Thiếu hụt estrogen là tình trạng nội tiết tố mất cân bằng với hàm lượng estrogen trong cơ thể thấp hơn mức bình thường. Điều này có thể gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe, cơ thể, tâm sinh lý của phụ nữ. Vậy khi chị em bị thiếu hụt estrogen nên làm gì?
Mục lục
Nguyên nhân gây thiếu hụt estrogen
Có rất nhiều nguyên nhân gây thiếu hụt estrogen phải kể đến như:
- Độ tuổi: Trong khoảng từ 20 – 40 tuổi, phụ nữ thường bị thiếu hụt estrogen trong giai đoạn sinh nở và cho con bú. Sau 40 tuổi khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, buồng trứng ngày càng ít sản xuất estrogen hơn. Chị em sẽ gặp phải các triệu chứng như: bốc hỏa, đổ mồ hôi về đêm, khô âm đạo, tâm lý thay đổi,…
- Dinh dưỡng: Chế độ ăn uống không đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các chất cần thiết cho sản xuất hormone như chất béo lành mạnh và vitamin D, có thể ảnh hưởng đến mức estrogen trong cơ thể.
- Tập thể dục quá mức: Phụ nữ tham gia vào các hoạt động thể dục cường độ cao mà không duy trì chế độ ăn uống đầy đủ, cơ thể sẽ giảm sản xuất estrogen.
- Tâm lý: Stress, căng thẳng quá mức làm ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết gây thiếu hụt estrogen.
- Mắc các bệnh lý: Phụ nữ đang gặp phải các vấn đề về suy buồng trứng, tuyến giáp, tuyến yên, hội chứng turner, bệnh thận mãn tính,…
- Các thủ thuật và điều trị y tế: Phẫu thuật cắt buồng trứng, cắt tử cung, xạ trị ung thư và một số loại thuốc điều trị ung thư.
☛ Tìm hiểu thêm: Top 8 nguyên nhân gây thiếu hụt estrogen
Bị thiếu thụt estrogen nên làm gì?
Thiếu hụt estrogen có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của phụ nữ. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:
Bổ sung dinh dưỡng
Bổ sung estrogen bằng thực phẩm là một phương pháp đơn giản và hiệu quả để cải thiện tình trạng thiếu hụt estrogen ở phụ nữ.
Thực phẩm giàu phytoestrogen
Phytoestrogen là các hợp chất thực vật có cấu trúc và chức năng tương tự như estrogen, giúp cân bằng hormone trong cơ thể. Thực phẩm giàu phytoestrogen bao gồm đậu nành, hạt chia, hạt lanh, quả óc chó, quả phỉ, hạt dẻ cười,… Mặc dù có khả năng tương tự như estrogen, nhưng phytoestrogen hoạt động với mức độ yếu hơn so với hormone thực sự, giúp tránh được những tác động phụ tiềm ẩn của estrogen tổng hợp.
Chất béo lành mạnh
Chất béo đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất hormone, bao gồm cả estrogen và có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone tự nhiên của cơ thể. Chất béo lành mạnh omega-3 và omega-6 từ các loại thực phẩm như cá hồi, cá thu, dầu hướng dương, dầu hạt gai,… giúp cải thiện quá trình sản xuất hormone. Điều này không chỉ duy trì cân bằng hormone tự nhiên mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến thiếu hụt estrogen như loãng xương và rối loạn kinh nguyệt.
Vitamin và khoáng chất
Rau củ và các loại trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất có tác dụng tổng hợp hormone và duy trì cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Đặc biệt là các thực phẩm chứa nhiều vitamin B6 như: khoai lang, chuối, quả bơ, cải bó xôi,… giúp cân bằng nội tiết tố. Khoáng chất như canxi, magie và kẽm có trong hạnh nhân, cải thìa, yến mạch, hạt bí ngô, hàu, tôm,… giúp duy trì mức độ estrogen trong cơ thể ổn định và giảm nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến thiếu hụt estrogen.
Thói quen sinh hoạt
Cải thiện thói quen sinh hoạt lành mạnh, khoa học sẽ giúp cơ thể thoải mái hơn thúc đẩy tăng sản xuất estrogen.
- Uống đủ lượng nước tùy vào nhu cầu của cơ thể giúp duy trì hoạt động trao đổi chất.
- Hạn chế ăn các thực phẩm chiên rán, xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ uống có cồn như rượu, bia.
- Không hút thuốc lá, chất kích thích.
- Ngủ đủ giấc khoảng 6-8 tiếng mỗi ngày sẽ giúp điều hòa và bổ sung estrogen cho cơ thể.
- Tránh căng thẳng, stress, tạo áp lực cho bản thân bởi khi đó cơ thể sẽ sản xuất hormone cortisol ảnh hưởng đến nội tiết tố.
- Kiểm soát cân nặng ở mức độ hợp lý giúp cân bằng nội tiết tố.
- Thường xuyên tập thể dục thể thao như yoga, chạy bộ, thiền,… để nâng cao sức khỏe và cân bằng hormone trong cơ thể.
Sử dụng thảo dược
Dược liệu thiên nhiên là một lựa chọn hấp dẫn cho những phụ nữ muốn tăng cường mức estrogen một cách tự nhiên. Các loại dược liệu này thường chứa phytoestrogen, một hợp chất thực vật có cấu trúc và chức năng tương tự estrogen, giúp hỗ trợ cân bằng hormone trong cơ thể.
Một số loại trà thảo dược
- Trà Dong-Quai: thường sử dụng loại trà này để hỗ trợ làm giảm các cơn bốc hỏa do thiếu hụt estrogen cho phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh.
- Trà Chasteberry: Loại trà này còn có tên gọi khác là Trinh nữ Châu Âu, có tác dụng làm giảm các triệu chứng đau ngực, đau bụng kinh, giảm khó chịu khi đến kỳ kinh nguyệt, tăng ham muốn đối với phụ nữ mãn kinh.
- Trà cỏ ba lá đỏ: Thành phần của cỏ ba lá đỏ có chứa nhiều hoạt chất phytoestrogens tương tự như hormone estrogen. Khi chị em uống trà cỏ ba lá đỏ thường xuyên sẽ giúp cơ thể bổ sung và cân bằng estrogen trong cơ thể.
Mầm đậu nành
Isoflavone từ mầm đậu nành đã được nghiên cứu và chứng minh mang lại hiệu quả tích cực trong việc cải thiện các vấn đề do thiếu hụt estrogen ở phụ nữ. Isoflavone là một loại phytoestrogen, có cấu trúc và chức năng tương tự như estrogen, giúp cân bằng nội tiết tố và giảm thiểu các triệu chứng do thiếu hụt estrogen như bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm và khô âm đạo.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sử dụng isoflavone với liều lượng cao và kéo dài có thể tăng nguy cơ phát triển khối u, do có tương tác với thụ thể estrogen α và β.
Sâm tố nữ
Tại Việt Nam, đề tài nghiên cứu “Tác dụng của Sâm Tố Nữ với sắc đẹp và sinh lý nữ” của PGS.TS. Nguyễn Thượng Dong – Nguyên Viện trưởng viện Dược liệu Trung Ương đã chứng minh:
- Sâm tố nữ chứa hoạt chất Miroestrol và Deoxymiroestrol có hoạt lực mạnh gấp 10.000 lần isoflavone trong mầm Đậu nành.
- Sâm tố nữ có chứa 17 hoạt chất có tác dụng tương tự estrogen nội sinh.
Nên khi bổ sung vào cơ thể với một liều lượng phù hợp nhất định hàng ngày sẽ có tác dụng tăng cường nội tiết tố estrogen, hỗ trợ cải thiện tình trạng thiếu hụt estrogen giúp duy trì nồng độ nội tiết tố nữ ổn định.
Liệu pháp thay thế (HRT)
Khi cơ thể phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh, nồng độ estrogen tự nhiên giảm sút, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, khô âm đạo,… HRT có thể giúp giảm các triệu chứng này bằng cách cung cấp lượng hormone ngoại sinh cần thiết để duy trì sự cân bằng nội tiết tố trong cơ thể.
- Liệu pháp kết hợp estrogen và progesterone: thường được chỉ định cho phụ nữ đang bước vào giai đoạn mãn kinh. Liệu pháp này được sử dụng bằng nhiều cách như: uống, tiêm, miếng dán, gel, đặt âm đạo. Tùy thuộc vào sức khỏe của từng người mà sẽ có những liều lượng phù hợp.
- Loại chỉ estrogen: thường được chỉ định cho những phụ nữ đã cắt bỏ buồng trứng. Liệu pháp này có thể sử dụng được dưới nhiều dạng như viên uống, xịt, gel.
☛ Đọc thêm: Tác hại của thiếu hụt estrogen đối với phụ nữ
Theo dõi và quản lý tình trạng thiếu hụt estrogen
Theo dõi và quản lý triệu chứng thiếu hụt estrogen là quá trình quan trọng giúp phụ nữ duy trì sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Thăm khám theo định kỳ
Thăm khám định kỳ sẽ giúp chị em theo dõi tình trạng hormone của mình một cách chính xác. Bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm cần thiết để đo mức độ estrogen và các hormone liên quan, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để điều chỉnh liệu pháp điều trị kịp thời, dựa trên những thay đổi về triệu chứng và kết quả xét nghiệm.
Việc thăm khám định kỳ còn đảm bảo rằng các phương pháp điều trị thiếu hụt estrogen đang được áp dụng hiệu quả và an toàn, cũng như phát hiện và điều chỉnh kịp thời các vấn đề phát sinh.
Theo dõi triệu chứng và điều chỉnh lối sống
Theo dõi triệu chứng hàng ngày cũng là một phần người bệnh cần lưu ý. Việc ghi chép chi tiết các triệu chứng như bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, khô âm đạo, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, tâm trạng thất thường,… giúp người bệnh và bác sĩ hiểu rõ hơn về sự tiến triển của bệnh.
Ngoài ra, việc theo dõi các triệu chứng cũng cần thiết để người bệnh điều chỉnh lối sống, thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục đều đặn, hạn chế căng thẳng,… nhằm cải thiện tình trạng thiếu hụt estrogen và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Lời kết
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp chị em biết thêm những điều nên làm khi bị thiếu hụt estrogen. Ngoài ra nếu còn điều gì thắc mắc, chị em hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 1800 1190 (miễn phí cước gọi) để các chuyên gia sẽ giải đáp cụ thể hơn nhé.