Theo nhiều báo cáo, người ta nhận thấy rằng những phụ nữ bị suy giảm và thiếu hụt estrogen có mức độ căng thẳng cao hơn những người khác, đặc biệt phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh, là giai đoạn có sự suy giảm mạnh nội tiết tố.
Mục lục
Stress là gì?
Stress là một cảm giác căng thẳng về tinh thần hoặc thể chất. Nó có thể đến từ bất kì sự kiện hoặc suy nghĩ nào khiến bạn cảm thấy thất vọng, buồn rầu, tức giận hay lo lắng. Căng thẳng là một phản ứng bình thường của thể trước những thách thức của cuộc sống.
Có hai loại căng thẳng chính:
- Căng thẳng cấp tính. Là căng thẳng xảy ra ngắn hạn và sẽ biến mất nhanh chóng. Bạn có thể cảm nhận được nó trong một số trường hợp như: khi đạp phanh xe, đánh nhau với đồng đội hoặc chơi thể thao mạo hiểm… Nó giúp bạn xử lý trong các tình huống nguy hiểm. Nó cũng xảy ra khi bạn làm điều gì đó mới mẻ hoặc thú vị.
- Căng thẳng mãn tính. Là căng thẳng xảy ra trong một thời gian dài. Bạn có thể bị căng thẳng mãn tính nếu gặp vấn đề về tiền bạc, hôn nhân không hạnh phúc hoặc gặp rắc rối trong công việc. Bất kỳ loại căng thẳng nào diễn ra trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng đều là căng thẳng mãn tính. Bạn có thể trở nên quá quen với tình trạng căng thẳng mãn tính mà không nhận ra đó là một vấn đề. Nếu bạn không tìm cách quản lý căng thẳng mãn tính, nó có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe.
Stress ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?
Cơ thể của bạn phản ứng với căng thẳng bằng cách giải phóng ra các hormone. Những hormone này làm cho não của bạn tỉnh táo hơn, khiến cơ bắp của bạn căng ra và tim tăng nhịp đập. Trước mắt, những phản ứng này là tốt vì chúng có thể giúp bạn xử lý tình huống gây ra căng thẳng. Đây là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể.
Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên bị căng thẳng lấn át, mặc dù không nguy hiểm tới tính mạng nhưng những cảm giác này có thể khiến bạn có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe, như:
- Huyết áp cao
- Bệnh tim
- Bệnh tiểu đường
- Béo phì
- Trầm cảm, lo lắng
- Các vấn đề về da, chẳng hạn như mụn trứng cá, chàm, nám nội tiết…
- Rối loạn kinh nguyệt
- .v.v.
Suy giảm estrogen gây stress thế nào?
Nội tiết tố estrogen hoạt động ở khắp mọi nơi trong cơ thể, bao gồm cả các bộ phận kiểm soát cảm xúc ở não. Vì thế, mức độ estrogen sẽ ảnh hưởng domino đến các chất hóa học trong não và tâm trạng của người phụ nữ. Khi cơ thể bạn đủ lượng estrogen, nó sẽ có những tác động tích cực tới một số hóa chất tâm trạng trong não, như: serotonin (giúp điều chỉnh tâm trạng và hành vi xã hội, giấc ngủ, trí nhớ, ham muốn tình dục,…), endorphin (giúp đối phó với căng thẳng, giảm cảm giác đau, tạo cảm giác dễ chịu, thư thái), bảo vệ dây thần kinh và kích thích sự phát triển của dây thần kinh (có vai trò như những “con đường cao tốc” giúp vận chuyển tín hiệu thần kinh tới khắp cơ thể);…Cách cân bằng nội tiết tố nữ tự nhiên hiệu quả
Chúng ta có thể nhận thấy rõ vai trò của estrogen đến tâm trạng trong chu kỳ kinh nguyệt của mình. Estrogen và các hormone sinh dục khác sẽ tăng giảm trong suốt chu kì, và điều này ảnh hưởng đến tất cả khía cạnh sức khỏe: tinh thần, thể chất và cảm xúc.
Vì thế, khi estrogen của bạn suy giảm và thiếu hụt, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, trầm cảm và thay đổi tâm trạng. Cộng với đó là những tác động từ các tình huống trong cuộc sống (người thân qua đời, ly hôn, mất việc, vấn đề tiền bạc không như mong muốn…) sẽ khiến bạn rơi vào trạng thái stress, căng thẳng triền miên.
Suy giảm estrogen kéo theo thay đổi: Tâm lý phụ nữ tiền mãn kinh
Dấu hiệu stress do thiếu estrogen
Khi bị stress do thiếu hụt estrogen, bạn sẽ những dấu hiệu của stress mãn tính như thông thường, cùng với đó là những dấu hiệu khác xảy ra do thiếu hụt estrogen:
– Triệu chứng cảm xúc:
- Dễ bị kích động
- Lo lắng, sợ hãi
- Tức giận
- Buồn bã
- Thất vọng
– Triệu chứng thể chất:
- Đau đầu
- Buồn nôn
- Khó tiêu, bụng khó chịu
- Thở nhanh hơn
- Đổ mồ hôi nhiều hơn
- Đánh trống ngực
- Gặp các cơn đau nhức, căng cơ
- Năng lượng thấp
- Mất ngủ
- Mất ham muốn và/hoặc khả năng tình dục
- Run rẩy, ù tai, tay chân lạnh
- Khô miệng và khó nuốt
- Nghiến hàm và nghiến răng
- Thường xuyên bị cảm lạnh và nhiễm trùng
– Triệu chứng nhận thức:
- Liên tục lo lắng
- Ý nghĩ hoang tưởng
- Hay quên và vô tổ chức
- Không có khả năng tập trung
- Bi quan hoặc chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực
- Gặp khó khăn trong việc thư giãn và tĩnh tâm
- Cảm thấy tồi tệ về bản thân, cô đơn, vô giá trị
– Triệu chứng hành vi:
- Trở nên thu mình
- Thiếu quyết đoán
- Bắt đầu hút thuốc, uống nhiều rượu hay thậm chí là dùng ma túy
- Hung hăng hơn bình thường, thậm chí với cả người thân trong gia đình
- Chần chừ và trốn tránh trách nhiệm
- Biểu hiện nhiều hành vi lo lắng hơn, chẳng hạn như cắn móng tay, bồn chồn và đi nhanh
- Lảng tránh mọi người
– Triệu chứng thiếu hụt estrogen:
- Đau đớn khi quan hệ vợ chồng do khô âm đạo
- Thường xuyên bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs)
- Rối loạn chu kì kinh nguyệt
- Bốc hỏa
- Nhức đầu
- Phiền muộn
- Căng tức ngực
- Bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm
- Khó tập trung
- Mệt mỏi
- .v.v.
Xem thêm: Suy giảm nội tiết tố nữ estrogen
Nên làm gì?
Hãy tinh ý
Bạn hãy chú ý nhiều hơn tới bản thân mình, tinh ý nhận biết được các dấu hiệu phản ứng của cơ thể. Nếu nhận ra các triệu chứng như đã kể ở phần trên, hãy nhanh chóng giải quyết tình trạng này càng sớm càng tốt.
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục không chỉ giúp tăng cường sức khỏe thể chất mà nó còn giúp tăng cường tâm trạng, cải thiện trí nhớ, giúp ngủ ngon. Các hoạt động thể chất sẽ kích thích não tiết ra các hóa chất tăng cường tâm trạng như endorphin, serotonin,…
Nếu bạn quá bận rộn, chỉ 30 phút đi bộ mỗi ngày là đã giúp ích cho tâm trạng và sức khỏe của bạn rồi.
Tìm hiểu các kỹ thuật thư giãn
Một số kỹ thuật đã được chứng minh là giúp quản lý tốt căng thẳng, tăng cường tâm trạng:
- Yoga
- Thiền
- Các bài tập thở
- Thái cực quyền
- .v.v.
Vì thế, bạn hãy thử khám phá các bộ môn này, kết hợp với các hoạt động thể chất. Tâm trạng của bạn sẽ được cải thiện rất nhiều.
Đừng ôm đồm
Trong cuộc sống nói chung, bạn cần phải học cách nói “không” với những nhiệm vụ mới nếu bạn cảm thấy nó sẽ khiến mình căng thẳng và phải gánh vác quá nhiều.
Song song với đó, hãy biết đặt mục tiêu phù hợp để hoàn thành tốt công việc, chứ không phải cố gắng đặt mục tiêu thật cao. Vào cuối ngày, hãy chú ý và vui vẻ vì những mục tiêu bạn đã hoàn thành chứ không phải là những gì bạn không thể làm được.
Giữ liên lạc với bạn bè
Bạn không phải là một người đơn độc trong cuộc sống này. Hãy biết cách giữ liên lạc với bạn bè, gia đình, những người có thể hỗ trợ tinh thần và giúp đỡ thiết thực cho bạn.
Bổ sung dinh dưỡng
Một số chất dinh dưỡng được cho là giúp thúc đẩy tâm trạng, làm giảm căng thẳng và lo lắng, chẳng hạn:
- Axit béo omega-3: Một nghiên cứu cho thấy rằng các sinh viên y khoa được bổ sung omega-3 đã giảm được 20% các triệu chứng lo lắng. Chất này có nhiều trong các loại cá béo (cá hồi, cá mòi, cá ngừ, cá thu,…), các loại hạt (hạt lanh, hạt chia, quả óc chó), dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu hạt lanh, dầu hạt cải).
- Trà xanh: Trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa tên là polyphenol. Nó có thể làm giảm căng thẳng và lo lắng bằng cách tăng mức serotonin.
- Valerian (nữ lang). Rễ cây nữ lang là một chất hỗ trợ giấc ngủ phổ biến do tác dụng an thần của nó. Ngoài ra, nó còn chứa axit valerenic, có khả năng làm thay đổi các thụ thể gamma-aminobutyric axit (GABA) để làm giảm lo lắng.
Nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi chính là khoảng thời gian để tâm trí của bạn có thời gian thoát khỏi căng thẳng. Nếu bạn là người thích đặt mục tiêu và có nhiều tham vọng, việc lên kế hoạch nghỉ ngơi có thể là điều khó khăn với bạn lúc đầu. Nhưng hãy biết cách cân bằng giữa nghỉ ngơi và công việc, nó sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng rất hiệu quả.
Luôn bổ sung đủ estrogen
Để bổ sung và duy trì mức độ estrogen cho cơ thể, bạn nên sử dụng thêm một số sản phẩm thảo dược như Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh.
Việc bổ sung estrogen từ thảo dược cũng là lời khuyên được nhiều chuyên gia đưa ra, bởi bổ sung bằng hình thức này, cơ thể có thể tự đào thải nếu dư thừa, không gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm như là bổ sung estrogen tổng hợp.
Với công thức độc đáo nghiên cứu từ Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, gồm:
- Cao khô sâm tố nữ (Pueraria mirifica)
- Cao khô Hồng sâm (Panax ginseng)
- Cao khô nữ lang (Valeriana officinalis)
- Cao khô thiên môn đông (Asparagus cochinchinesis)
- Nhung hươu (cervus nippon)
Sâm Nhung Tố Nữ giúp chị em bổ sung và cân bằng estrogen, tăng cường sức khỏe thể chất, tinh thần và sinh lý.
Tìm hiểu và đặt mua sản phẩm: TẠI ĐÂY
Lên lịch đi khám
Nếu các triệu chứng căng thẳng và suy giảm estrogen lấn át bạn, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống, tinh thần. Bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế càng sớm càng tốt. Hãy lên lịch đi khám để được chẩn đoán và có phác đồ điều trị hợp lý.
Kết luận
Estrogen có những vai trò quan trọng với nhiều khía cạnh sức khỏe của phụ nữ, một trong số đó là sức khỏe tâm thần. Khi estrogen suy giảm và thiếu hụt, nó có thể gây ra trạng thái căng thẳng, stress triền miên, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của chị em.
Chính vì thế, chị em cần tinh ý để nhận biết những dấu hiệu stress do thiếu hụt estrogen để kịp thời điều trị. Đồng thời, hãy luôn chủ động bổ sung đủ lượng estrogen mà cơ thể cần.
Để được tư vấn thêm về estrogen và sức khỏe phái nữ, bạn có thể gọi tới số 1800 1190 (miễn phí cước gọi).