U tuyến giáp là tình trạng tăng sinh bất thường của tế bào tuyến giáp và hình thành nên các khối u ở thể lỏng hoặc đặc trong tuyến giáp. Hầu hết, các u tuyến giáp là lành tình và là bệnh lý nội tiết hay gặp ở nữ giới. Vì thế, nhiều chị em phụ nữ thắc mắc bị u tuyến giáp có nên uống bổ sung nội tiết không? Cùng Estrogen.vn tìm kiếm câu trả lời ngay dưới bài viết dưới đây!
Mục lục
Bị u tuyến giáp có làm suy giảm nội tiết không?
Chị em phụ nữ bị u tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến nội tiết trong cơ thể. Hoạt động của tuyến giáp được điều chỉnh bởi trục hạ đồi và tuyến yên, nằm ở vùng nền sọ. Khi nồng độ hormone tuyến giáp giảm xuống quá thấp, tuyến yên sẽ tiết ra hormone kích thích để thúc đẩy tuyến giáp sản xuất nhiều hormone hơn.
Đồng thời, hầu hết các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp đều tác động trực tiếp đến nồng độ hormone trong cơ thể. Nếu tình trạng bệnh kéo dài mà không được điều trị, điều này có thể dẫn đến sự mất cân bằng hormone và gây suy giảm nội tiết tố. Do đó, việc theo dõi và điều trị kịp thời rất quan trọng để duy trì sự ổn định của hệ thống nội tiết.
Người bị u tuyến giáp có nên uống bổ sung nội tiết tố không?
Mặc dù u tuyến giáp được xếp vào nhóm lành tính nhưng cũng gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể. Những người bị u tuyến giáp thường rất dễ mắc thêm một số bệnh lý khác như tiểu đường, bướu tuyến thận, to đầu chi,… Vì thế, nhiều người bệnh muốn sức khỏe được cải thiện và luôn ở mức tốt nhất nên đã đặt ra câu hỏi “Người bị u tuyến giáp có nên uống bổ sung nội tiết tố không?” Câu trả lời là CÓ.
Theo lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa, khi mắc u tuyến giáp mỗi bệnh nhân sẽ có một tình trạng riêng biệt và có thể kèm theo các bệnh nội tiết khác nhau. Chính vì thế mà phác đồ điều trị của mỗi bệnh nhân cũng sẽ có sự tách biệt thành nhiều hướng và được điều chỉnh sao cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Đồng thời, mỗi loại thuốc nội tiết sẽ có những thành phần khác nhau, do đó khả năng cao có thể gây ra tác dụng phụ đối với người bị u tuyến giáp.
Việc sử dụng thuốc không đúng cách có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe tốt nhất, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và các chuyên gia trước khi sử dụng, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc nội tiết. Điều này giúp người bệnh tránh được những tác dụng phụ không mong muốn. Bởi trước khi đưa cho bệnh nhân phác đồ điều trị bác sĩ sẽ nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng để phù hợp với thể trạng của mỗi người bệnh.
☛ Đọc thêm: Bị tuyến giáp có uống được sâm tố nữ không?
Người bị u tuyến giáp nên bổ sung nội tiết tố như thế nào?
Để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng cũng như đạt hiệu quả cao, người bị u tuyến giáp nên bổ sung nội tiết tố như sau:
Bổ sung theo chỉ định của bác sĩ
Những người bị u tuyến giáp thường có sức khỏe khá yếu nên mắc rất dễ các bệnh nội tiết. Vì thế, họ thường tìm cho mình các loại thuốc điều trị hiệu quả nhằm cải thiện sức khỏe nhanh chóng và ức chế quá trình phát triển của bệnh. Tuy nhiên, để đảm bảo cơ thể không xảy ra bất kỳ tác dụng phụ nào, trước khi sử dụng thuốc bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ là điều rất quan trọng.
Bởi các loại thuốc cân bằng nội tiết khi có thể gây ra các phản ứng không mong muốn khi vào cơ thể. Vì thế, người bị u tuyến giáp cần tuân thủ đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, để đảm bảo thuốc nội tiết phát huy hiệu quả tối ưu nhất, người bệnh cũng nên đi thăm khám định kỳ 6 tháng/ lần.
Thực phẩm hỗ trợ cân bằng nội tiết tố cho người bị u tuyến giáp
Dưới đây là một số thực phẩm hỗ trợ cân bằng nội tiết tố cho người bị u tuyến giáp mà người bệnh có thể tham khảo:
Rau xanh đậm: Người bị u tuyến giáp cần bổ sung các loại rau lá xanh vì đây là những thực phẩm chứa nhiều magie, khoáng chất và là nguồn cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời, giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất của tuyến giáp diễn ra hiện quả hơn. Các loại rau xanh đậm như rau mồng tơi, rau muống, diếp cá,…
Các loại hạt: Các loại hạt như hạnh nhân, hạt bí, hạt lanh, hạt điều,… rất giàu protein thực vật, vitamin B, E và khoáng chất magie,… có tác dụng hỗ trợ hoạt động tuyến giáp hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, hạt lanh còn là nguồn cung cấp omega-3 đóng vai trò quan trọng của tuyến giáp nên cũng trở thành sự lựa chọn thích hợp trong chế độ ăn kiêng của những người bị cường giáp.
Sữa chua ít béo: Sữa chua ít béo chứa nhiều vitamin D tham gia vào quá trình điều hoà hệ thống miễn dịch và giúp ngăn ngừa bệnh viêm giáp Hashimoto.
Trứng: Trong thành phần của trứng có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho tuyến giáp khỏe mạnh như omega-3, selen,… Từ đó, giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch để cải thiện sức khỏe người mắc u tuyến giáp. Tuy nhiên, dù trứng có chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng người bệnh không được lạm dụng quá mức để tránh những tình trạng xấu không mong muốn xảy ra.
Thịt gà: Thịt gà là một loại thịt nạc giàu protein, kẽm rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hormone tuyến giáp trong cơ thể. Vì thế, những người mắc u tuyến giáp nên bổ sung thịt gà vào khẩu phần ăn.
Các loại quả mọng: Một trong những tiêu chí quan trọng để duy trì tuyến giáp khỏe mạnh là khả năng chống viêm. Các loại quả mọng như dâu tây, mâm xôi, việt quất,.. còn chứa hoạt chất anthocyanin và vitamin C có tính chống viêm rất tốt cho người bị u tuyến giáp.
Cá hồi: Cá hồi luôn được xếp trên nhóm những thực phẩm tốt cho tuyến giáp. Bởi nguồn thực phẩm này rất giàu axit béo omega-3. Người bệnh có thể chọn các món ăn từ cá hồi như cá hồi sốt cam, lẩu cá hồi, cháo cá hồi,…
Những thực phẩm người bị u tuyến giáp nên tránh
Ngoài hai thực phẩm trên, người bị u tuyến giáp cũng nên tránh các loại thực phẩm sau:
- Thực phẩm giàu chất xơ và nhiều đường: Có thể gây ra các tác động xấu đến quá trình hấp thụ thuốc điều trị u tuyến giáp.
- Nội tạng động vật: Các loại nội tạng động vật như gan, thận,… chứa nhiều chất béo, acid lipoic và cholesterol có khả năng làm giảm tác dụng của thuốc điều trị u tuyến giáp.
- Thực phẩm chứa gluten: Khi sử dụng thực phẩm chứa gluten như lúa mì, lúa mạch,… cơ thể gặp các tình trạng như đau bụng, tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu và phản ứng miễn dịch tự động, làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy giáp hoặc cường giáp.
- Các chất chứa cồn, đồ uống có gas: Rượu, bia, nước ngọt có gas,… làm mất sự mất cân bằng hormone trong cơ thể và giảm khả năng hấp thu thuốc điều trị tuyến giáp.
- Đồ ăn được chế biến sẵn: Các calo xấu có trong những loại thực phẩm này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến u tuyến giáp và kích thích sự phát triển của khối u.
Lưu ý khi bổ sung nội tiết tố cho người bị u tuyến giáp
Những người bị u tuyến giáp khi bổ sung thuốc nội tiết tố cần lưu ý những vấn đề sau:
Theo dõi sức khỏe định kỳ
Người bệnh nên đi thăm khám bác sĩ định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để theo dõi tình trạng u tuyến giáp và phát hiện sớm các biến chứng nhằm điều trị kịp thời. Đồng thời giúp kiểm tra hormone tuyến giáp và nội tiết tố để điều chỉnh lượng bổ sung phù hợp.
Chỉ dùng thuốc nội tiết theo khuyến cáo của bác sĩ
Người bệnh sử dụng sản phẩm bổ sung nội tiết tố đã được bác sĩ đồng ý và chỉ định. Bởi trước khi xây dựng phác đồ điều trị cá nhân hoá phù hợp, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm để xác định mức độ hormone tuyến giáp và nội tiết tố. Đồng thời, việc sử dụng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ không chỉ giúp tối ưu hoá hiệu quả điều trị mà còn làm giảm nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ nguy hiểm.
Duy trì lối sống lành mạnh
Người bệnh cần ngủ đủ giấc từ 7 – 8 tiếng mỗi đêm để cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi. Thói quen thức khuya, ngủ không đúng giờ có thể gây mất cân bằng hormone trong cơ thể, điều này sẽ làm bệnh u tuyến giáp trở nên trầm trọng hơn.
Ngoài ra, giảm bớt căng thẳng, stress, lo âu cũng hỗ trợ cải thiện u tuyến giáp, làm giảm các triệu chứng như khó thở, đau họng, sưng hạch bạch huyết.
Bên cạnh đó, tập thể dục thường xuyên, kiểm soát cân nặng,… cũng góp phần cải thiện các triệu chứng u tuyến giáp hiệu quả.
Chế độ ăn uống cân bằng
Chế độ ăn uống cân bằng, có khoa học sẽ giúp người bệnh cải thiện đáng kể tình trạng u tuyến giáp. Các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như selen (thịt hữu cơ, ngũ cốc,…), kẽm (thịt bò, các loại hạt như hạt điều, hạnh nhân,…), vitamin B, đặc biệt là vitamin B12. Những loại thực phẩm này rất cần thiết cho việc sản xuất hormone tuyến giáp và bảo vệ tuyến giáp khỏi những tổn hại cho oxy hoá.
Tập thể dục đều đặn
Người mắc u tuyến giáp nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể dục, thể thao nhằm duy trì sức khỏe, hỗ trợ chức năng tuyến giáp và cân bằng nội tiết tố tự nhiên hiệu quả. Nên lựa chọn các bài tập phù hợp với thể trạng sức khoẻ và vừa sức như đi bộ, chạy bộ, bơi, yoga, thiền, erobic,…
Lời kết
Hy vọng qua bài viết trên sẽ giải thích cho người bệnh hiểu được bị u tuyến giáp có nên uống bổ sung nội tiết không cũng như nên bổ sung như thế nào cho hợp lý. Ngoài ra, người bệnh nên thường xuyên đi thăm khám sức khỏe định kỳ để được bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp cũng như có thể tầm soát được biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe.