Có lẽ chị em đã nghe nhiều lời quảng cáo về estrogen có ở đậu nành cũng như tác dụng kỳ diệu với sức khỏe và cuộc sống phái đẹp, khiến nhiều chị em quan tâm, có ý định sử dụng. Vậy uống sữa đậu nành hay ăn mầm đậu nành có giúp bổ sung estrogen không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích nhé.
Mục lục
Đậu nành có chứa estrogen không?
Sữa đậu nành là nguồn dinh dưỡng phong phú, chứa nhiều dưỡng chất quan trọng cho sức khỏe, bao gồm:
- Protein: Sữa đậu nành cung cấp hàm lượng protein thực vật chất lượng cao, dễ hấp thu và không chứa cholesterol, là lựa chọn thay thế lý tưởng cho các loại protein động vật. Protein trong sữa đậu nành giúp duy trì và phát triển cơ bắp, hỗ trợ hệ miễn dịch và góp phần cân bằng các chức năng cơ thể.
- Canxi: Một số loại sữa đậu nành được bổ sung thêm canxi, giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, giảm nguy cơ loãng xương, đặc biệt hữu ích cho phụ nữ trung niên và cao tuổi. Canxi từ sữa đậu nành thường được kết hợp với các dưỡng chất khác để tối ưu hóa khả năng hấp thụ.
- Vitamin và khoáng chất: Sữa đậu nành chứa nhiều vitamin như vitamin B12, D, và các khoáng chất như magie, sắt, và kali. Các thành phần này không chỉ giúp duy trì sức khỏe tim mạch mà còn tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ hoạt động của các cơ quan và hệ thống trong cơ thể.
Thêm nữa, theo Nghiên cứu tại Viện Đại học Oregon State Hoa Kỳ trong thành phần của đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành có chứa một hoạt chất gọi là Isoflavone được cho là phytoestrogen – một loại estrogen thực vật có chức năng tương tự như estrogen nhưng tác dụng yếu hơn. Ngoài ra, các kết quả thử nghiệm trong nghiên cứu này cũng khẳng định ăn nhiều các thực phẩm từ đậu nành hoặc sữa đậu nành từ sớm sẽ có tác dụng làm giảm nguy cơ ung thư, phòng chống loãng xương và các vấn đề thường gặp liên quan đến độ tuổi mãn kinh như bốc hỏa, bệnh tim mạch, rối loạn giấc ngủ…
Như vậy, thành phần dinh dưỡng trong sữa đậu nành không chỉ đáp ứng nhu cầu dưỡng chất cơ bản mà còn mang lại nhiều lợi ích đặc biệt đối với sức khỏe nữ giới, giúp hỗ trợ cân bằng hormone và bảo vệ cơ thể khỏi nhiều nguy cơ bệnh tật.
Uống sữa đậu nành có tăng estrogen không?
Trong đậu nành có chứa phytoestrogen, vậy uống sữa đậu nành có tăng nội tiết tố nữ estrogen không?
Nếu thường xuyên uống sữa đậu nành hay sử dụng các sản phẩm từ đậu nành có làm tăng estrogen của cơ thể. Do đậu nành sau khi được chế biến thành sữa thì giữ lại phần lớn là protein, đây cũng là phần chứa Isoflavone dồi dào nhất của đậu nành. Vậy nên khi chị em uống sữa đậu nành cơ thể sẽ hấp thu Isoflavone tạo ra nhiều tác dụng tương tự estrogen nội sinh trong cơ thể, hỗ trợ cải thiện tình trạng thiếu hụt estrogen.
Trong một cuộc khảo sát 47 nghiên cứu (11 nghiên cứu trước, 35 nghiên cứu và 1 nghiên cứu về phụ nữ tiền mãn kinh), chất bổ sung isoflavone trong đậu nành làm tăng nồng độ estrogen ở phụ nữ sau mãn kinh lên 14%. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn cho thấy nếu bạn uống hai cốc sữa đậu nành hoặc ăn một bát đậu phụ sẽ tạo ra nồng độ isoflavone trong máu có thể cao gấp 500 đến 1.000 lần so với mức estrogen bình thường ở phụ nữ.
Chính vì thế, để uống sữa đậu nành bổ sung estrogen, bạn cần có thói quen sử dụng hàng ngày và trong một thời gian dài mới thấy được sự thay đổi.
Trước khi quyết định bổ sung estrogen từ đậu nành, chị em cần tìm hiểu rõ những tác động của estrogen có ở đậu nành đến cơ thể mình để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Tác dụng của estrogen có trong sữa đậu nành
Dưới đây là những tác dụng của estrogen thực vật – Isoflavone có ở đậu nành và những lưu ý của từng tác dụng mà có thể bạn chưa biết.
Khả năng làm giảm nguy cơ ung thư vú
Một trong những tác dụng của estrogen có ở đậu nành mà chắc chắn chị em đã được nghe đến nhiều là khả năng làm giảm nhẹ nguy cơ ung thư vú của Isoflavone.
Một số nghiên cứu thấy rằng, phụ nữ châu Á, đặc biệt là Nhật Bản họ có chế độ ăn nhiều đậu nành nên dường như tỷ lệ mắc ung thư vú ở những người phụ nữ này thấp hơn so với nhóm phụ nữ không có thói quen ăn đậu nành.
Bên cạnh đó, tác dụng giảm nguy cơ ung thư vú của estrogen có ở đậu nành cũng thay đổi theo độ tuổi và tình trạng mãn kinh của phụ nữ. Nó dường như phát huy công dụng nhiều nhất khi sử dụng trong độ tuổi dậy thì, đây là thời điểm mô vú còn chịu nhiều tác động từ chế độ ăn, các yếu tố môi trường.
Không chỉ thế, có một số nghiên cứu còn cho thấy dường như sử dụng quá nhiều Isoflavone từ đậu nành ở tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh còn làm tăng nguy cơ hình thành các khối u biểu mô tuyến vú.
Khả năng làm giảm các triệu chứng thiếu hụt estrogen
Do trong đậu nành chứa khá nhiều phytoestrogen vậy nên các nghiên cứu về khả năng cải thiện tình trạng thiếu hụt estrogen của Isoflavone có ở đậu nành được thực hiện khá nhiều.
Theo tạp chí nghiên cứu Khoa học và Kỹ thuật Y sinh, việc sử dụng các sản phẩm từ đậu nành hoặc uống uống chiết xuất isoflavone từ mầm đậu nành có tạo ra tác dụng làm giảm các cơn bốc hỏa ở phụ nữ thiếu hụt estrogen tiền mãn kinh, mãn kinh; tăng estrogen của cơ thể và cải thiện rối loạn kinh nguyệt.
Tuy nhiên, ở một số nghiên cứu khác, estrogen có ở đậu lại không cho thấy bằng chứng thuyết phục nào trong việc cải thiện tình trạng thiếu hụt estrogen đặc biệt ở những chị em bước vào độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh.
Sự thật là Isoflavone không phải là một “thần dược” như trong lời đồn, khi sự suy giảm nhan sắc, lão hóa da và cơ thể do thiếu hụt estrogen ở tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh là vấn đề khiến chị em lo lắng và muốn cải thiện nhất thì Isoflavone từ đậu nành lại tỏ ra bất lực, không đem lại hiệu quả thuyết phục nào.
Làm giảm cholesterol
Tác dụng làm giảm cholesterol của estrogen có ở đậu phụ thuộc vào các protein có trong loại thực phẩm này. Protein đậu nành có chứa isoflavone hoạt động tốt hơn protein có ít hoặc không chứa isoflavone vậy nên ăn protein hoặc sử dụng các sản phẩm chất xơ từ mầm đậu nành thay thế cho các nguồn cung cấp protein khác có thể làm giảm nhẹ cholesterol toàn phần và cholesterol không có lợi (cholesterol lipoprotein – LDL) lưu hành trong máu.
Tuy nhiên, protein đậu nành không giúp làm giảm triglycerid trong máu, bên cạnh đó nó cũng không làm tăng “cholesterol tốt” (cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL)).
Làm giảm huyết áp
Các loại protein và chất xơ của đậu nành luôn cho thấy tác động tích cực đến hệ tim mạch của chúng ta. Phần lớn các nghiên cứu cho thấy khi sử dụng các sản phẩm protein này có thể làm giảm huyết áp tâm thu khoảng 4-8 mmHg và huyết áp tâm trương khoảng 3-5 mmHg ở những người có huyết áp cao. Qua đó giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Phòng chống loãng xương
Nhiều nghiên cứu về tác dụng của estrogen có trong đậu cho thấy rằng đậu nành hoặc chiết xuất mầm đậu nành có thể làm tăng mật độ khoáng xương (BMD), hoặc làm chậm mất BMD ở phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh và tiền mãn kinh.
Năm 2008, một nghiên cứu phân tích gồm 10 nghiên cứu lâm sàng nhằm đánh giá hiệu quả của isoflavone mầm đậu nành với mật độ xương cũng như mức độ khoáng hóa xương trên 608 phụ nữ mãn kinh. Kết quả cho thấy ở liều dùng ≥ 80 mg/ngày, mức độ mất khoáng xương giảm rõ rệt.
Với những thông tin được nêu trên, lời khuyên dành cho chị em là hãy sử dụng các sản phẩm chứa nhiều protein đậu nành như sữa đậu nành, dầu đậu nành,… để bảo vệ sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên nếu muốn sử dụng các sản phẩm chứa chiết xuất Isoflavone từ mầm đậu nành để cải thiện tình trạng thiếu hụt estrogen, gìn giữ tuổi xuân thì nên cân nhắc kỹ và tìm hiểu các chiết xuất estrogen thảo dược khác hiệu quả hơn để bảo vệ sức khỏe cũng như tránh mất công sức và tiền bạc.
Những ai nên và không nên uống sữa đậu nành?
Tuy mang lại nhiều lợi ích cho phụ nữ nhưng không phải ai cũng phù hợp để uống sữa đậu nành hàng ngày. Để tối ưu hóa lợi ích của sữa đậu nành và tránh những tác động không mong muốn, cần hiểu rõ những đối tượng nào nên bổ sung sữa đậu nành và những ai nên hạn chế hoặc tránh sử dụng.
Ai nên uống sữa đậu nành?
- Phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh: Trong giai đoạn mãn kinh, nồng độ hormone estrogen trong cơ thể phụ nữ giảm đáng kể, dẫn đến các triệu chứng khó chịu như nóng bừng, thay đổi tâm trạng, và mất ngủ. Sữa đậu nành chứa isoflavone, một hợp chất phytoestrogen có khả năng tương tự estrogen tự nhiên. Isoflavone giúp làm giảm các triệu chứng mãn kinh nhẹ nhàng, hỗ trợ cân bằng hormone mà không cần dùng đến các liệu pháp thay thế hormone nhân tạo.
- Người muốn cải thiện sức khỏe tim mạch: Sữa đậu nành không chứa cholesterol và có lượng chất béo bão hòa rất thấp, là lựa chọn lý tưởng cho người muốn tăng cường sức khỏe tim mạch. Isoflavone trong đậu nành giúp giảm mức cholesterol xấu (LDL), tăng cholesterol tốt (HDL), đồng thời ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Đối với người có nguy cơ cao về bệnh tim, uống sữa đậu nành có thể là một biện pháp hỗ trợ giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh tim mạch hiệu quả.
Những ai nên hạn chế hoặc tránh uống sữa đậu nành?
- Người có vấn đề về tuyến giáp: Sữa đậu nành chứa các hợp chất goitrogen, có thể ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp, đặc biệt ở những người đã có sẵn các vấn đề về tuyến giáp. Goitrogen có thể làm giảm khả năng hấp thụ iod – yếu tố cần thiết cho hoạt động bình thường của tuyến giáp, do đó, người mắc bệnh suy giáp hoặc có nguy cơ rối loạn tuyến giáp nên hạn chế tiêu thụ sữa đậu nành hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Người dị ứng với đậu nành: Dị ứng đậu nành là tình trạng phổ biến, có thể gây ra các triệu chứng như ngứa, sưng, nổi mẩn, thậm chí là phản ứng dị ứng nặng (sốc phản vệ) ở một số người. Những người có tiền sử dị ứng với đậu nành nên tránh uống sữa đậu nành hoặc các sản phẩm từ đậu nành để đảm bảo an toàn.
Sữa đậu nành rất tốt đối với cơ thể phụ nữ, tuy nhiên chỉ nên bổ sung một lượng vừa đủ và để mang lại hiệu quả tốt nhất nên bổ sung thêm những dưỡng chất từ nguồn thực phẩm khác nữa nhé. Nếu có thắc mắc gì thêm bạn đọc hãy liên hệ đến số Hotline: 1800.1190 (miễn phí cước gọi) để được hỗ trợ tốt nhất.