Mất cân bằng nội tiết tố là tình trạng lượng hormone trong máu có quá nhiều hoặc quá ít. Từ đó, gây ra nhiều hệ quả xấu tới sức khỏe trên toàn cơ thể. Bài viết dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu tổng quan về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị mất cân bằng nội tiết tố nữ.
Mục lục
Mất cân bằng nội tiết tố nữ là gì?
Hormone (hay nội tiết tố) là hóa chất được sản xuất bởi các tuyến trong hệ thống nội tiết. Hormone đi qua dòng máu đến các mô và cơ quan, truyền thông tin cho các cơ quan và tham gia vào nhiều quá trình quan trọng của cơ thể. Chẳng hạn như: giúp điều tiết thân nhiệt, chuyển hóa thức ăn, điều hòa nhịp tim, chu kỳ ngủ, chu kỳ sinh sản – chức năng tình dục, quá trình tăng trưởng phát triển, điều hòa tâm trạng,…
Để điều chỉnh các quá trình trong cơ thể, ở mỗi thời điểm, các hormone đều có một nồng độ nhất định theo quy định, chúng phối hợp và hoạt động đồng bộ, nhịp nhàng với nhau.
Mất cân bằng nội tiết tố là tình trạng cơ thể bạn tạo ra quá ít hoặc quá nhiều một hoặc một loạt các hormone.Tương tự như vậy, mất cân bằng nội tiết tố nữ là tình trạng cơ thể bạn tạo ra quá nhiều hoặc quá ít các nội tiết tố nữ, chủ yếu là estrogen và progesterone.
Xem thêm: Tác dụng của estrogen và progesterone
Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết
Các triệu chứng mất cân bằng nội tiết tố nữ thường gặp là:
- Xuất hiện mụn trứng cá
- Tăng cân không kiểm soát
- Bốc hỏa lên mặt; bốc hỏa lên đầu, bốc hỏa đổ mồ hôi đêm
- Khó ngủ, mất ngủ, thiếu ngủ
- Thay đổi độ nhạy cảm với nóng/ lạnh
- Da khô nám hoặc phát ban da
- Thay đổi huyết áp
- Xương giòn, yếu
- Cáu kỉnh, lo lắng
- Mệt mỏi không có nguyên nhân trong thời gian dài
- Phiền muộn, đau đầu, trầm cảm
- Đầy hơi
- Rụng tóc
- Giảm thị lực
- Giảm ham muốn tình dục
- Phân bố mỡ không đều, bị dồn nhiều vào phần eo, hông, đùi
- Khô âm đạo
- Teo âm đạo
- Đau khi quan hệ
- .v.v.
Lưu ý: Phụ nữ có thể mất cân bằng nội tiết tố nữ ở hai dạng, một là quá nhiều nội tiết tố nữ và hai là thiếu hụt nội tiết tố nữ. Ở mỗi dạng lại có những triệu chứng và biểu hiện riêng. Phần trên không phải là toàn bộ các triệu chứng mất cân bằng nội tiết tố có thể gặp phải.
Nguyên nhân gây mất cân bằng nội tiết tố nữ
Nguyên nhân không do bệnh lý
Tại một số thời điểm trong cuộc sống, bạn rất dễ bị mất cân bằng nội tiết tố nữ, như:
- Dậy thì
- Khi hành kinh
- Mang thai
- Sau sinh và cho con bú
- Thời kỳ tiền mãn kinh , mãn kinh
Đây được coi là những nguyên nhân mất cân bằng nội tiết tố nữ không bệnh lý. Bởi nó xảy ra khi người phụ nữ bước vào những giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân không bệnh lý khác cũng gây mất cân bằng nội tiết tố nữ là:
- Thói quen sống không lành mạnh
- Ăn kiêng quá mức
- Tiếp xúc với chất độc hại, chất ô nhiễm, hóa chất gây rối loạn nội tiết (từ môi trường sinh sống, mỹ phẩm,…)
- .v.v.
Nguyên nhân bệnh lý
Bên cạnh các nguyên nhân tự nhiên đó, mất cân bằng nội tiết tố nữ cũng có thể xảy ra do một số bệnh lý khiến tuyến nội tiết hoạt động kém hoặc không hoạt động.
Nguyên nhân gây mất cân bằng nội tiết tố nữ do bệnh lý bao gồm:
- Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS);
- Tiểu đường loại 1 hoặc loại 2;
- Bị béo phì, thừa cân;
- Do một số loại thuốc;
- Mãn kinh sớm;
- Suy buồng trứng nguyên phát (POI);
- Ung thư buồng trứng;
- Khối u tuyến yên;
- Hội chứng Cushing;
- Hóa trị, xạ trị;
- Hội chứng turner;
- .v.v.
Chẩn đoán mất cân bằng nội tiết tố nữ
Để chẩn đoán tình trạng mất cân bằng nội tiết tố nữ, đầu tiên bác sĩ sẽ thực hiện các bài kiểm tra thể chất với các câu hỏi như:
- Các triệu chứng bắt đầu khi nào?
- Các triệu chứng bạn gặp là gì?
- Bạn có thường xuyên gặp phải các triệu chứng này không?
- Có phương pháp tại nhà nào bạn đã thử mà giúp làm giảm các triệu chứng không?
- Cân nặng gần đây của bạn? Bạn tăng cân hay giảm cân?
- Bạn có hay gặp căng thẳng không?
- Chu kì cuối của bạn là khi nào?
- Bạn đang có kế hoạch mang thai không?
- Bạn có bị khô âm đạo hoặc đau khi quan hệ?
- Các loại thuốc, thực phẩm chức năng hay vitamin mà bạn đang sử dụng?
- .v.v.
Tùy thuộc vào các triệu chứng của bạn, bác sĩ có thể đề nghị bạn làm một hoặc nhiều xét nghiệm chẩn đoán dưới đây:
- Xét nghiệm máu (hầu hết các hormone có thể được phát hiện trong máu. Vì thế, bác sĩ sử dụng xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ tuyến giáp, estrogen, testosterone và cortisol của bạn).
- Khám vùng chậu (để kiểm tra các khối u hoặc u nang)
- Siêu âm tử cung, buồng trứng
- Sinh thiết
- MRI
- X-quang
- .v.v.
Điều trị
Điều trị mất cân bằng nội tiết tố nữ estrogen cần tùy thuộc vào nguyên nhân. Sau khi khám và chẩn đoán, dựa vào tình trạng sức khỏe chung cũng như nguyên nhân cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với bạn.
Thông thường, các lựa chọn điều trị mất cân bằng nội tiết tố nữ có thể bao gồm:
Estrogen âm đạo
Những người bị khô âm đạo liên quan đến sự thay đổi nồng độ estrogen có thể bôi kem có chứa estrogen trực tiếp lên các mô âm đạo để giảm triệu chứng. Họ cũng có thể sử dụng viên estrogen và đặt vòng để giảm khô âm đạo.
Kiểm soát nội tiết tố hoặc kiểm soát sinh sản
Đối với những người không có mong muốn mang thai, các loại thuốc có chứa estrogen và progesterone tổng hợp có thể giúp điều chỉnh chu kỳ và triệu chứng kinh nguyệt không đều. Mọi người có thể dùng thuốc tránh thai dưới dạng thuốc viên, đặt vòng, miếng dán mũi tiêm hoặc dụng cụ tử cung.
Thuốc thay thế hormone
Thuốc có sẵn để tạm thời giảm các triệu chứng thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh chẳng hạn như bốc hỏa hoặc đổ mồ hôi đêm.
Eflornithine (Vaniqa). Kem theo toa này có thể làm chậm sự phát triển tóc trên khuôn mặt quá mức ở phụ nữ.
Thuốc chống androgen
Các loại thuốc ngăn chặn nội tiết tố nam giới androgen chủ yếu có thể giúp hạn chế mụn trứng cá nghiêm trọng và mọc hoặc rụng tóc quá mức.
Clomiphene (Clomid) và letrozole (Femara)
Những loại thuốc này giúp kích thích rụng trứng ở những người mắc PCOS đang cố gắng mang thai. Những người mắc PCOS và vô sinh cũng có thể được tiêm gonadotropin để giúp tăng cơ hội mang thai.
Hỗ trợ công nghệ sinh sản
Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) có thể được sử dụng để giúp những người bị biến chứng PCOS có thai.
Bổ sung vitamin
Bác sĩ cũng có thể kê một số loại vitamin trong quá trình điều trị mất cân bằng nội tiết tố nữ, như vitamin B6, kẽm, magiê, omega-3 và canxi,…
Liệu pháp hormone thay thế sinh học (BHRT)
Liệu pháp thay thế hormone sinh học (Bioidentical Hormone Replacement Therapy – BHRT) là liệu pháp sử dụng các loại hormone để giải quyết các triệu chứng mất cân bằng nội tiết tố hoặc giảm sản xuất hormone gắn liền với quá trình lão hóa. Các loại hormone mà BHRT tác động tới nhằm tăng hoặc cân bằng bao gồm: estrogen, progesterone, đôi khi là testosterone, dehydroepiandrosterone (DHEA) và hormone tuyến thượng thận.
Phương pháp điều trị BHRT bao gồm nhiều loại thuốc với các dạng khác nhau, như: các loại kem, nước, gel, thuốc uống, tiêm, viên đặt,…
Một số sản phẩm BHRT phổ biến hiện nay trên thị trường bao gồm: Estrace, Premphase, Prempro, Activara, Vivelle-Dot…
Phương pháp nâng cao hiệu quả điều trị
Để nâng cao hiệu quả điều trị mất cân bằng nội tiết tố nữ, bạn cũng nên:
- Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, nếu đang thừa cân, bạn nên lên kế hoạch giảm cân an toàn;
- Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh và cân bằng;
- Tập thể dục thường xuyên;
- Thực hành vệ sinh cá nhân tốt;
- Hạn chế các nguyên nhân bốc hỏa ở phụ nữ như: ăn thức ăn và đồ uống cay nóng; đồ uống có gas, các chất kích thích.
- Thực hiện các kỹ thuật quản lý căng thẳng;
- Thực hành yoga , thiền;
- Hạn chế thực phẩm có đường và carbohydrate tinh chế;
- Tránh thực phẩm đóng gói;
- Sử dụng hộp thủy tinh để lưu trữ và hâm nóng thức ăn và đồ uống;
- Hạn chế sử dụng các sản phẩm tẩy rửa có chứa hóa chất độc hại;
- Mua trái cây và rau quả sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm;
>>> Tham khảo: 5 bài tập giúp điều hòa nội tiết tố
Bên cạnh các giải pháp tự nhiên trên, việc sử dụng các Thực phẩm bảo vệ sức khỏe uy tín, an toàn cũng được nhiều chuyên gia sức khỏe khuyên dùng. Việc điều chế trên công nghệ cao, được định lượng chuẩn và bảo quản phù hợp mang lại kết quả rõ rệt và nhanh chóng hơn.
Tuy nhiên, trước khi có ý định sử dụng bất kì loại TPBVSK bổ sung nội tiết nào, bạn cũng nên tìm hiểu thật kỹ về nguồn gốc xuất xứ của chúng và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, đặc biệt nếu muốn dùng chung với các loại thuốc.
Cân bằng nội tiết tố nữ với TPBVSK Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh
TPBVSK Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh là sản phẩm duy nhất được chuyển giao công nghệ ĐỘC QUYỀN quy trình chiết xuất của Viện hóa học – Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam nhằm tối ưu hàm lượng Deoxymiroestrol trong sâm tố nữ với mức cao nhất, tinh túy nhất; giúp mang đến một giải pháp vô cùng hoàn hảo cho sức khỏe, nhan sắc và sinh lý nữ.
Với thành phần gồm 5 nguyên liệu có lợi cho sức khỏe và sinh lý nữ, Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh có các tác dụng:
Thành phần sâm tố nữ trong Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh có chứa 17 hoạt chất tác dụng tương tự Estrogen nội sinh; hoạt chất Miroestrol và Deoxymiroestrol trong Sâm tố nữ có hoạt lực mạnh gấp 10.000 lần phytoestrogen trong mầm Đậu nành, nhờ đó bổ sung và cân bằng nội tiết tố nữ, làm tăng ham muốn, tăng tiết dịch giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng như: khô hạn, bốc hỏa, lão hóa da, khó ngủ, mất ngủ… ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh.
Hồng sâm trong Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh có tác dụng bổ nguyên ích khí, bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt; hỗ trợ tăng cường estrogen trong cơ thể thông qua việc cân bằng nội tiết tố và hỗ trợ nuôi dưỡng buồng trứng khỏe mạnh.
Ngoài ra, các thành phần khác như: nhung hươu, nữ nang, thiên môn đông trong sâm nhung tố nữ cũng hỗ trợ bồi bổ khí huyết, điều hòa hệ thần kinh, làm tăng quá trình tái tạo mô mới và tăng sinh tế bào hỗ trợ giúp chị em cải thiện giấc ngủ ngon hơn, làn da mịn màng, căng khỏe đẹp hơn.
Để tìm mua Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh chính hãng hoặc giải đáp những thắc mắc liên quan, chị em hãy liên hệ đến số Hotline: 1800.1190 (miễn phí cước gọi) để được hỗ trợ tốt nhất nhé!
☛ Tìm mua Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh tại nhà thuốc gần bạn nhất TẠI ĐÂY
Kết luận
Hormone có những vai trò lớn trong nhiều quá trình của cơ thể chúng ta. Nếu các nội tiết tố nữ không cân bằng, một loạt các triệu chứng có thể xảy ra. Đôi khi, mất cân bằng nội tiết tố nữ còn có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng. Chính vì thế, nếu phát hiện ra các triệu chứng bất thường, bạn nên đi khám để tìm cách điều trị càng sớm càng tốt.