Để điều chỉnh nội tiết tố nữ trong cơ thể, người ta thường sử dụng liệu pháp điều trị nội tiết tố. Đây là phương pháp điều trị như thế nào và khi nào cần sử dụng?
Mục lục
Điều trị nội tiết tố nữ là gì?
Điều trị nội tiết tố nữ là phương pháp điều trị nhằm thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể (bổ sung, ngăn chặn hoặc loại bỏ) để làm giảm các triệu chứng do tình trạng rối loạn nội tiết tố nữ gây ra. Điều trị nội tiết tố nữ còn được gọi là liệu pháp hormone hay liệu pháp nội tiết.
Điều trị nội tiết tố nữ có thể được sử dụng một mình như là phương pháp điều trị chính hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác.
Khi nào cần điều trị nội tiết tố nữ?
Trong cơ thể chúng ta, hormone hay nội tiết tố nữ là những hóa chất có trong máu, kiểm soát cách một số tế bào và cơ quan hoạt động, phát triển. Có nhiều loại hormone khác nhau, mỗi loại được sản xuất tự nhiên bởi các tuyến hoặc các cơ quan trong cơ thể. Hormone nữ được sản xuất chủ yếu bởi buồng trứng, gồm estrogen và progesterone.
Nội tiết tố nữ cần được giữ ở nồng độ thích hợp với cơ thể, điều này giúp các cơ quan, tế bào hoạt động một cách bình thường và ổn định. Khi nồng độ hormone mất cân bằng, có quá nhiều hoặc quá ít nội tiết tố nữ, hàng loạt các triệu chứng sẽ xảy ra, làm ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể. Giống như công thức làm bánh, có quá ít hoặc quá nhiều một thành phần nào đều làm ảnh hưởng đến sản phẩm cuối cùng. Cơ thể của chúng ta cũng vậy.
Vì thế, các phương pháp điều trị nội tiết tố nữ được sử dụng trong các trường hợp rối loạn nội tiết tố nữ, bao gồm:
- Thiếu nội tiết tố nữ
- Dư thừa nội tiết tố nữ
Tuy nhiên, không phải cứ bị rối loạn nội tiết tố là cần sử dụng liệu pháp nội tiết. Bác sĩ thường chỉ định liệu pháp này khi bệnh nhân có một số triệu chứng ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của họ, như:
Các triệu chứng thừa nội tiết nữ:
- Tăng cân, đặc biệt là vùng bụng, đùi;
- Không thể giảm cân mặc dù chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh;
- Đầy hơi;
- Sưng, đau ngực;
- Xuất hiện khối u, xơ vú;
- U xơ tử cung;
- Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS);
- Suy giảm ham muốn tình dục;
- Kinh nguyệt không đều;
- Đau đầu;
- Bàn tay hoặc bàn chân lạnh;
- Khó ngủ;
- Luôn buồn ngủ hoặc mệt mỏi;
- Tâm trạng thất thường;
- Hay lo lắng và hoảng loạn;
- Có vấn đề với trí nhớ;
- .v.v.
Các triệu chứng thiếu nội tiết nữ
- Chu kỳ kinh nguyệt kết thúc dần;
- Suy giảm ham muốn tình dục;
- Kiệt sức, năng lượng thấp và mệt mỏi;
- Khó ngủ vào ban đêm;
- Đau đầu, đặc biệt là chứng đau nửa đầu;
- Âm đạo khô, teo, mỏng;
- Suy giảm ham muốn tình dục;
- Quan hệ đau đớn
- Gặp khó khăn khi mang thai;
- Đau cơ và/hoặc khớp;
- Cơ thể bốc hoả
- Xuất hiện bốc hỏa lên đầu
- Gia tăng mắc các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) do niệu đạo mỏng;
- Mụn trứng cá
- Tâm trạng, lo lắng hoặc trầm cảm;
- .v.v.
Trong các trường hợp này, điều trị nội tiết tố nữ sẽ giúp:
- Điều trị các bệnh liên quan tới dư thừa hoặc thiếu nội tiết tố;
- Giảm các triệu chứng;
- Cải thiện chức năng tâm lý và xã hội;
- Cải thiện ham muốn và thỏa mãn tình dục;
- Nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tùy vào tình trạng của bệnh nhân cũng như vấn đề mà họ gặp phải, bác sĩ sẽ quyết định xem cần sử dụng loại điều trị nội tiết tố nữ nào.
Các loại điều trị nội tiết tố nữ
Lựa chọn điều trị nội tiết tố nữ cho phụ nữ bao gồm:
- Kiểm soát sinh sản nội tiết tố
- Estrogen âm đạo
- Thuốc thay thế hormone
- Thuốc chống androgen
- Clomiphene (Clomid) và letrozole (Femara)
- Miếng dán da
- Hỗ trợ công nghệ sinh sản
Kiểm soát sinh sản nội tiết tố
Đây là phương pháp dành cho những phụ nữ bị thừa nội tiết tố nữ (thừa estrogen).
Các loại thuốc được sử dụng trong trường hợp này là một dạng tổng hợp của hormone progesterone và estrogen. Chúng giúp cơ thể duy trì mức độ hormone phù hợp, từ đó giúp điều chỉnh chu kì kinh nguyệt và triệu chứng kinh nguyệt không đều.
Thuốc được dùng dưới dạng thuốc viên, vòng, miếng dán, mũi tiêm hoặc dụng cụ tử cung.
Estrogen cục bộ
Estrogen cục bộ còn gọi là estrogen âm đạo. Những phụ nữ bị khô âm đạo, ngứa và đau rát khi giao hợp có liên quan đến việc thay đổi nồng độ estrogen có thể sử dụng phương pháp này.
Estrogen âm đạo trhường có 3 dạng chính là: kem bôi, vòng âm đạo hoặc viên nén. Lịch trình sử dụng và liều lượng tùy thuộc vào dạng sản phẩm mà bạn sử dụng.
- Kem âm đạo (Estrace, Premarin). Thường được sử dụng hàng ngày trong 1 đến 2 tuần, sau đó giảm tần suất xuống còn 1-3 lần/tuần theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thuốc được sử dụng bằng cách dùng một dụng cụ để đưa kem vào trong âm đạo.
- Vòng âm đạo (Eopes). Phương pháp này sử dụng một vòng tròn mềm, linh hoạt để đưa vào trong âm đạo. Tại đây, nó giải phóng một dòng estrogen ổn định trực tiếp đến các mô âm đạo. Vòng được thay thế ba tháng một lần.
- Viên nén âm đạo (Vagifem).Thuốc được đưa vào âm đạo bằng một công cụ dùng một lần. Thuốc được sử dụng 2 lần/tuần cho đến khi không còn cần đến nó nữa.
Các loại thuốc uống chứa estrogen hoặc progestin hoặc kết hợp
Các loại thuốc uống điều trị nội tiết tố được thành ba loại khác nhau, gồm: thuốc chỉ chứa estrogen, thuốc chỉ chứa progestin hoặc thuốc kết hợp estrogen và progestin.
Thuốc chỉ có estrogen được sử dụng để điều trị các vấn đề liên quan tới:
- Rối loạn vận mạch (nóng bừng, bốc hỏa) xảy ra ở thời kì mãn kinh, mức độ từ trung bình tới nghiêm trọng;
- Teo âm hộ, âm đạo;
- Thiểu năng sinh dục nữ;
- Xuất huyết tử cung bất thường;
- Suy buồng trứng nguyên phát hoặc phẫu thuật bỏ bộ phận sinh dục nữ;
- Phòng ngừa loãng xương hậu mãn kinh.
Thuốc chỉ có progestin được sử dụng để điều trị:
- Các vấn đề liên quan tới các vấn đề bất thường ở tử cung;
- Hỗ trợ khả năng sinh sản và mang thai;
- Ngừa thai;
- Làm giảm mức độ hormone giới tính (tùy thuộc vào mục đích điều trị);
- Các chỉ định khác.
Thuốc chỉ có progestin giúp làm giảm nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung.
Thuốc kết hợp Estrogen và Progestin (estrogen liên hợp) được chỉ định để điều trị rối loạn nội tiết tố liên quan đến thời kì mãn kinh, như:
- Các triệu chứng rối loạn vận mạch (bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm);
- Teo xơ âm đạo;
- Ngứa âm hộ, âm đạo;
- Suy buồng trứng hoặc suy giảm tuyến sinh dục nữ
- Chảy máu âm đạo bất thường;
- Dự phòng loãng xương;
- Các chỉ định khác.
Tìm hiểu thêm: Thuốc bổ sung estrogen cho phụ nữ
Thuốc chống androgen
Các loại thuốc này có tác dụng ngăn chặn các nội tiết tố nam trong cơ thể nữ giới, khi chúng chiếm quá nhiều ưu thế, khiến nồng độ các hormone trong cơ thể (bao gồm cả nội tiết tố nữ) bị mất cân bằng nồng độ.
Mục đích của nhóm thuốc này là để điều trị mụn nội tiết nặng ở nữ giới; tóc mọc hoặc rụng quá mức.
Clomiphene (Clomid) và Letrozole (Femara)
Nhóm thuốc này giúp kích thích rụng trứng ở những người mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) đang cố gắng mang thai. Những người mắc PCOS và vô sinh cũng có thể được tiêm gonadotropin để giúp tăng cơ hội mang thai.
Miếng dán da
Miếng dán da là một liệu pháp thay thế estrogen. Chúng được bán dưới nhiều tên thương hiệu khác nhau, như: Alora, Climara, Estraderm, Vivelle -Dot chỉ chứa estrogen hay Climara Pro, Combipatch là những miếng dán có chứa kết hợp cả estrogen và progestin.
Công dụng của các miếng dán này là để điều trị các triệu chứng nhất định của phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh như bốc hỏa, khô rát, kích ứng âm đạo. Nó cũng được sử dụng để ngăn ngừa loãng xương sau mãn kinh, hoặc để điều trị rối loạn buồng trứng.
Hỗ trợ công nghệ sinh sản
Với những phụ nữ bị biến chứng của hội chứng buồng chứng đa nang, có thể sử dụng công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để hỗ trợ mang thai.
Sau khi điều trị nội tiết nữ
Phục hồi
Phục hồi trong và sau khi điều trị nội tiết tố nữ phụ thuộc vào:
- Loại trị liệu nội tiết tố nữ được sử dụng
- Sức khỏe chung của bạn
- Các tác dụng phụ mà bạn gặp phải
Đội ngũ chăm sóc sức khỏe sẽ cung cấp cho bạn các hướng dẫn nếu có những biện pháp phòng ngừa đặc biệt bạn cần thực hiện sau khi điều trị nội tiết tố nữ.
Theo sát
Việc điều trị nội tiết tố nữ cần có sự theo dõi sát sao từ bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất, đồng thời giúp tránh được những rủi ro tiềm ẩn. Vì thế, bệnh nhân cần phối hợp tốt với bác sĩ, bằng cách:
- Tuân thủ đúng phác đồ điều trị, không tự ý bỏ thuốc, bỏ liệu trình hay đổi thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ;
- Theo dõi các tác dụng phụ mà bạn gặp phải và báo cáo với bác sĩ;
- Tái khám đúng hẹn.
Tác dụng phụ của điều trị nội tiết tố nữ
Điều trị nội tiết tố nữ, dù là bất cứ hình thức nào, cũng có thể gây ra tác dụng phụ. Một số bệnh nhân sẽ gặp ít hoặc rất ít tác dụng không mong muốn, tuy nhiên, nhiều trường hợp, bệnh nhân có thể gặp phải những tác dụng phụ từ nhẹ đến nặng hoặc nghiêm trọng.
Nếu bạn gặp các tác dụng phụ, chúng có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong, ngay sau hoặc vài ngày, vài tuần sau khi điều trị nội tiết tố nữ. Đôi khi tác dụng phụ muộn do điều trị nội tiết tố có thể xảy ra sau vài tháng hoặc nhiều năm. Hầu hết chúng đều tự biến mất hoặc có biện pháp giảm nhẹ, nhưng một số tác dụng phụ có thể kéo dài hoặc trở thành vĩnh viễn.
Tác dụng phụ của điều trị nội tiết tố estrogen sẽ phụ thuộc chủ yếu vào loại trị liệu nội tiết tố, liều lượng của thuốc, sự kết hợp của các loại thuốc và sức khỏe tổng thể của bạn.
Điều quan trọng là bạn cần báo cáo các tác dụng phụ này và mối quan tâm của bạn về chúng cho bác sĩ. Các bác sĩ có thể đo lường mức độ nghiêm trọng của tác dụng phụ và đưa ra biện pháp phù hợp.
Sau đây là những tác dụng phụ phổ biến nhất mà mọi người có xu hướng gặp phải với việc điều trị nội tiết tố nữ:
Mệt mỏi. Mệt mỏi hay cảm thấy thiếu năng lượng có thể xảy ra với điều trị nội tiết tố nữ. Nó làm cho một người cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường dù đã ngủ và nghỉ ngơi đủ giấc, nó thậm chí có thể ảnh hưởng tới các hoạt động thường ngày của bạn.
Buồn nôn và ói mửa. Buồn nôn và nôn có thể xảy ra với một số loại thuốc điều trị nội tiết tố nữ. Những tác dụng phụ này thường trở nên tốt hơn khi cơ thể quen với thuốc.
Cục máu đông. Một cục máu đông có thể xuất hiện ở chân hoặc phổi của bạn trong khi điều trị nội tiết. Các triệu chứng bao gồm đau bắp chân, tĩnh mạch cứng, sưng ở chân, khó thở và đau ngực. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy đến gặp bác sĩ hoặc đến khoa cấp cứu gần nhất ngay lập tức.
Vú sưng hoặc đau. Một số phương pháp điều trị bằng thuốc nội tiết tố có thể gây sưng hoặc đau vú.
Bệnh tiêu chảy. Tiêu chảy là sự gia tăng số lượng và sự lỏng lẻo của phân. Nó xảy ra bởi vì một số loại thuốc điều trị nội tiết tố ảnh hưởng đến các tế bào nằm trong đường tiêu hóa.
Đau cơ hoặc khớp. Đau cơ hoặc khớp có thể xảy ra một vài ngày sau khi điều trị bằng thuốc nội tiết.
Các tác dụng phụ khác. Chảy máu âm đạo; khó tiêu; chuột rút ở chân; đau lưng; mụn trứng cá;
Các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn. Tăng nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư buồng trứng; ung thư tử cung; bệnh tim và đột quỵ;…
Tìm đọc: Những bệnh thường gặp ở tuổi mãn kinh
Tổng kết
Điều trị nội tiết tố nữ gồm nhiều loại điều trị khác nhau, mỗi loại nhằm một mục đích. Bác sĩ sẽ là người quyết định xem bạn có cần điều trị nội tiết tố nữ không và cần sử dụng loại điều trị nào.
Bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế cho bất kì tư vấn y khoa nào từ bác sĩ của bạn.
Hoàng Thị Chung đã bình luận
Tôi nhận thấy mình có một số dấu hiệu thiếu hụt nội tiết nhẹ như: mất hứng thú với chuyện chăn gối, vòng 1 chảy xệ, tóc rụng, da sạm,… Tôi liệu đã phải dùng các loại thuốc trên chưa? Năm nay tôi 49 tuổi.
Chuyên viên tư vấn đã bình luận
Chào chị Chung,
Với các dấu hiệu thiếu hụt nội tiết tố nhẹ như trên, nếu các triệu chứng này chưa ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống, chị có thể tự khắc phục tại nhà bằng cách sử dụng một số sản phẩm bổ sung và cân bằng nội tiết từ thảo dược thiên nhiên, như Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh.
Đây là sản phẩm có chứa phytoestrogen chuẩn hóa chiết xuất từ củ Sâm tố nữ theo quy trình chuyển giao chiết xuất từ Viện Hóa Học – Viện hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam. Đây cũng là sản phẩm DUY NHẤT được chuyển giao quy trình này.
Theo nhiều nghiên cứu, các phytoestrogen trong củ Sâm tố nữ, đặc biệt là hoạt chất Deoxymiroestrol chỉ có trong Sâm tố nữ mạnh gấp 1000 tới 10.000 lần các isoflavonoid có trong mầm đậu nành. Đây chính là hoạt chất có hoạt tính tương tự estrogen mạnh nhất tính tới thời diểm này.
Ngoài sâm tố nữ, sản phẩm còn được bổ sung thêm nhiều thành phần quý khác, như: nhung hươu, nhân sâm, nữ lang, thiên môn đông. Các thành phần này hiệp đồng và hỗ trợ nhau để mang lại tác dụng bảo vệ sắc đẹp toàn diện cho phái nữ.
Chị uống mỗi ngày 2 viên chia làm 2 lần (sáng và trưa sau ăn), sử dụng liệu trình tối thiểu 3 tháng sẽ thấy tác dụng rõ rệt.
Để đặt mua sản phẩm, chị xem tại đường dẫn: https://estrogen.vn/diem-ban/
Nếu sau khi áp dụng phương pháp điều trị tại nhà mà các triệu chứng không thuyên giảm hoặc có chiều hướng nặng lên, ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống, chị nên đi khám để có phác đồ điều trị phù hợp.
Chúc chị sức khỏe!
Phạm Thuy Thủy đã bình luận
Tôi có thể đi khám nội tiết tố nữ ở đâu?
Chuyên viên tư vấn đã bình luận
Chào chị Thủy,
Để khám và điều trị các vấn đề về nội tiết tố, chị nên tới các bệnh viện, cơ sở y tế chuyên sâu và có thế mạnh về nội tiết. Bởi để chẩn đoán các bệnh nội tiết, cần có những xét nghiệm, chụp chiếp đặc thù, không phải ở đâu cũng có thể thực hiện được.
Dưới đây là gợi ý của tôi về một số địa chỉ khám nội tiết tố nữ tại Hà Nội và Hồ Chí Minh, chị có thể tham khảo:
Tại Hà Nội:
Tại thành phố Hồ Chí Minh