Thuốc nội tiết là nhóm thuốc chứa hoạt chất hormone có tác dụng cân bằng nội tiết tố. Chính vì thế, nhiều chị em thắc mắc uống thuốc nội tiết có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không? Vậy hãy cùng Estrogen.vn tìm câu trả lời ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Uống thuốc nội tiết có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?
Thuốc nội tiết tố là loại thuốc chứa các hormone nội tiết tố nữ bao gồm Estrogen, Progesterone. Hai loại hormone này đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị các tính trạng bệnh lý liên quan đến sự thay đổi nồng độ nội tiết tố. Đồng thời giữ vai trò quan trọng trong việc điều tiết, kiểm soát chức năng sinh lý và các chức năng khác trong cơ thể.
Thuốc nội tiết tố thường được dùng để bù đắp sự thiếu hụt hormone hoặc giải phòng dư thừa hormone trong cơ thể phụ nữ. Chính vì thế, việc uống thuốc nội tiết có ảnh hưởng đến kinh nguyệt của phụ nữ. Thuốc nội tiết có 3 dạng chính bao gồm thuốc chứa hormone Estrogen, Progesterone và thuốc kết hợp cả hai loại hormone như thuốc tránh thai đều gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt:
- Các loại thuốc nội tiết tố có thể làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt bằng cách ổn định hoặc thay đổi cấu trúc của niêm mạc tử cung và gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trứng.
- Sử dụng thuốc nội tiết tố có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt như chu kỳ kinh nguyệt không đều, chu kỳ ngắn hơn hoặc dài hơn bình thường, rong kinh, chậm kinh, thậm chí vô kinh.
- Người sử dụng thuốc nội tiết tố cũng có thể gặp phải tác dụng phụ như buồn nôn, nôn ói, choáng váng, xây xẩm mặt mày, đau đầu, chảy máu âm đạo bất thường, đau nhức hoặc tăng tiết dịch bất thường ở vú,…
- Thuốc nội tiết tố thường can thiệp vào cơ chế hoạt động của hormone tự nhiên trong cơ thể, điều này cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
- Khi ngừng sử dụng thuốc nội tiết tố, có thể mất một thời gian cho cơ thể để điều chỉnh lại cân bằng hormone tự nhiên và cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ.
☛ Tham khảo thêm: Uống thuốc nội tiết có tăng cân không?
Tại sao uống thuốc nội tiết lại ảnh hưởng đến kinh nguyệt?
Việc uống thuốc nội tiết ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ do các lý do sau:
Tự ý sử dụng thuốc
Tự ý sử dụng thuốc nội tiết là việc làm tồn tại rất nhiều rủi ro, nhất là trường hợp dùng sai thuốc. Sử dụng sai thuốc không những không giải quyết được vấn đề đang gặp phải mà còn khiến tình trạng rối loạn nội tiết tố nghiêm trọng hơn. Điều này gây ảnh hưởng đến kinh nguyệt, rong kinh, chậm kinh và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Khi chị em có các dấu hiệu nghi ngờ bị mất cân bằng nội tiết tố, chị em nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc hoặc tái sử dụng đơn thuốc cũ.
Những trường hợp nghi ngờ mang thai hoặc cho con bú, mắc các bệnh lý như viêm gan, huyết áp cao, bệnh tim, ung thư,… cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng và phải tham khảo ý kiến bác sĩ thật kỹ trước khi sử dụng.
Dùng thuốc sai hướng dẫn
Không tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc và chỉ định của bác sĩ, tự ý tăng giảm liều lượng thuốc cũng chính là nguyên nhân khiến tình trạng mất cân bằng nội tiết tố, gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, rối loạn kinh nguyệt, rong kinh hay chậm kinh.
Không chỉ vậy, một số trường hợp sử dụng không đúng cách có thể làm rối loạn quá trình rụng trứng và khả năng di chuyển trứng dẫn đến tình trạng mang thai ngoài tử cung.
Lạm dụng thuốc
Không chỉ thuốc nội tiết mà bất kỳ loại thuốc nào chúng ta cũng không nên lạm dụng. Theo các chuyên gia, việc lạm dụng thuốc điều hòa nội tiết không chỉ khiến chị em gặp phải với các tác dụng phụ nguy hiểm mà còn dẫn đến các tác dụng ngược. Điều này có thể gây rối loạn nội tiết nữ và các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng như teo buồng trứng, rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, thậm chí vô sinh.
Uống thuốc nội tiết ảnh hưởng kinh nguyệt cần làm gì?
Khi uống thuốc nội tiết ảnh hưởng đến kinh nguyệt, chị em cần ngưng dùng thuốc. Đồng thời nên thăm khám hoặc liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được điều chỉnh phương pháp cân bằng nội tiết phù hợp hơn.
Bên cạnh đó, chị em có thể áp dụng các biện pháp hỗ trợ cải thiện nội tiết tố, điều hòa kinh nguyệt tại nhà như:
Thay đổi lối sống lành mạnh
Khi uống thuốc nội tiết gây ảnh hưởng đến kinh nguyệt, trong quá trình sinh hoạt chị em phụ nữ cần lưu ý một số vấn đề sau:
Luôn giữ tinh thần thoải mái và dành thời gian cho bản thân: Khi máu kinh ra nhiều, chị em nên hạn chế vận động mạnh hoặc làm việc nặng để tránh kích thích máu chảy nhiều hơn. Đồng thời, nên dành thời gian nghỉ ngơi, luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh stress làm tình trạng rối loạn nội tiết trở nên nghiêm trọng hơn.
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho vùng “cô bé”: Tình trạng ảnh hưởng hay rối loạn kinh nguyệt khiến “cô bé” bị ẩm ướt lâu ngày, điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và tích tụ gây viêm nhiễm phụ khoa. Vì thế, nên thay băng vệ sinh đều đặn, đúng giờ kể cả khi máu kinh ra ít. Bên cạnh đó, chị em có thể sử dụng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ riêng biệt, dịu nhẹ để vùng kín được làm sạch.
Không quan hệ tình dục: Nếu quan hệ tình dục vào thời điểm kinh nguyệt thì nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa sẽ tăng cao.
Không sử dụng thuốc lá, rượu bia: Sử dụng đồ uống có cồn, hút thuốc lá, cafein và các chất kích thích sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và khiến tình trạng rối loạn kinh nguyệt trở nên nghiêm trọng hơn.
Bổ sung chế độ dinh dưỡng
Thực phẩm giàu chất dinh dưỡng sẽ giúp bù đắp vào lượng máu thiếu hụt, hỗ trợ điều hòa và ổn định nội tiết tố nữ trong cơ thể.
Một số thực phẩm chị em có thể bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày trong giai đoạn này như sau:
- Chất xơ: Chất xơ có tác dụng kích thích hệ tiêu hoá, tăng cường khả năng hấp thu chất dinh dưỡng và loại bỏ bớt lượng estrogen dư thừa. Từ đó, giúp cải thiện rối loạn nội tiết và kinh nguyệt hiệu quả. Thực phẩm giàu chất xơ như rau chân vịt, bông cải xanh, ngũ cốc nguyên hạt,…
- Thực phẩm giàu Omega-3: Omega-3 là acid béo tự nhiên có khả năng kích thích sản sinh hormone sinh dục, điều hoà nội tiết, giúp giảm bớt khó chịu trong kỳ kinh nguyệt. Những thực phẩm giàu Omega-3 bao gồm dầu cá, cá hồi, các ngừ, hạt lanh, hạt chia,…
- Thực phẩm giàu vitamin B6: Vitamin B6 đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản sinh các tế bào hồng cầu mới của cơ thể. Đồng thời, vitamin B6 có khả năng điều hòa lượng đường huyết, ngăn ngừa chứng rối loạn kinh nguyệt hiệu quả. Thực phẩm giàu vitamin B6 gồm chuối, trứng, sữa, cá hồi,…
- Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: Chị em nên bổ sung các loại trái cây giàu vitamin và khoáng chất như cam, bưởi, nho, táo,… Những thực phẩm này giúp chị em tăng cường sức đề kháng, cải thiện sức khỏe.
- Uống nhiều nước: Uống nhiều nước sẽ giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, hỗ trợ đào thải độc tố, cải thiện chứng rối loạn nội tiết và làm giảm cảm giác khó chịu mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt. Vì thế, chị em nên uống từ 1-2 lít nước mỗi ngày.
Lưu ý khi uống thuốc nội tiết
Khi uống thuốc nội tiết tố, người dùng cần lưu ý một số điều sau:
- Chỉ dùng thuốc trong đơn kê của bác sĩ. Dùng đúng liều lượng, không tự ý thêm hoặc bớt lượng thuốc.
- Ưu tiên lựa chọn các dạng viên uống được làm từ thảo dược, lành tính để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
- Nên kết hợp thuốc cùng thói quen sinh hoạt lành mạnh để hạn chế các tác dụng phụ cũng như đảm bảo sức khỏe như ngủ đủ giấc, kiểm soát cảm xúc, tập thể dục đều đặn và chế độ ăn uống khoa học.
- Nếu gặp các dấu hiệu sức khỏe bất thường hoặc tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần ngừng uống và thông báo ngay với bác sĩ để có phương án điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, một số đối tượng nên thận trọng khi sử dụng thuốc nội tiết để tránh những tác dụng phụ không mong muốn gây ảnh hưởng đến sức khỏe:
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú.
- Chảy máu âm đạo bất thường mà không trong thời kỳ kinh nguyệt thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.
- Thuốc nội tiết có thể làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối, vì thế những người có tiền sử về bệnh tim, nhồi máu cơ tim hoặc huyết khối không nên sử dụng.
Trên đây là những giải đáp về “uống thuốc nội tiết có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không” cũng như những lưu ý khi sử dụng thuốc. Đồng thời, trước khi quyết định sử dụng bất kỳ loại thuốc nội tiết nào, chị em nên thăm khám tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể và cách sử dụng để đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả cao nhất.