Estrogen là một hormone nội tiết tố đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể phụ nữ. Nhiệm vụ của estrogen bao gồm duy trì và cải thiện sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ. Việc thiếu hụt estrogen có thể gây ra các triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Vậy tác hại của thiếu hụt estrogen đối với phụ phụ nữ là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Mục lục
Nguyên nhân thiếu hụt estrogen
Dưới đây là những nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu hụt estrogen trong cơ thể, bao gồm:
- Tuổi tác: Mọi lứa tuổi đều có thể gặp phải tình trạng thiếu hụt estrogen. Tuy nhiên, tuổi càng cao thì nồng độ estrogen sẽ càng giảm, đặc biệt ở độ tuổi mãn kinh. Trong giai đoạn này, estrogen sẽ chuyển từ việc được sản xuất ở buồng trứng sang sản xuất chất béo trong cơ thể.
- Yếu tố di truyền: Hội chứng Turner (một rối loạn trong cơ thể nữ giới do một nhiễm sắc thể) có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt estrogen.
- Chế độ ăn uống: Chán ăn hoặc rối loạn ăn uống có thể khiến cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết để duy cân bằng lượng hormone estrogen trong cơ thể.
- Suy buồng trứng nguyên phát (mãn kinh sớm): Nếu buồng trứng ngừng sản xuất estrogen trước 40 tuổi sẽ khiến giai đoạn mãn kinh tới sớm. Một số tình trạng rối loạn tự miễn dịch cũng có thể tấn công vào buồng trứng làm ngăn cản quá trình sản sinh estrogen.
- Sử dụng thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai có thể gây ức chế hoạt động của các hormone estrogen và progesterone.
- Phương pháp điều trị ảnh hưởng đến buồng trứng như: Xạ trị, hoá trị cho bệnh nhân ung thư; chấn thương sẽ ngăn cản buồng trứng tiết ra nồng độ estrogen bình thường; cắt bỏ một hoặc cả hai buồng trứng cũng khiến lượng estrogen bị suy giảm.
- Tuyến yên kém hoạt động: Tuyến yên tiết ra các hormone truyền tín hiệu cho buồng trứng tạo ra estrogen. Nếu tuyến yên không giải phóng đủ các hormone này cho cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt estrogen.
- Vô kinh vùng dưới đồi: Nếu cơ thể căng thẳng, tập thể dục quá mức, không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng sẽ gây ra tình trạng vô kinh vùng dưới đồi. Khi tình trạng này xảy ra, não sẽ không giải phóng đủ hormone kích hoạt sản sinh estrogen trong buồng trứng.
☛ Đọc thêm: Top 8 nguyên nhân gây thiếu hụt estrogen
Tác hại thiếu hụt estrogen đối với cơ thể
Thiếu hụt estrogen sẽ để lại những ảnh hưởng tiêu cực đối với cơ thể, sức khỏe của chị em phụ nữ, cụ thể:
Tác hại thiếu hụt estrogen đối với sức khỏe
Estrogen có mối liên hệ mật thiết đến sức khoẻ tổng thể của mỗi người. Không chỉ vậy, nồng độ hormone này còn tác động đến tâm sinh lý, chế độ sinh hoạt và ngoại hình của một người. Khi thiếu hụt estrogen, sức khỏe chị em phụ nữ có thể gặp các triệu chứng sau:
- Cảm giác uể oải, mệt mỏi và suy nhược cơ thể.
- Mất khả năng tập trung và suy giảm chức năng ghi nhớ.
- Tình trạng bốc hoả, đổ mồ hôi diễn ra thường xuyên.
- Mất ngủ, ngủ không sâu giấc, trằn trọc khó ngủ và dễ tỉnh giấc vào giữa đêm.
- Dễ tăng cân, cơ thể trở nên chậm chạp và ì ạch hơn trước.
- Đối với lứa tuổi mới lớn, vì một lý do nào đó khiến buồng trứng không sản sinh đủ lượng hormone estrogen gây ảnh hưởng nghiêm
- trọng cho cơ thể. Sự thiếu hụt estrogen ở thời kỳ này gây rối loạn quá trình phát triển của các cô gái dẫn đến tình trạng thấp bé, còi xương, da dẻ xấu và có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản sau này.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa.
- Estrogen là một trong những hormone nội tiết tố kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt. Nếu hàm lượng estrogen quá thấp sẽ dẫn đến kinh nguyệt có thể bị gián đoạn, rối loạn kinh nguyệt và chu kỳ không đều.
- Tình trạng thiếu hụt estrogen có gây cản trở quá trình rụng trứng gây khó khăn cho việc mang thai, khó đậu thai. Nếu tình trạng này xảy ra trong một thời gian dài có thể dẫn đến vô sinh hoặc thiếu sữa khi nuôi con.
- Ngoài ra, estrogen còn giúp duy trì độ chắc khỏe của xương. Do đó, sau thời kỳ mãn kinh bị thiếu hụt estrogen, chị em phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương, thậm chí gãy xương và xơ vữa động mạch.
Tác hại thiếu hụt estrogen đối với tâm sinh lý
Estrogen có mối liên hệ mật thiết tới serotonin, một chất được tìm thấy trong não bộ có tác dụng tăng cường tâm trạng. Vì vậy, việc thiếu hụt estrogen sẽ kéo theo serotonin cũng sẽ bị suy giảm và làm ảnh hưởng tới tâm trạng, thậm chí có thể gây ra chứng trầm cảm.
Đối với những người phụ nữ sau sinh, ngoài việc chăm cho con, nếu bản thân không ngủ đủ giấc khiến nồng độ estrogen giảm quá nhanh. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm sau sinh của các mẹ bầu.
Bên cạnh đó, tâm sinh lý của chị em rất dễ bị ảnh hưởng khi cơ thể thiếu hụt estrogen:
- Tâm lý bất thường như mệt mỏi, buồn chán, căng thẳng, lô âu, thường xuyên cáu gắt không rõ nguyên nhân.
- Suy giảm nhu cầu sinh lý, giảm hứng thú với quan hệ tình dục hoặc quan hệ tình dục không đạt được khoái cảm, ngược lại còn cảm thấy đau đớn.
- Thiếu hụt estrogen khiến teo biểu mô âm đạo, tiết ít dịch nhờn khiến âm đạo bị khô, gây khó khăn, đau rát khi quan hệ.
Tác hại thiếu hụt estrogen đối với làn da
Estrogen chính là hormone gìn giữ tuổi xuân cho phái nữ. Hàm lượng này cao nhất ở thời điểm độ tuổi dậy thì và trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, sau đó sẽ giảm mạnh vào thời kỳ sau sinh và mãn kinh. Cứ 10 năm thì lượng hormone estrogen trong cơ thể sẽ giảm đi 15%, đến khi người phụ nữ 55 tuổi thì nồng độ hormone chỉ còn 10% so với khi còn trẻ. Chính vì thế, việc thiếu hụt estrogen ở độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh khiến nhan sắc chị em cũng bị ảnh hưởng:
- Da nổi mụn nước, mụn viêm, mụn ẩn đột ngột.
- Da xuất hiện sớm các dấu hiệu lão hoá như nám, sạm, tàn nhang, vết nhăn,…
- Độ đàn hồi của da kém đi, khô da, da bị mất nước, sạm màu và thiếu tươi tắn.
- Tóc bị khô, xơ, dễ gãy rụng.
- Tăng tích trữ mỡ dưới da, thay đổi nơi lưu trữ chất béo, đặc biệt ở vùng ngực, mông, bắp đùi sang bụng và có thể làm ngực bị chảy xệ.
Cách phòng ngừa biến chứng do thiếu hụt estrogen
Để phòng ngừa các biến chứng do thiếu hụt estrogen và tăng cường nồng độ hormone này, chị em cần:
- Bổ sung nguồn dinh dưỡng toàn diện và hợp lý. Nên ăn thịt trắng, các loại quả giàu vitamin C như bơ, cà rốt, súp lơ, kiwi, ngô,… Các loại thực phẩm có chứa các chất tương tự estrogen như đậu nành, hạt hướng dương, hạt điều, sắn dây, lạc,…
- Có chế độ tập luyện thể dục, yoga thường xuyên, vừa phải và phù hợp với tình trạng sức khoẻ của bản thân.
- Hạn chế ăn các thức ăn nhiều đường và béo, đồ ăn nhiều dầu mỡ.
- Hạn chế tối đa tình trạng stress, căng thẳng, lo âu.
- Nên đi ngủ trước 10 giờ tối và ngủ đủ giấc.
- Nếu trọng lượng cơ thể quá thấp, nồng độ estrogen có thể giảm xuống để đẩy chỉ số cân nặng lên. Vì thế, việc duy trì cân nặng có thể ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt estrogen.
- Chị em có thể bổ sung estrogen bằng các loại thực phẩm chức năng nhưng phải có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
- Tốt nhất nên thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.
Lời kết
Qua bài viết trên, chị em có thể phần nào hiểu được tác hại của thiếu hụt estrogen trong cơ thể sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ, sắc đẹp và sinh lý nữ. Vì thế, nếu có những biểu hiện bất thường nào nghi ngờ suy giảm nội tiết tố nữ, chị em phụ nữ đến đi khám bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời để bảo vệ sức khỏe bản thân tốt hơn nhé! Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì cần được tư vấn, hãy gọi cho chúng tôi theo hotline 1800 1190 (miễn phí cước gọi) để được các chuyên gia giải đáp.