Hầu hết các chị em ở tuổi mãn kinh đều phải đối mặt với tình trạng đau nhức cơ thể. Các triệu chứng đau nhức xương khớp, tê bì chân tay thường xuyên cản trở vận động và gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày cũng như công việc của bạn. Để hiểu rõ hơn về tình trạng đau nhức tuổi mãn kinh, chị em hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Hiện tượng đau nhức tuổi mãn kinh
Đau nhức tuổi mãn kinh là một thuật ngữ dùng để chỉ các triệu chứng đau hoặc tê mỏi cơ thể ở những phụ nữ tuổi mãn kinh, trong đó, chủ yếu là các triệu chứng đau nhức xương khớp, tê bì chân tay, thoái hóa các khớp,… Đau nhức không phải là hiện tượng hiếm gặp với nhiều người, tuy nhiên, ở những phụ nữ mãn kinh, hiện tượng này diễn ra thường xuyên hơn và cảm giác đau của chị em thường rõ rệt hơn những người khác. (đọc thêm: độ tuổi mãn kinh ở phụ nữ)
Nguyên nhân gây đau nhức tuổi mãn kinh
Bước vào tuổi mãn kinh, sự thiếu hụt nội tiết tố nữ estrogen là nguyên nhân chính khiến chị em bị đau nhức, bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng gây nên tình trạng đau nhức tuổi mãn kinh có thể kể đến là: căng thẳng, các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa khớp hay gout, loãng xương…
Do thiếu hụt nội tiết tố nữ
Sự suy giảm nội tiết tố estrogen được cho là nguyên nhân chính gây đau nhức tuổi mãn kinh. Nguyên nhân của tình trạng này là do estrogen tham gia điều hòa lượng chất lỏng trong cơ thể, khi lượng estrogen trong cơ thể giảm xuống, khả năng giữ nước cũng giảm theo và ảnh hưởng đến việc bôi trơn giữa các khớp.
Nước chiếm đến 80% khối lượng của sụn khớp, một bộ phận được ví như chiếc đệm giữa các xương, giúp bảo vệ khớp, giảm ma sát giữa các xương với nhau. Bên cạnh đó, nước cũng là thành phần của chất hoạt dịch có vai trò bôi trơn các khớp, giúp khớp vận động linh hoạt hơn. Do đó, khi không có đủ nước, tính linh hoạt và khả năng bôi trơn, giảm ma sát của các khớp xương bị giảm đi, gây ra tình trạng đau nhức xương khớp, đau vai, mỏi gối, tê bì chân tay ở phụ nữ tuổi mãn kinh.
Cùng với đó, sự suy giảm nồng độ estrogen còn khiến khả năng trao đổi chất của cơ thể bị chậm lại và tăng khả năng tích lũy mỡ thừa. Chính phần trọng lượng dư thừa này lại làm tăng thêm áp lực lên các khớp xương phải chịu lực nhiều như khớp đầu gối và hông, gây đau nhức tuổi mãn kinh.
Căng thẳng
Thật bất ngờ là căng thẳng cũng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến xương của bạn. Khi chị em bị căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra một lượng lớn hormone cortisol để giúp bạn giảm căng thẳng. Cortisol ở nồng độ thấp là một chất cần thiết cho sự phát triển của xương, tuy nhiên, khi ở nồng độ cao, nó hoạt động như một tác nhân gây viêm, khiến các khớp xương bị sưng lên và bạn sẽ cảm thấy đau nhức xương khớp.
Ngoài ra, căng thẳng cũng khiến cho các cơ bắp của bạn trở nên căng cứng hơn, dẫn đến các khớp xương phải làm việc nhiều hơn và làm tăng thêm cảm giác đau và tê mỏi của bạn.
Viêm khớp dạng thấp
Ngoài thoái hóa khớp, triệu chứng đau nhức xương khớp tuổi mãn kinh có thể là dấu hiệu của viêm khớp dạng thấp. Đây là một bệnh mãn tính do tổn thương ở màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương dưới sụn và có thể dẫn đến tình trạng dính khớp, biến dạng khớp.
Theo thống kê, khoảng 70 – 80% người bị viêm khớp dạng thấp là phụ nữ, trong đó, phụ nữ mãn kinh là đối tượng chủ yếu mắc bệnh. Lý giải cho điều này, các chuyên gia cho biết, cơ thể phụ nữ thường yếu hơn nam giới rất nhiều và khi chị em ở tuổi mãn kinh thì sụn khớp bị suy giảm chức năng đến 90%, do đó, các yếu tố gây viêm khớp dễ dàng xâm nhập và phát triển hơn.
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn khá phổ biến, với các biểu hiện đặc trưng như:
- Sưng, nóng và đỏ ở các khớp
- Cứng khớp, khó cử động vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy.
- Đau mang tính đối xứng như: đau ở cả hai bên đầu gối, hai ngón tay cùng vị trí ở cả hai bàn tay.
Ngoài các triệu chứng tại khớp, bệnh còn có thể đi kèm với các triệu chứng toàn thân như người mệt mỏi, xanh xao, gầy sút cân,…
Thoái hóa khớp
Một bệnh lý có thể gây đau nhức xương khớp tuổi mãn kinh là thoái hóa khớp. Bệnh đặc trưng bởi tổn thương về sụn khớp và xương dưới sụn gây đau nhức xương khớp. Cơn đau nhức thường nặng thêm mỗi khi bạn cử động các khớp và giảm đi khi các khớp xương được nghỉ ngơi.
Các khớp bị thoái hóa phổ biến là khớp háng, cột sống thắt lưng, cột sống cổ, ngón tay và bàn chân. Khi bị thoái hóa khớp, bạn nên nghỉ ngơi hợp lý, luyện tập nhẹ nhàng để tránh cứng khớp, đồng thời, chị em không nên làm các việc nặng nhọc để tránh làm tổn thương khớp.
☛ Tham khảo: Những biểu hiện lão hóa sớm
Gout
Ở phụ nữ, estrogen đóng vai trò như một yếu tố thúc đẩy quá trình đào thải acid uric ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu. Do đó, sự suy giảm nội tiết tố nữ estrogen ở tuổi mãn kinh khiến khả năng đào thải của thận kém đi, làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout ở những phụ nữ mãn kinh.
Khi chị em mắc bệnh gout cũng xuất hiện triệu chứng đau nhức xương khớp, tê mỏi tay chân. Bệnh gây đau nhức kèm với sưng, nóng và đỏ ở một hoặc nhiều khớp, thường là khớp gối, khớp ngón chân và khớp bàn tay. Cơn đau thường xuất hiện sau một bữa ăn giàu chất đạm và chúng thường xảy ra vào ban đêm, kèm theo sốt cao, những cơn đau nhức xương khớp do gout thường đau đến mức bạn không thể chịu đựng nổi.
Loãng xương
Với những chị em mãn kinh bị loãng xương, cơn đau nhức xương khớp sẽ xảy ra ở bên trong xương nên dấu hiệu rất mơ hồ. Bạn có thể cảm thấy đau nhức ở các đầu xương, đau mỏi dọc theo các xương, co cứng cơ dọc cột sống, tê bì chân tay và chiều cao của bạn bị giảm đi. Trường hợp loãng xương nặng có thể dẫn dến gãy xương, xẹp lún đốt sống,..
☛ Tìm hiểu thêm: Rối loạn kinh nguyệt thời kỳ tiền mãn kinh
Do các tác động từ bên ngoài
Những tác động từ bên ngoài như chấn thương, lao động nặng hay ngồi sai tư thế cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị đau nhức tuổi mãn kinh.
Chấn thương
Với các chấn thương cũ về xương khớp do va đập mạnh hay tai nạn giao thông thì dù chúng đã lành nhưng chị em vẫn có thể cảm thấy đau nhức xương khớp, tê bì chân tay mỗi khi trái gió trở trời hay khi làm việc quá sức.
Ngồi sai tư thế
Thói quen ngồi làm việc sai tư thế như ngồi gù lưng hay ngồi lệch người sang một bên lâu dần có thể gây đau mỏi và làm biến dạng xương khớp ở những chị em phụ nữ tuổi mãn kinh. Do đó, bạn hãy cố gắng điều chỉnh lại thói quen xấu này để phòng tránh đau nhức tuổi mãn kinh nhé.
Lao động nặng
Lao động quá sức chịu đựng của cơ thể trong một khoảng thời gian dài gây áp lực rất lớn lên hệ vận động và đau nhức xương khớp, tê bì chân tay là điều khó tránh khỏi. Do đó, để phòng ngừa đau nhức tuổi mãn kinh, chị em chỉ nên lao động vừa sức và tuyệt đối không được mang vác các vật nặng.
Đọc thêm: Tổng quan sức khỏe phụ nữ tiền mãn kinh
Cách khắc phục đau nhức tuổi mãn kinh hiệu quả nhất
Chỉ cần một số thay đổi nhỏ trong lối sống và sinh hoạt hàng ngày, bạn có thể cải thiện triệu chứng đau nhức tuổi mãn kinh một cách hiệu quả.
Luyện tập thể dục đều đặn
Hoạt động thể chất không chỉ giúp chị em phụ nữ tăng cường cơ bắp, hỗ trợ vận động mà nó còn có thể giúp bạn duy trì cân nặng hợp lý, giảm bớt áp lực lên các khớp xương, từ đó giúp giảm đau nhức tuổi mãn kinh.
Để khắc phục đau nhức tuổi mãn kinh hiệu quả, chị em chỉ nên áp dụng các bài tập nhẹ nhàng, không tạo nhiều áp lực lên khớp như đi bộ, khiêu vũ, đạp xe hay yoga. Với các hoạt động có tác động mạnh lên khớp như chạy bộ, mang vác vật nặng thì bạn nên tránh không thực hiện bởi chúng có thể làm tăng cảm giác đau nhức tuổi mãn kinh.
Bên cạnh đó, việc khởi động kỹ càng trước khi tập và giãn cơ sau khi tập xong là điều cần thiết mà chị em phải làm để tránh các chấn thương, đau cơ và nhức mỏi.
Bổ sung canxi
Nhu cầu canxi của phụ nữ tuổi mãn kinh là khoảng 1200 – 1500 mg/ngày, trong khi đó, lượng canxi cung cấp từ các loại thực phẩm mà bạn ăn hàng ngày có thể là không đủ. Do đó, chị em cần chú ý bổ sung canxi bằng các viên uống chứa canxi để cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể, phòng ngừa loãng xương và giúp xương chắc khỏe hơn. Khi sử dụng viên uống canxi, bạn cần lưu ý một số điều như sau:
- Lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
- Sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý mua về dùng bởi nếu quá liều canxi có thể gây ra sỏi thận.
- Không uống canxi cùng lúc với thuốc sắt hay sữa vì nó làm cản trở quá trình hấp thu canxi.
Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho xương khớp
Chị em cần chú ý bổ sung các loại thực phẩm sau vào chế độ ăn hàng ngày để có thể giảm triệu chứng đau nhức xương khớp tuổi mãn kinh, ngoài ra, các thực phẩm này còn giúp bạn cải thiện sức khỏe cũng như vóc dáng.
Các rau họ cải: trong bông cải xanh, cải bắp hay cải xoăn chứa một lượng lớn vitamin K và các chất chống viêm có tác động tích cực lên sụn khớp, giúp giảm nguy cơ đau nhức xương khớp tuổi mãn kinh.
Cá hồi: đây được xem là loại thực phẩm giúp giảm đau nhức xương khớp tuổi mãn kinh hiệu quả. Trong cá hồi chứa rất nhiều acid béo omega 3 có tác dụng chống viêm, duy trì cơ thể và hệ cơ – xương – khớp khỏe mạnh, ngăn ngừa thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống,…
Trà xanh: chất chống oxy hóa EGCG được tìm thấy trong trà xanh giúp bảo vệ sụn và xương không bị phá hủy, nâng cao sức khỏe xương khớp của bạn, ngăn ngừa đau nhức xương khớp tuổi mãn kinh.
➤ Xem đầy đủ: Thực phẩm tốt cho phụ nữ tiền mãn kinh
Giảm căng thẳng
Như đã trình bày ở trên, khi bạn căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra một lượng lớn cortisol làm trầm trọng thêm tình trạng đau nhức xương khớp, tê bì chân tay tuổi mãn kinh. Do đó, để tình trạng này không trở nên nặng hơn, chị em cần có các biện pháp để giảm bớt căng thẳng. Một số ý tưởng mà bạn có thể áp dụng đó là nấu ăn, ngồi thiền hay nói chuyện với bạn bè.
Chế độ sinh hoạt lành mạnh
Để khắc phục chứng đau nhức tuổi mãn kinh, chị em nên tạo cho bản thân những thói quen sinh hoạt lành mạnh, tốt cho sức khỏe như sau:
- Uống nhiều nước.
- Không ăn thức ăn có vị cay, nóng.
- Tăng cường ăn rau xanh và hoa quả.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia, thuốc lá.
- Không thức khuya, nên ngủ sớm và đủ giấc.
Xoa bóp giảm đau nhức
Xoa bóp giúp lưu thông khí huyết, thư giãn gân cốt, phục hồi chức năng bình thường của các khớp xương, giúp phụ nữ giảm đau nhức tuổi mãn kinh hiệu quả.
Chị em có thể tự thực hiện tại nhà bằng cách xoa bóp nhẹ nhàng quanh vị trí đau, mỗi vị trí khác nhau thì đều có tư thế và các động tác xoa bóp khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều được thực hiện trên nguyên tắc chung là làm nhẹ nhàng, sau đó tăng dần mức độ và mỗi lần xoa bóp kéo dài khoảng 15 – 20 phút.
Hiện nay, trên thị trường đã có các loại máy xoa bóp tại các vị trí như vai, lưng, bàn chân và máy xoa bóp toàn thân. Chị em có thể mua các loại máy này về để sử dụng, tuy nhiên, bạn cần lưu ý chọn mua các sản phẩm chính hãng, tránh mua các sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, tránh “tiền mất tật mang”.
Châm cứu
Châm cứu là một liệu pháp điều trị đau nhức tuổi mãn kinh theo Y học cổ truyền mà có thể cải thiện tình trạng đau nhức một cách nhanh chóng. Phương pháp này thường được chỉ định để điều trị các bệnh lý về xương khớp như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp, viêm khớp hay tê bì chân tay,…
Đây là phương pháp điều trị rất phức tạp, hiệu quả điều trị phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, kỹ thuật của người thực hiện. Do đó, để có thể đạt được hiệu quả trị liệu tốt nhất, chị em cần tìm đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín, đảm bảo thực hiện đúng hướng dẫn, quy định của Bộ Y tế.
Thuốc
Trong trường hợp bạn bị đau nhức xương khớp tuổi mãn kinh do các bệnh lý về xương khớp như gout, loãng xương hay viêm khớp dạng thấp thì một số thuốc kê đơn sau có thể được bác sĩ chỉ định để điều trị tình trạng đau nhức của bạn.
- Calcitonin, Denosumab, Glucosamine để điều trị loãng xương.
- Colchicin, Allopurinol, Probenencid để điều trị bệnh gout.
- Methotrexate, Actemra, Glucocorticoids để điều trị viêm khớp dạng thấp.
Lưu ý, khi sử dụng các thuốc này chị em có thể gặp phải một số rủi ro như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, viêm loét dạ dày tá tràng…
➤ Tham khảo: Thuốc uống cho phụ nữ tiền mãn kinh
Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh xóa tan nỗi lo đau nhức tuổi mãn kinh
Đau nhức tuổi mãn kinh là vấn đề khiến biết bao chị em phải lo lắng. Mà nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do sự suy giảm nội tiết tố nữ estrogen, do đó, việc tìm ra một sản phẩm giúp bổ sung nội tiết tố nữ một cách an toàn, hiệu quả là điều mà chị em cần nhất ngay lúc này.
Giữa vô vàn các sản phẩm đang có mặt trên thị trường, Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh tự hào là sản phẩm hiếm hoi đáp ứng đủ cả hai tiêu chí trên. Với thành phần 5 loại dược liệu quý hiếm bao gồm: Sâm tố nữ, Hồng sâm, Nữ lang, Thiên môn đông và Nhung hươu Bắc cực, Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh đem lại cho chị em nhiều lợi ích như:
- Bổ sung và cân bằng nội tiết tố nữ.
- Giảm đau nhức tuổi mãn kinh.
- An thần, dễ ngủ.
- Bồi bổ cơ thể, giúp da dẻ hồng hào, căng mịn.
- Tăng ham muốn, tăng tiết dịch.
Với những lợi ích mà Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh mang lại, sản phẩm ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong lòng phái đẹp. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, chị em nên kiên trì sử dụng sản phẩm trong vòng 3 tháng.