Bốc hỏa là một triệu chứng rất phổ biến ở thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh và có thể gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của chị em. Theo thống kê, cứ 10 phụ nữ thì có tới 9 người bị những cơn bốc hỏa giày vò, điều đáng buồn là chúng thường xảy ra vào ban đêm nên gây ra nhiều hệ lụy như mất ngủ, mệt mỏi, khó tập trung, … Vậy để đối phó với bốc hỏa khi ngủ chị em cần lưu ý những gì? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết nhất về hội chứng này.

Mục lục
- 1. Bốc hỏa khi ngủ là gì?
- 2. Nguyên nhân khiến chị em bị bốc hỏa khi ngủ
- 3. Những triệu chứng điển hình của bốc hỏa khi ngủ
- 4. Chị em có thể bị bốc hỏa khi ngủ trong bao lâu?
- 5. Tôi có thể gặp biến chứng gì nếu bị bốc hỏa khi ngủ?
- 6. Chị em cần làm gì để đối phó với các cơn bốc hỏa khi ngủ?
- 7. Kiểm soát tình trạng bốc hỏa khi ngủ với Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh
Bốc hỏa khi ngủ là gì?

Bốc hỏa là một triệu chứng khá phổ biến ở phụ nữ, nhất là các chị em bước vào độ tuổi 40. Cơn bốc hỏa thường khởi phát đột ngột bằng cảm giác nóng bừng ở phần trên cơ thể, thường dữ dội nhất ở mặt, cổ và ngực, sau đó lan ra toàn thân. Triệu chứng này thường kéo dài từ 1 – 5 phút và có thể đi kèm với toát mồ hôi.
Bốc hỏa khi ngủ là những cơn bốc hỏa xuất hiện về ban đêm, thường làm chị em tỉnh dậy bất chợt dù đang say giấc. Đây là một điều đáng lo ngại vì những đợt bùng phát đột ngột vào ban đêm này thường làm chị em cảm thấy mệt mỏi, cáu kỉnh, khó tập trung vào công việc.
Nguyên nhân khiến chị em bị bốc hỏa khi ngủ
Bốc hỏa khi ngủ có thể biểu hiện ở mức độ vừa và nặng tùy cơ địa, thói quen sinh hoạt của mỗi người. Tuy nhiên, dù biểu hiện ở mức độ nào thì nó cũng ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng cuộc sống. Do đó, chị em cần tìm ra nguyên nhân khiến bản thân bị bốc hỏa khi ngủ để có các biện pháp điều trị hợp lý nhất. Sau đây là các nguyên nhân chính bạn có thể tham khảo:
Suy giảm nội tiết tố nữ estrogen
Estrogen là một hormone đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và sắc đẹp của người phụ nữ. Khi nồng độ estrogen của bạn giảm dưới ngưỡng 100 pg/ml, đây có thể là nguyên nhân chính gây bốc hỏa khi ngủ.
Trên thực tế, bắt đầu từ độ tuổi tiền mãn kinh, nội tiết tố nữ estrogen bị suy giảm một cách nhanh chóng dẫn đến hàng loạt các rối loạn, trong đó có bốc hỏa và thường gặp nhất ở phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh là bốc hỏa khi ngủ. Sự thiếu hụt estrogen tác động không nhỏ đến vùng dưới đồi – trung tâm điều nhiệt của cơ thể khiến cho vùng này trở nên nhạy cảm hơn bình thường. Do đó, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về nhiệt độ (trong khoảng cho phép) cũng khiến vùng dưới đồi hiểu lầm rằng cơ thể đang quá nóng, từ đó, cơ chế “tản nhiệt” được kích hoạt làm xuất hiện các cơn bốc hỏa ở phụ nữ. Và hiển nhiên, hoạt động “tản nhiệt” này xảy ra vào ban đêm sẽ khiến chị em phải đối mặt với tình trạng bốc hỏa khi ngủ, dù đang ngon giấc.
Thuốc men

Các nghiên cứu cho thấy những liệu trình điều trị bằng thuốc như Tamoxifen cho bệnh ung thư vú, Raloxifene cho bệnh loãng xương hay một số thuốc chống trầm cảm có thể gây ra tác dụng phụ là bốc hỏa khi ngủ. Tuy nhiên, nếu bốc hỏa khi ngủ do nguyên nhân này không ảnh hưởng quá lớn tới sinh hoạt thì chị em cũng không cần quá lo lắng vì chúng sẽ biến mất khi bạn ngưng sử dụng thuốc.
Bệnh cường giáp
Cường giáp là tình trạng tuyến giáp tăng cường các hoạt động, tăng sản xuất hormone Thyroid, dẫn đến dư thừa hormone này. Nồng độ Thyroid tăng quá cao trong máu sẽ làm cho hoạt động trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ hơn, từ đó tạo ra một lượng nhiệt lớn làm cho bạn bị bốc hỏa khi ngủ.
Ngoài bốc hỏa khi ngủ, một số triệu chứng thường gặp khác của bệnh cường giáp như sụt cân nhanh, mệt mỏi, lo lắng, hồi hộp đánh trống ngực, khó ngủ, … Do đó, nếu bị bốc hỏa khi ngủ kèm các biểu hiện trên, rất có khả năng bạn đang bị cường giáp, hãy thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh cho bệnh diễn biến lâu dài gây ra biến chứng nguy hiểm.
Ung thư vú
Bốc hỏa khi ngủ có thể là triệu chứng ban đầu của một số loại ung thư, điển hình là ung thư vú. Tuy nhiên, ngoài bốc hỏa, những người bị ung thư thường có các biểu hiện khác kèm theo như sụt cân không rõ nguyên nhân hoặc sốt. Do đó, nếu chị em bị bốc hỏa kèm theo các triệu chứng nêu trên, hãy dành thời gian đến thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất nhé.
☛ Tìm hiểu thêm: Bốc hỏa là dấu hiệu của bệnh gì?
Các yếu tố làm tăng nguy cơ bốc hỏa khi ngủ

- Stress: Các nhà khoa học cho rằng tình trạng căng thẳng tâm lý, lo âu thường xuyên khiến cơ thể bạn tiết ra lượng hormone epinephrine và norepinephrine nhiều hơn bình thường. Nồng độ hai hormone này quá cao sẽ làm tăng lưu lượng máu và tạo ra cảm giác nóng khắp người, từ đó kích hoạt cơn bốc hỏa.
- Hút thuốc lá: Hút thuốc lá có quan hệ mật thiết đến việc bạn có xảy ra các cơn bốc hỏa hay không và mức độ ra sao. Theo ước tính, phụ nữ hút thuốc lá có nguy cơ xảy ra bốc hỏa thường xuyên và nghiêm trọng hơn 80% so với người bình thường.
- Thức ăn cay nóng: Nghiên cứu cho thấy, ăn những loại đồ ăn cay nóng như ớt, tiêu, gừng, các thực phẩm đóng hộp, … sẽ làm cho bạn bị nóng trong. Khi đó, để tản nhiệt, cơ thể bạn sẽ kích hoạt các cơn bốc hỏa.
- Béo phì: Các nghiên cứu cho thấy phụ nữ béo phì có xu hướng phải trải qua tình trạng bốc hỏa khi ngủ với tần suất thường xuyên và cảm giác khó chịu hơn những chị em có cân nặng bình thường. Nguyên nhân là do ở người thừa cân, lượng mô mỡ quá nhiều ngăn cản sự thoát nhiệt ra ngoài của cơ thể.
Những triệu chứng điển hình của bốc hỏa khi ngủ
Bốc hỏa khi ngủ thường xảy ra vào ban đêm, làm chị em bất chợt tỉnh giấc vì cảm giác khó chịu do các triệu chứng sau gây ra:
- Cảm giác nóng đột ngột ở mặt, cổ và ngực sau đó nhanh chóng lan ra toàn bộ cơ thể.
- Mặt đỏ bừng, các vết đỏ lấm tấm hoặc từng mảng xuất hiện trên da, nhất là ở vùng cổ và ngực.
- Tim đập nhanh, thi thoảng đánh trống ngực, kèm theo cảm giác hồi hộp, lo lắng.
- Đổ mồ hôi, chủ yếu ở phần trên của cơ thể.
- Cảm giác ớn lạnh ngay sau cơn bốc hỏa.
Xem đầy đủ: Các triệu chứng bốc hỏa tiền mãn kinh
Chị em có thể bị bốc hỏa khi ngủ trong bao lâu?
Hầu hết phụ nữ sống chung với các cơn bốc hỏa khi ngủ trong 10-15 năm và sẽ kết thúc trong khoảng 4-6 năm sau mãn kinh. Tuy nhiên, đối với một số chị em, bốc hỏa có thể không bao giờ biến mất. Không hiếm phụ nữ tiếp tục bị bốc hỏa khi đã bước sang năm thứ 10 sau mãn kinh hoặc thậm chí ở độ tuổi 70.
Các cơn bốc hỏa khi ngủ có thể rời rạc, thường xuyên, nghiêm trọng hay nhẹ nhàng tùy theo tuổi tác, cơ địa hay lối sống của mỗi người.
Đối với bốc hỏa khi ngủ do nguyên nhân chính – suy giảm estrogen, tần suất và mức độ của tình trạng này thường diễn biến như sau:
- Tuổi 40: Đây là thời điểm mà hầu hết chị em bắt đầu thời kỳ tiền mãn kinh. Các cơn bốc hỏa đổ mồ hôi đêm bắt đầu với mức độ khá rời rạc và không quá nghiêm trọng.
- Tuổi 45-50: Độ tuổi này được coi là thời kỳ mãn kinh của hầu hết phụ nữ. Trong giai đoạn này, các cơn bốc hỏa có xu hướng thường xuyên và nghiêm trọng nhất, đặc biệt là trong 2 năm đầu mãn kinh.
- Tuổi 55 trở đi: Ở thời điểm này, hầu hết các cơn bốc hỏa sẽ giảm về cả tần suất và mức độ.
Dù nặng hay nhẹ thì bốc hỏa trong quãng thời gian dài như vậy đều ảnh hưởng ít nhiều tới chất lượng cuộc sống của chị em. Do đó, việc kiểm soát tốt tình trạng này sẽ giúp chị em có một cuộc sống thoải mái, hạnh phúc hơn, đồng thời tránh được các biến chứng không đáng có. (đọc thêm: Cách kiểm soát bốc hỏa tuổi mãn kinh )
Tôi có thể gặp biến chứng gì nếu bị bốc hỏa khi ngủ?
Nếu bạn không biết cách kiểm soát các cơn bốc hỏa khi ngủ, cứ để tình trạng này diễn biến thường xuyên và kéo dài thì rất nguy hiểm do nó có thể dẫn đến một số biến chứng như:

- Rối loạn giấc ngủ: Một sự thật hiển nhiên rằng khi chị em đang say giấc giữa đêm mà bị cơn bốc hỏa “ghé thăm” đột ngột sẽ rất khó khăn để ngủ lại. Về lâu dài, tình trạng này sẽ làm cho bạn bị rối loạn giấc ngủ.
- Giảm khả năng tập trung: Những cơn bốc hỏa khi ngủ xảy ra thường xuyên vào ban đêm khiến cho não bộ không có đủ thời gian để nghỉ ngơi, do đó chúng hoạt động kém hiệu quả hơn. Ngoài ra, chị em cũng luôn cảm thấy lo lắng vì không biết khi nào cơn bốc hỏa sẽ bất chợt “ập đến”.
- Viêm nhiễm âm đạo: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bốc hỏa khi ngủ là do suy giảm estrogen. Estrogen lại là chất chủ yếu để nuôi dưỡng âm đạo, do đó, thiếu estrogen ở phụ nữ bốc hỏa dễ dẫn đến viêm nhiễm cơ quan này.
- Rối loạn kinh nguyệt: Bốc hỏa kéo dài là một trong những nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ. Cụ thể, chị em sẽ nhận thấy chu kì kinh nguyệt bị ngắn lại, sau đó kéo dài ra và có thể 2 đến 3 tháng mới có kinh một lần.
- Bệnh lý khác: Các nghiên cứu cho thấy phụ nữ dễ mắc bệnh tim và loãng xương hơn khi họ bị bốc hỏa thường xuyên.
Tham khảo bài viết: Thuốc cho phụ nữ mãn kinh hay mất ngủ bốc hỏa
Chị em cần làm gì để đối phó với các cơn bốc hỏa khi ngủ?
Bốc hỏa khi ngủ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của phái đẹp. Dù hiện nay chưa có liệu pháp điều trị nào có thể chấm dứt hoàn toàn tình trạng này nhưng chỉ cần thực hiện một số biện pháp nhỏ sau đây cũng đã giúp bạn khắc phục đáng kể các cơn bốc hỏa:
Thay đổi chế độ ăn
Rượu bia, cafein, thức ăn cay nóng làm các cơn bốc hỏa khi ngủ của bạn trầm trọng hơn. Vậy nên để kiểm soát tình trạng này, chị em hãy loại bỏ những tác nhân trên và xây dựng cho mình thói quen ăn uống lành mạnh nhé. Sau đây là một số gợi ý dành cho bạn:
- Ăn nhiều rau và hoa quả: Rau và hoa quả cung cấp rất nhiều chất xơ, vitamin và các khoáng chất cho cơ thể, trong đó vitamin C giúp làm chậm quá trình oxy hóa, không chỉ giúp giảm bốc hỏa mà còn cải thiện đáng kể làn da của bạn.
- Loại bỏ đồ ăn nhanh: Thay các loại đồ ăn sẵn, thức ăn cay nóng bằng những bữa ăn tự nấu, tăng cường rau xanh, hạn chế chất béo sẽ giúp cho bạn giảm đáng kể tần suất các cơn bốc hỏa.
- Uống đủ nước: Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, người trưởng thành nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Nước có tác dụng rất lớn trong việc thanh lọc, làm mát cơ thể.
Thư giãn
Đây là cách rất hiệu quả để đối phó với các cơn bốc hỏa do stress gây ra. Một số phương pháp điển hình được các chuyên gia gợi ý để làm giảm tình trạng bốc hỏa của bạn như tập thiền; hít sâu, thở chậm, … Ngoài ra, các biện pháp này còn rất hiệu quả trong việc cải thiện độ tập trung, ổn định cảm xúc, khắc phục chứng rối loạn giấc ngủ, …
Không hút thuốc
Nhiều nghiên cứu cho thấy hút thuốc là yếu tố làm tăng nguy cơ bốc hỏa. Đáng nguy hiểm hơn hút thuốc là một trong những nguyên nhân hàng đầu của bệnh lý tim mạch, huyết áp và ung thư.
Ngoài ra, không chỉ những người hút thuốc mà những người xung quanh họ, bằng việc hít phải khói thuốc một cách thụ động cũng có nguy cơ mắc bệnh cao như người hút thuốc. Do đó, bạn nên học cách bỏ thuốc lá cũng như tránh xa khói thuốc ngay lập tức để có thể bảo vệ sức khỏe của bản thân nói chung và hạn chế xuất hiện các cơn bốc hỏa nói riêng. Đặc biệt ở tuổi trung niên, khi chị em đang bị các cơn bốc hỏa khi ngủ giày vò, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống thì việc bỏ thuốc lá giúp giảm đáng kể tình trạng này.
Duy trì cân nặng hợp lý
Theo nghiên cứu, ở phụ nữ béo phì, hàm lượng estradiol và estrone (2 loại nội tiết tố estrogen) thấp hơn bình thường dẫn đến các cơn bốc hỏa xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn. Vì thế, bạn hãy giữ cân nặng của mình ở mức độ phù hợp để giảm bớt tình trạng bốc hỏa nhé.
Tập thể dục thường xuyên

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, thể dục thể thao thường xuyên không chỉ giúp chị em duy trì vóc dáng mà còn giảm đáng kể chứng bốc hỏa. Những môn thể thao phù hợp với phụ nữ mà bạn có thể tham khảo là chạy bộ, bơi lội, yoga, đạp xe, nhảy dây, …Lưu ý rằng bạn nên tập khoảng 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 lần mỗi tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất nhé.
Các mẹo để đối phó với cơn bốc hỏa khi ngủ

Khi bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh, dưới tác động của việc thiếu hụt estrogen thì chỉ một thay đổi nhỏ của nhiệt độ cơ thể cũng kích hoạt các cơn bốc hỏa. Do đó, để đối phó với chúng, chị em nên có các biện pháp chuẩn bị sẵn sàng. Sau đây là một số gợi ý dành cho bạn:
- Không mặc quần áo quá dày hoặc thay bằng quần áo có chất liệu thoáng khí.
- Sử dụng ga giường loại cotton thấm hút tốt.
- Bật quạt hay điều hòa để giữ mát cho cơ thể, làm giảm cơn nóng.
- Luôn chuẩn bị sẵn một ly nước lạnh để nhâm nhi khi cơn bốc hỏa ập đến.
Liệu pháp thay thế hormone
Liệu pháp thay thế hormone là cách điều trị hiệu quả giúp chị em ổn định lại nồng độ estrogen và progesteron trong cơ thể, từ đó giảm thiểu tình trạng bốc hỏa khi ngủ.
Tuy nhiên, liệu pháp này cũng đi kèm với không ít rủi ro liên quan tới các bệnh tim mạch, đột quỵ, cục máu đông, ung thư vú. Vì vậy, việc sử dụng cần đặc biệt lưu ý và chỉ sử dụng dưới sự cho phép của bác sĩ.
Điều trị bằng thuốc không chứa hormone
Với những chị em bốc hỏa ở mức độ nặng, làm ảnh hưởng tới cuộc sống nhưng không phù hợp để điều trị bằng liệu pháp hormone thì một số thuốc như Gabapentin, Clonidine hay Paroxetine thường được các bác sĩ kê đơn để chị em khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên, các thuốc trên cũng có một số tác dụng phụ như chóng mặt, buồn ngủ, khô miệng, rối loạn tình dục, …
Kiểm soát tình trạng bốc hỏa khi ngủ với Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh
Khác với các thuốc Tây y còn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong việc điều trị bốc hỏa, Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên và đã được kiểm chứng là an toàn, hiệu quả khi sử dụng.

Một thành phần làm nên “tên tuổi” của Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh mà không thể không nhắc tới là Sâm tố nữ, nguyên liệu này có chứa Miroestrol và Deoxymiroestrol có hoạt lực mạnh gấp 10.000 lần Phytoestrogen trong mầm Đậu nành. Ngoài ra, Sâm tố nữ còn chứa 17 hoạt chất tác dụng tương tự Estrogen nội sinh, nhờ đó:
- Bù đắp sự thiếu hụt estrogen: Giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng bốc hỏa, đổ mồ hôi, mất ngủ, …
- Tăng cường sinh lý nữ: Bổ sung estrogen – chất dinh dưỡng nuôi âm đạo khỏe mạnh, từ đó hỗ trợ cải thiện tình trạng khô hạn, tăng cường ham muốn và sinh lý nữ.
- Kéo dài sắc xuân: Cân bằng và điều hòa nội tiết tố nữ của cơ thể từ đó giúp ngăn ngừa lão hóa, kéo dài sắc xuân cho phái đẹp.
Ngoài ra, sản phẩm còn chứa các thành phần như Thiên môn đông, Nhung hươu, Nữ lang, Hồng sâm. Đây đều là các dược liệu quý giúp Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh trở nên hiệu quả hơn trong việc giảm bốc hỏa, giữ gìn sắc đẹp cho chị em. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về sản phẩm cũng như chứng bốc hỏa khi ngủ, chị em vui lòng liên hệ hotline 1800 1190 để được tư vấn thêm.
★★★Thông tin hữu ích: