Phytoestrogen từ Sâm tố nữ để làm “tăng size” vòng 1

Bên cạnh phytoestrogen từ thực phẩm tự nhiên thì chị em phụ nữ cũng có thể kết hợp sử dụng phytoestrogen từ các loại thảo dược để cải thiện các biểu hiện thiếu hụt estrogen giúp cân bằng nội tiết tố nữ và “tăng size lớn” hơn cho vòng 1. Và trong các dược liệu giàu Phytoestrogen thì nổi bật nhất phải kể đến nguồn Phytoestrogen từ củ Sâm tố nữ.

Các nghiên cứu cho thấy, sau 2 tháng sử dụng sâm tố nữ với liều lượng 800mg/ ngày cho hiệu quả nở ngực là 82% và săn chắc ngực lên tới 88%. Đây được xem là cách bổ sung estrogen tăng vòng 1 an toàn, tiện lợi và tiết kiệm.

Dùng Phytoestrogen từ Sâm tố nữ để làm

Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về tác dụng của Sâm tố nữ trong việc kích thích làm tăng kích thước vòng một, giúp vòng 1 săn chắc hơn. Và hầu hết các kết quả nghiên cứu đều đưa ra một nhận định chung rằng:

Sâm tố nữ có tác dụng tăng kích thước vòng 1 dựa trên cơ chế tăng làm tăng số lượng các thùy và ống sữa; đồng thời hỗ trợ làm tăng sự phát triển của các mô đệm mỡ quanh ngực, tăng cường hấp thu collagen, nhờ đó các dây chằng nối với núm vú có sự liên kết chặt chẽ và tăng trưởng mạnh hơn giúp vòng 1 trở nên nở nang và săn chắc hơn.

3 Nghiên cứu về Sâm tố nữ được thực hiện gần đây nhất đưa ra các báo cáo:

Trường Đại học Chulalongkorn Thái Lan cũng đã thực hiện thử nghiệm lâm sàng với sâm tố nữ về hiệu quả làm tăng vòng 1 và đưa ra kết luận:

  • Có khoảng 88% phụ nữ cảm thấy săn chắc ngực sau 2 tháng sử dụng
  • Khoảng 82% nở ngực đáp ứng mức độ tăng kích thước ngực từ 1,27 đến 2,54 cm sau 3 – 6 tháng.

Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi các nhà khoa học tại trường ĐH Reading (Vương quốc Anh) đã chỉ ra rằng: Sâm tố nữ chứa ít nhất 17 hợp chất có tác dụng tương tự estrogen. Trong đó hoạt chất Deoxymiroestrol trong sâm tố nữ là phytoestrogen có tác dụng cao nhất trong tất cả các estrogen thực vật, mạnh hơn gấp 1.000 – 10.000 lần các isoflavonoid trong mầm đậu nành. Vậy nên sâm tố nữ là nguồn phytoestrogen giúp tăng sinh ống sữa và phát triển mô mỡ ở ngực khá hiệu quả.

Dùng Phytoestrogen từ Sâm tố nữ để làm

Đề tài nghiên cứu của 2 Giáo sư Kuramoshi và Yuthana Smitasiri (tại Tokyo, Nhật Bản) cho thấy: khoảng 72% phụ nữ ở Nhật sử dụng Sâm tố nữ và cho kết quả tăng kích thước vòng 1.

Về độc dược tính, các nghiên cứu cho thấy Sâm tố nữ là một dược liệu không độc, không có tác dụng phụ nên chị em hoàn toàn có thể an tâm sử dụng để giữ gìn nét xuân cho bầu ngực của mình.

Tuy nhiên hiện nay, do nhu cầu sử dụng ngày càng gia tăng cùng sự khai thác bừa bãi. Sâm tố nữ lại không thể tái sinh sau khi khai thác do phần làm thuốc là rễ củ nên Sâm tố nữ chất lượng dần khan hiếm và khó tìm thấy trong tự nhiên.

Để bảo tồn Sâm tố nữ vào các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, từ cuối năm 2017, công ty TNHH Tuệ Linh đã đầu tư phát triển hàng chục hecta vùng trồng Sâm tố nữ theo tiêu chuẩn GACP-WHO tại vùng Tây Bắc Việt Nam.

Đi cùng với đó, Tuệ Linh cũng phối hợp với Viện Hóa học – Viện Hàn lâm KHCN VN để nghiên cứu xây dựng quy trình chiết xuất, phân lập các hoạt chất chính (Deoxymiroestrol, Miroestrol) trong Sâm tố nữ để ứng dụng vào sản xuất các sản phẩm bảo vệ sức khỏe. Sau đó tiến hành chuyển giao công nghệ để Dược Tuệ Linh tiến hành ứng dụng sản xuất và cho ra đời sản phẩm Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh phục vụ nhu cầu của chị em Việt trên toàn quốc.

Dùng Phytoestrogen từ Sâm tố nữ để làm

Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh là sản phẩm DUY NHẤT được chuyển giao độc quyền từ Viện hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam, bổ sung estrogen mạnh gấp 10.000 lần mầm đậu nành. Đồng thời sâm tố nữ Tuệ Linh cũng là sản phẩm kết hợp các thành phần tăng cường nội tiết tố nữ khác như: nhung hươu, thiên môn đông, hồng sâm, nữ lang nhằm tác dụng:

  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng do thiếu hụt estrogen, như: bốc hỏa, mất ngủ, khô hạn;
  • Làm đẹp da, trẻ hóa cơ thể.
  • Cân bằng và bổ sung nội tiết tố nữ tăng vòng 1.

Để tìm mua Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh chính hãng hoặc giải đáp những thắc mắc liên quan, chị em hãy liên hệ đến số Hotline: 1800.1190 (miễn phí cước gọi) để được hỗ trợ tốt nhất nhé!

☛ Tìm mua Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh tại nhà thuốc gần bạn nhất TẠI ĐÂY

]]>
https://estrogen.vn/tang-vong-1-2679/feed/ 0
Thuốc tránh thai bổ sung estrogen: những điều cần biết! https://estrogen.vn/thuoc-tranh-thai-bo-sung-estrogen-nhung-dieu-can-biet-9920/ https://estrogen.vn/thuoc-tranh-thai-bo-sung-estrogen-nhung-dieu-can-biet-9920/#respond Wed, 08 Mar 2023 09:36:25 +0000 https://estrogen.vn/?p=9920 Thuốc tránh thai bổ sung estrogen gần đây nhận được rất nhiều sự quan tâm của phái đẹp do vừa có tác dụng tránh thai lại có thể bổ sung estrogen – nội tiết tố giúp bảo vệ sức khỏe và sắc đẹp phái nữ. Vậy thuốc tránh thai có tác dụng bổ sung estrogen không và cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc tránh thai bổ sung estrogen?

Thuốc tránh thai bổ sung estrogen: những điều cần biết! 1

Thuốc tránh thai có tác dụng bổ sung estrogen không?

Dựa vào thành phần, thuốc tránh thai được chia làm 2 loại là thuốc tránh thai chỉ chứa Progestin và thuốc tránh thai kết hợp. Trong đó thuốc tránh thai kết hợp là loại thuốc tránh thai có tác dụng bổ sung estrogen.

Thuốc tránh thai kết hợp có khả năng bổ sung estrogen do thành phần có sự kết hợp giữa Estrogen (thường là estrogen loại ethinylestradiol) và Progesterone (loại Progestin).

Estrogen loại ethinylestradiol là một estrogen tổng hợp có nguồn gốc động vật, nó có cấu trúc tương tự như estrogen loại Estradiol (E2) nội sinh trong cơ thể do buồng trứng tiết ra. Chính vì thế, estrogen của thuốc tránh thai kết hợp khi được hấp thu vào cơ thể sẽ làm tăng nồng độ estrogen tạo ra tác dụng tương tự như estrogen nội sinh.

Bên cạnh đó sự kết hợp của estrogen và progesterone trong thuốc tránh thai có tác dụng ngăn cản quá trình rụng trứng và làm dầy lớp dịch nhầy cổ tử cung hạn chế khả năng di chuyển của tinh trùng vào tử cung để thụ tinh từ đó hạn chế khả năng mang thai ngoài ý muốn của chị em.

☛ Xem chi tiết: Dùng thuốc tránh thai có bổ sung estrogen không?

Thuốc tránh thai bổ sung Estrogen có công dụng gì?

Phòng tránh mang thai ngoài ý muốn

Tránh thai là công dụng cần kể tới đầu tiên của thuốc tránh thai bổ sung estrogen. Dù là dạng thuốc tránh thai kết hợp nhưng đây vẫn luôn là công dụng chính của thuốc. Còn thành phần hormone estrogen là một phần phụ khác để làm giảm các biểu hiện tiêu cực của tình trạng thiếu hụt estrogen trong cơ thể.

Cải thiện tình trạng mụn trứng cá

Cải thiện tình trạng mụn trứng cá 1
Thuốc tránh thai bổ sung estrogen giúp cải thiện tình trạng mụn trứng cá.

Như chị em đã biết, estrogen là một nội tiết tố quan trọng đối với sắc đẹp đặc biệt là làn da của phái nữ. Estrogen có tác dụng tác dụng ức chế nồng độ Testosterone (một loại nội tiết tố androgen kích thích bã nhờn kết hợp tế bào da chết gây mụn) hạn chế quá trình tiết chất nhờn của các tuyến bã trên da, quá trình này sẽ giúp giảm được sự xuất hiện mụn trứng cá.

Trong các trường hợp, chị em bị thiếu hụt estrogen gây mụn trứng cá, việc sử dụng thuốc tránh thai bổ sung estrogen có hiệu quả làm cải thiện tình trạng mụn trứng cá trên da, làn da cũng trở nên nên mềm mại và hồng hào hơn.

Giải quyết một số vấn đề kinh nguyệt thường gặp

Giải quyết một số vấn đề kinh nguyệt thường gặp 1
Thuốc tránh thai bổ sung estrogen giúp cải thiện các vấn đề kinh nguyệt thường gặp.

Estrogen là một hormone sinh dục quan trọng của phái nữ, liên quan mật thiết với quá trình kinh nguyệt hàng tháng. Khi bị thiếu hụt estrogen chị em có thể gặp các vấn đề bất thường về kinh nguyệt như: rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh, lượng kinh nguyệt quá nhiều hay quá ít, ngày kinh quá dài hay quá ngắn,…

Ở phần lớn phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai có estrogen đều cho thấy các dấu hiệu tích cực trong cái thiện các vấn đề kinh nguyệt như: kỳ kinh nguyệt trở nên đều hơn, lượng máu kinh ổn định, hạn chế rong kinh và cải thiện tình trạng đau bụng kinh hàng tháng.

Những dấu hiệu này được cho là tác dụng của việc cơ thể được bổ sung estrogen từ thuốc tránh thai.

Cải thiện một số biểu hiện tiêu cực tuổi tiền mãn kinh

Cải thiện một số biểu hiện tiêu cực tuổi tiền mãn kinh 1
Estrogen từ thuốc tránh thai có tác dụng bổ sung estrogen cho cơ thể.

Tiền mãn kinh là giai đoạn thiếu hụt estrogen mà mỗi chị em đều phái trải qua do chức năng sản sinh estrogen của buồng trứng sẽ bị suy giảm theo thời gian. Sự thiếu hụt estrogen ở giai đoạn này gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, sắc đẹp và tâm sinh lý nữ.

Thuốc tránh thai bổ sung estrogen cũng cho thấy tác dụng đáng chú ý thông qua:

  • Cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
  • Ổn định các cảm xúc cáu gắt thất thường.
  • Duy trì ham muốn tình dục, cải thiện tình trạng khô âm đạo.
  • Cải thiện phần nào các cơn bốc hỏa thời kỳ tiền mãn kinh.

Giảm nguy cơ mắc một số bệnh

Một số nguyên cứu chỉ ra rằng sử dụng thuốc tránh thai kết hợp còn cho thấy tác dụng phòng chống lại một số bệnh lý như: u xơ tuyến vú, loãng xương, thiếu máu, mang thai ngoài tử cung, ung thư tử cung, buồng trứng,…

Ưu nhược điểm của thuốc tránh thai bổ sung estrogen

Mỗi loại thuốc và phương pháp điều trị đều có những ưu nhược điểm của riêng nó, thuốc tránh thai bổ sung estrogen cũng không ngoại lệ. Chị em nên cân nhắc kỹ các ưu nhược điểm trước khi lựa chọn bổ sung thuốc tránh thai kết hợp.

Ưu điểm:

Ưu nhược điểm của thuốc tránh thai bổ sung estrogen 1
Đây là một phương pháp tránh thai an toàn và có hiệu quả bổ sung estrogen.

Qua nhiều nghiên cứu lâm sàng, thuốc tránh thai bổ sung estrogen cho thấy các ưu điểm đáng chú ý sau:

+ Thuốc tránh thai bổ sung estrogen là một trong những loại thuốc tránh thai an toàn, hiệu quả tránh thai cao và ít tác dụng phụ nhất hiện nay.

+ Thuốc có tác dụng bổ sung cân bằng estrogen tốt nếu chị em kiên trì sử dụng thường xuyên.

+ Estrogen có trong thuốc tránh thai có tác dụng cải thiện các ảnh hưởng tiêu cực của thiếu hụt estrogen: cải thiện tình trạng mụn trứng cá, ổn định kinh nguyệt, cân bằng cảm xúc,…

+ Phù hợp với nhiều đối tượng phụ nữ sử dụng.

+ Sau khi ngừng sử dụng thuốc tránh thai bổ sung estrogen, thuốc sẽ không lưu lại ảnh hưởng tới quá trình thụ tinh.

Nhược điểm:

Bên cạnh những ưu điểm đáng chú ý, chị em vẫn cần quan tâm tới một số nhược điểm của thuốc tránh thai bổ sung estrogen như:

Ưu nhược điểm của thuốc tránh thai bổ sung estrogen 2
Chị em nên cân nhắc các ưu nhược điểm của phương pháp trước khi sử dụng.

+ Estrogen trong thuốc tránh thai kết hợp là loại estrogen tổng hợp, nên khi cơ thể bị dư thừa estrogen sẽ không có khả năng tự đào thải ra ngoài nên có thể gây các vấn đề mất cân bằng estrogen gây ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống của chị em.

+ Sử dụng thuốc tránh thai kết hợp cần sử dụng đúng ngày, đúng thời gian theo hướng dẫn của nhà sản xuất nên gây cho chị em nhiều khó khăn trong việc sử dụng.

+ Khi sử dụng thuốc tránh thai không đúng có thể gây ảnh hưởng tới cân bằng nội tiết tố của cơ thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.

+ Sử dụng thuốc tránh thai không phòng được các bệnh lây qua đường sinh dục.

+ Một số tác dụng phụ cần lưu ý như: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón, co thắt dạ dày hoặc đầy hơi, tăng/giảm cảm giác ngon miệng, thay đổi lượng kinh nguyệt,…

Một số thương hiệu thuốc tránh thai bổ sung estrogen

Dưới đây là một số tên thương hiệu thuốc tránh thai bổ sung estrogen (thuốc tránh thai kết hợp), bạn có thể tham khảo thêm:

Một số thương hiệu thuốc tránh thai bổ sung estrogen 1

  • Thuốc Apri ® (chứa Desogestrel, Ethinyl Estradiol)
  • Thuốc Estraceptin ® (chứa Desogestrel, Ethinyl Estradiol)
  • Thuốc Aranelle ® (chứa Ethinyl Estradiol, Norethindrone)
  • Thuốc Aviane ® (chứa Ethinyl Estradiol, Levonorgestrel)
  • Thuốc Lessina ® (chứa Ethinyl Estradiol, Levonorgestrel)
  • Thuốc Loestrin ® Fe (chứa Ethinyl Estradiol, Norethindrone)
  • Thuốc Cesia ® (chứa Desogestrel, Ethinyl Estradiol)
  • Thuốc Cryselle ® (chứa Ethinyl Estradiol, Norgestrel)
  • Thuốc Desogen ® (chứa Desogestrel, Ethinyl Estradiol)
  • Thuốc Enpresse ® (chứa Ethinyl Estradiol, Levonorgestrel)
  • Thuốc Beyaz ® ​​(chứa Drospirenone, Ethinyl Estradiol, Levomefolat)
  • Thuốc Brevicon ® (chứa Ethinyl Estradiol, Norethindrone)
  • Thuốc Camrese ® (chứa Ethinyl Estradiol, Levonorgestrel)
  • Thuốc Gianvi ® (chứa Drospirenone, Ethinyl Estradiol)
  • Thuốc Junel ® Fe (chứa Ethinyl Estradiol, Norethindrone)
  • Thuốc Nordette ® (chứa Ethinyl Estradiol, Levonorgestrel)
  • Thuốc Norinyl ® 1+35 (chứa Ethinyl Estradiol, Norethindrone)
  • Thuốc Leena ® (chứa Ethinyl Estradiol, Norethindrone)
  • Thuốc Loryna ® (chứa Drospirenone, Ethinyl Estradiol)
  • Thuốc LoSeasonique ® (chứa Ethinyl Estradiol, Levonorgestrel)
  • Thuốc Low-Ogestrel ® (chứa Ethinyl Estradiol, Norgestrel)
  • Thuốc Lutera ® (chứa Ethinyl Estradiol, Levonorgestrel)
  • Thuốc Microgestin ® (chứa Ethinyl Estradiol, Norethindrone)
  • Thuốc Mircette ® (chứa Desogestrel, Ethinyl Estradiol)
  • Thuốc Camrese Lo ® (chứa Ethinyl Estradiol, Levonorgestrel)
  • Thuốc Modicon ® (chứa Ethinyl Estradiol, Norethindrone)
  • Thuốc Previfem ® [DSC] (chứa Ethinyl Estradiol, Norgestimate)
  • Thuốc Quasense ® (chứa Ethinyl Estradiol, Levonorgestrel)
  • Thuốc Necon ® 0,5/35 (chứa Ethinyl Estradiol, Norethindrone)
  • Thuốc Ocella ® (chứa Drospirenone, Ethinyl Estradiol)
  • Thuốc Ortho Tri-Cyclen ® Lo (chứa Ethinyl Estradiol, Norgestimate)
  • Thuốc Ovcon ® (chứa Ethinyl Estradiol, Norethindrone)
  • Thuốc Portia ® (chứa Ethinyl Estradiol, Levonorgestrel)
  • Thuốc MonoNessa ® (chứa Ethinyl Estradiol, Norgestimate)
  • Thuốc Thuốc Natazia ® (chứa estradiol val Cả và dienogest)
  • Thuốc Reclipsen ® (chứa Desogestrel, Ethinyl Estradiol)
  • Thuốc Safyral ® (chứa Drospirenone, Ethinyl Estradiol, Levomefolate)
  • Thuốc Velivet ® (chứa Desogestrel, Ethinyl Estradiol)

(Nguồn: https://medlineplus.gov/druginfo/meds/a601050.html)

Cách sử dụng thuốc tránh thai bổ sung estrogen

Tùy thuộc vào các nhà sản xuất, thuốc tránh thai dạng kết hợp Estrogen và Progestin có thành phần, liều lượng, cách sử dụng, lợi ích và rủi ro khác nhau. Thông thường, thuốc tránh thai bổ sung estrogen sẽ được dùng một lần mỗi ngày và gần như kéo dài liên tục trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.

Thuốc tránh thai bổ sung estrogen thường có 21 hoặc 28 viên một vỉ và cách dùng như sau:

  • Đối với loại vỉ 21 viên: Sử dụng 1 viên/ngày, uống liên tục trong vòng 21 ngày và ngưng trong 7 ngày. Nếu muốn uống tiếp tục thì mua thêm vỉ mới về sử dụng.
  • Đối với loại vỉ 28 viên: Uống 1 viên/ngày theo thứ tự quy định in trên vỉ thuốc. Nếu muốn uống tiếp tục thì mua thêm vỉ mới về sử dụng.

Thông thường những viên thuốc trong cùng một vỉ thuốc tránh thai thai kết hợp 28 ngày sẽ có màu sắc khác nhau để bạn phân biệt viên chứa hàm lượng estrogen và progestin với các viên thuốc giả dược có tác dụng bổ sung folate (Sắt) và không có tác dụng tránh thai.

Lưu ý quan trọng: khi dùng thuốc tránh thai bổ sung estrogen bạn phải uống thuốc đúng giờ cố định mỗi ngày. Thực hiện theo các chỉ dẫn được in trên bao bì một cách nghiêm túc để đạt hiệu quả phòng ngừa cao và an toàn với sức khỏe.

Lưu ý cần biết về thuốc tránh thai bổ sung estrogen

Đối tượng không nên dùng

Thuốc tránh thai kết hợp có thể dùng cho nhiều đối tượng phụ nữ, tuy nhiên thuốc vẫn có chống chỉ định với một số trường hợp sau do có thể làm tăng tác dụng phụ của thuốc gây ảnh hưởng tới sức khỏe:

Đối tượng không nên dùng 1
Trong một số trường hợp chị em không nên sử dụng thuốc tránh thai bổ sung estrogen.
  • Thừa cân béo phì.
  • Có dấu hiệu của bệnh đau tim, đột quỵ.
  • Phụ nữ tuổi trên 35 tuổi và hút thuốc lá thường xuyên.
  • Người hay gặp tình trạng đau nửa đầu.
  • Ung thư buồng trứng trong 5 năm gần nhất.
  • Bị bệnh viêm gan, bệnh mạch máu, tăng huyết áp.
  • Đang uống các loại thuốc điều trị bệnh khác.

Tác dụng phụ của thuốc

Tác dụng phụ của thuốc 1
Thời gian đầu sử dụng thuốc có thể gặp các tác dụng phụ khó chịu

Trong nhiều trường hợp, 3 tháng đầu sử dụng thuốc tránh thai bổ sung estrogen chị em thường dễ gặp các tác dụng không mong muốn do cơ thể chưa kịp thích ứng với thuốc, chủ yếu là:

  • Buồn nôn;
  • Rối loạn tiêu hóa: co thắt dạ dày, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón;
  • Viêm lợi;
  • Thay đổi vị giác, không có cảm giác ngon miệng;
  • Thay đổi cân nặng;
  • Sạm da, nổi mụn trứng cá;
  • Phát triển lông, tóc bất thường;
  • Xuất huyết hay thay đổi lượng máu kinh nguyệt;
  • Âm đạo bị kích ứng.

Các tác dụng phụ này thường không nguy hiểm và sẽ giảm dần khi cơ thể thích ứng với thuốc, bạn vẫn cần duy trì dùng thuốc thường xuyên và đúng lịch trình chỉ dẫn không nên tự ý ngưng thuốc. Tuy nhiên nếu các tác dụng phụ quá trầm trọng ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe cũng như sinh hoạt, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để đưa ra giải pháp phù hợp.

Làm gì khi quên uống thuốc?

Thuốc tránh thai bổ sung estrogen yêu cầu cần phải sử dụng hàng ngày và đúng giờ, vậy nên có rất nhiều chị em gặp tình trạng quên uống thuốc.

Trong trường hợp này, chị em cần phải sử dụng kết hợp một biện pháp tránh thai khác khoảng 7 – 9 ngày hoặc cho đến khi kết thúc chu kỳ kinh nguyệt, đồng thời vẫn tiếp tục uống tránh thai bổ sung estrogen như bình thường.

Tuy nhiên, mỗi loại thuốc tránh thai sẽ có những hướng dẫn cụ thể trong trường hợp quên một hoặc nhiều liều. Do đó chị em cần đọc kỹ các thông tin hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất cùng với các tư vấn của bác sĩ.

☛ Tìm hiểu thêm: Tránh thai tuổi tiền mãn kinh liệu có cần thiết?

Lời kết:

Thuốc tránh thai bổ sung estrogen là một phương pháp tránh thai kết hợp bổ sung estrogen cho cơ thể cho thấy những hiệu quả tích cực ở nhiều chị em. Tuy nhiên, bạn vẫn cần cân nhắc và tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm ra phương án tối ưu nhất đem lại an toàn và hiệu quả khi sử dụng.

]]>
https://estrogen.vn/thuoc-tranh-thai-bo-sung-estrogen-nhung-dieu-can-biet-9920/feed/ 0