Không thể phủ định nội tiết tố Estrogen là một phần không thể thiếu trong cơ thể phái đẹp, tuy nhiên một số chị em lại gặp tình trạng estrogen thấp. Vậy estrogen thấp có nguy hiểm không, nó gây ảnh hưởng thế nào đến phái đẹp và làm thế nào để cải thiện tình trạng này?
Mục lục
Nội tiết tố Estrogen
Estrogen là nội tiết tố đặc trưng cho phái nữ, nó đồng hành cùng chị em qua nhiều giai đoạn của cuộc đời và ảnh hưởng tới chức năng của nhiều cơ quan bộ phận khác nhau.
Estrogen là gì?
Nội tiết tố nữ Estrogen là một hoocmon sinh dục đặc trưng cho phái nữ, nó có tác dụng hình thành các đặc điểm đặc trưng trên cơ thể phái nữ, hoàn thiện và duy trì chức năng của các cơ quan thuộc hệ sinh sản.
Trong cơ thể nữ giới, Estrogen được sản sinh tại nhiều cơ quan như: buồng trứng, tuyến thượng thận, tổ chức mỡ và tại nhau thai trong thai kỳ. Mỗi cơ quan sẽ sản sinh ra một loại estrogen có cấu trúc và cường độ tác dụng khác nhau:
- Estrone (E1) được sản sinh tại tuyến thượng thận và tổ chức mỡ của cơ thể.
- Estradiol(E2) được sản sinh tại buồng trứng
- Estriol (E3), Esterol (E4) là hai loại estrogen đặc trưng của thai kỳ do nhau thai sản sinh.
Trong đó Estradiol (E2) do buồng trứng tiết ra là loại estrogen chiếm tỷ lệ lớn và có tác dụng mạnh nhất trong các loại estrogen do đó buồng trứng là cơ quan sản sinh estrogen quan trọng nhất của cơ thể.
Tác dụng của estrogen
Thụ thể của estrogen có mặt ở khắp các cơ quan bộ phận trong cơ thể nữ giới, do đó estrogen có tác dụng rất đa dạng và quan trọng.
Ở độ tuổi dậy thì, estrogen có tác dụng:
+ Kích thích cơ thể bạn nữ phát triển, hình thành vẻ đẹp đặc thù của phái nữ: giúp khung xương nữ giới nhỏ hơn nam giới; tăng khả năng dự trữ lớp mỡ dưới da tạo cho cơ thể những đường cong quyến rũ; thay đổi cấu trúc thanh quản và dây thanh âm giúp giọng nói trong và cao; hệ lông tóc trên cơ thể cũng mềm hơn nam giới.
+ Giúp các cơ quan sinh dục phát triển đến mức độ trưởng thành có thể thực hiện chức năng sinh sản: phát triển đầy đủ cấu trúc nang trứng, buồng trứng, âm đạo, tử cung, ống dẫn trứng; tác động đến hoạt động co bóp của ống dẫn trứng, làm dày lớp dịch âm đạo, tử cung, tăng độ axit lớp dịch ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
Đối với làn da của phái đẹp: estrogen có tác dụng cải thiện độ dày, duy trì lượng collagen giúp da có sự đàn hồi, ngăn ngừa lão hóa; tăng tuần hoàn máu tới da giúp làn da mềm mại tràn sức sống; hạn chế tiết nhờn tại các tuyến bã giúp giảm mụn trứng cá.
Đối với sinh lý phái nữ: Estrogen giúp duy trì ham muốn tình dục ở nữ giới, làm giảm cảm giác đau rát khi quan hệ do tăng tiết chất nhờn âm đạo.
Estrogen cũng tác động đến não bộ và cảm xúc của phái nữ; ngăn ngừa các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, hạn chế mất khoáng xương ngăn ngừa loãng xương.
Chi tiết: Tác dụng của estrogen đối với phụ nữ
Estrogen thấp có xảy ra không?
Phụ nữ ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ gặp tình trạng Estrogen thấp do nhiều nguyên nhân nhưng phần lớn là do buồng trứng bị tổn thương.
Đặc biệt, tuổi tác là một yếu tố nguy cơ phổ biến gây tình trạng estrogen thấp ở chị em do khi người phụ nữ bước sang thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh chức năng buồng trứng sẽ dần suy giảm làm lượng estrogen được tiết ra cũng giảm dần.
Ngoài ra, tình trạng estrogen thấp ở chị em còn có thể xảy ra do một số nguyên nhân khác như:
- Điều kiện sức khỏe bẩm sinh, ví dụ như hội chứng turner.
- Rối loạn hoạt động của tuyến giáp.
- Lạm dụng việc tập luyện thể dục thể thao, tập luyện thể thao cường độ cao trong thời gian dài.
- Suy dinh dưỡng.
- Đã hoặc đang điều trị hóa trị liệu làm suy giảm chức năng buồng trứng.
- Tuyến yên hoạt động kém, giảm sản xuất FSH, LH.
- Có tiền sử gia đình về các vấn đề nội tiết tố.
- Thói quen sinh hoạt không hợp lý: thức khuya, căng thẳng stress kéo dài, sử dụng chất kích thích.
Estrogen thấp có nguy hiểm không?
Khi nồng độ estrogen trong cơ thể thấp không đủ để cung cấp cho các hoạt động của cơ thể, nó sẽ gây ảnh hưởng đến nhiều mặt cuộc sống của chị em đặc biệt là sắc đẹp, sức khỏe và tâm sinh lý
Thiếu estrogen ảnh hưởng tới sức khỏe
Khi Estrogen thấp hơn mức bình thường, sức khỏe của chị em thường bị ảnh hưởng thông qua các biểu hiện:
- Cơ thể mệt mỏi, uể oải và suy nhược.
- Trí nhớ của chị em thường bị suy giảm, khả năng tập trung và ghi nhớ kém hơn trước.
- Những cơn bốc hỏa thường xuyên xảy ra đặc biệt là bốc hỏa về đêm.
- Tình trạng mất ngủ, ngủ không ngon giấc thường xuyên xảy ra, chị em thường trằn trọc khó ngủ và hay tỉnh dậy giữa đêm
- Dễ tăng cân, cơ thể chậm chạp hơn trước
- Khi Estrogen bị thiếu hụt làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh phụ khoa và các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch.
- Chu kỳ kinh nguyệt của chị em thường không đều, nếu ở tuổi sinh sản có thể gây khó mang thai hoặc thiếu sữa nuôi con.
Thiếu estrogen ảnh hưởng tới sắc đẹp của phái nữ
Đối với phái đẹp, Estrogen chính là nhân tố giúp chị em gìn giữ nét xuân, vì thế estrogen trong cơ thể thấp hơn bình thường nhan sắc của chị em thường bị ảnh hưởng, thể hiện qua:
- Làn da có thể bị nổi mụn đột ngột.
- Các dấu hiệu lão hóa da như: nám da nội tiết, tàng nhan, vết nhăn có thể xuất hiện sớm. Không chỉ thế, làn da cũng mất đi độ đàn hồi, căng bóng, da thường khô, xạm màu.
- Tóc thường khô, xơ và dễ gãy.
- Chị em thường dễ tăng cân đặc biệt tại vùng ngực, mông, bụng có thể làm ngực chảy xệ.
Thiếu estrogen gây ảnh hưởng tới tâm sinh lý
Tâm sinh lý của chị em rất dễ bị ảnh hưởng khi cơ thể gặp tình trạng estrogen thấp:
- Tâm lý thay đổi thất thường: dễ mệt mỏi, buồn chán và stress, thường xuyên cáu gắt không rõ nguyên nhân.
- Sinh lý thay đổi: giảm hứng thú với quan hệ tình dục, hoặc khi quan hệ tình dục không đạt được khoái cảm.
- Estrogen thấp khiến biểu mô âm đạo bị teo, giảm tiết dịch nhờn đẫn tới khô âm đạo gây khó khăn, đau rát khi quan hệ.
Làm thế nào để biết mình bị estrogen thấp?
Tình trạng estrogen thấp hay còn gọi là thiếu hụt estrogen có thể dễ dàng được nhận biết thông qua những thay đổi về sức khỏe, sắc đẹp và tâm sinh lý của chị em.
Khi phát hiện bản thân có những triệu chứng của thiếu estrogen, chị em nên tới gặp bác sĩ để được khám, chẩn đoán chính xác và tư vấn sâu hơn.
Ngoài các biểu hiện của thiếu estrogen mà chị em nhận thấy thì các xét nghiệm cận lâm sàng là không thể thiếu để xác định chính xác tình trạng estrogen thấp mà bạn đang gặp phải. Xét nghiệm estrogen trong máu và nước tiểu thường được đinh. Nồng độ estrogen trong cơ thể bình thường là:
- Trước khi dậy thì: < 20 pg/mL hay < 73 pmol/L.
- Từ dậy thì đến tiền mãn kinh: 23 – 261 pg/mL hay 84 -1325 pmol/L
- Từ mãn kinh về sau: < 340 pg/mL hay <110 pmol/L
Tình trạng estrogen thấp được xác định khi nồng độ estrogen trong cơ thể thấp hơn mức bình thường.
Cách bổ sung estrogen an toàn và hiệu quả
Khi gặp tình trạng estrogen thấp việc bổ sung estrogen kịp thời và hiệu quả là vô cùng cần thiết giúp chị em có thể cải thiện những ảnh hưởng tiêu cực và gìn giữ nét xuân.
Bổ sung estrogen bằng các thực phẩm chứa estrogen
Trong tự nhiên, estrogen cũng có mặt ở nhiều loại động, thực vật. Đây là nguồn phytoestrogen rất an toàn dành cho chị em muốn bổ sung estrogen:
- Cá hồi: lượng vitamin D dồi dào trong cá hồi chính là hoạt chất tự nhiên có tác dụng kích thích buồng trứng tăn sản sinh estrogen.
- Hàu, trai, hến: chứa nhiều vitamin nhóm B như B2, B12 và một lượng nhỏ vitamin B1, B3, B9 giúp kích thích cơ thể sản sinh estrogen tốt hơn.
- Hạt vừng: là loại thực vật chứa nhiều phytoestrogen rất an toàn cho cơ thể, trong 100g hạt vừng chứa khoảng 800,8 mcg estrogen thực vật dạng lignans.
- Bông cải xanh: chứa DIM – một loại hoạt chất có khả năng tác động giúp cơ thể tăng cường sản sinh estrogen nội sinh. Ngoài ra trong bông cải xanh còn chứa một số loại vitamin khác như vitamin C, A, K giúp chống oxy hóa và nâng cao sức khỏe tim mạch.
- Cải xoăn là loại rau họ cải rất giàu hoạt chất DIM, trong 100g cải xoăn chứa khoảng 133,8 mcg phytoestrogen.
- Các loại trái cây, quả mọng: Theo các nghiên cứu cho thấy trong các loại trái cây, quả mọng chứa nhiều phytoestrogen có cấu trúc gần giống estrogen nội sinh của cơ thể gồm: đào, mận, mâm xôi, dưa hấu.
Đây là phương pháp bổ sung estrogen an toàn tuy nhiên hiệu quả không nhanh và đòi hỏi cần phải kiên trì sử dụng trong thời gian dài.
Tham khảo: Tổng hợp các loại thực phẩm giúp bổ sung estrogen tốt nhất
Thay đổi chế độ sinh hoạt và luyện tập
Sinh hoạt và luyện tập không hợp lý có thể gây ức chế quá trình sản sinh estrogen của cơ thể vì thế để bổ sung estrogen hiệu quả chị em nên có một chế độ sinh hoạt và luyện tập phù hợp:
- Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, đặc biệt chị em nên ngủ từ 22h30phút do đây là thời điểm phù hợp nhất để cơ thể có thể điều hòa, cân bằng nội tiết tố.
- Xây dựng lối sống lành mạnh, không sử dụng bia rượu, thuốc lá hay chất kích thích.
- Hạn chế căng thẳng stress kéo dài, thường xuyên tập luyện yoga, thiền hay đi dạo để giải tỏa căng thẳng.
- Hạn chế tập thể dục cường độ cao trong thời gian dài nên lựa chọn những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, yoga,…
Liệu pháp thay thế hoocmon HRT
Khi lượng estrogen trong cơ thể quá thấp gây ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống của chị em thì các phương pháp bổ sung estrogen bằng thuốc thường được bác sĩ chỉ định để bổ sung estrogen nhanh hơn.
Liệu pháp thay thế hormone (HRT) là phương pháp bổ sung estrogen thường được áp dụng, đây là một loại estrogen tổng hợp liều dùng thực tế sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng, mục đích của điều trị và độ dung nạp của người sử dụng.
Bổ sung estrogen bằng HRT cho thấy hiệu quả bổ sung nhanh, giúp giảm đáng kể các biểu hiện của thiếu hụt estrogen tiền mãn kinh. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu cho thấy, phương pháp này chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn với nồng độ thấp do có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú ở nữ giới.
Tham khảo: Thuốc uống bổ sung estrogen – dùng như thế nào cho đúng
Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh
Do hạn chế của các phương pháp trên, sử dụng Thực phẩm bảo vệ sức khỏe được bào chế từ thảo dược để bổ sung estrogen đang là phương pháp được các chuyên gia khuyên dùng.
Sâm tố nữ chính là loại thảo dược quý chứa estrogen được nhắc đến nhiều nhất trong các nghiên cứu.
Sâm tố nữ đã được chứng minh chứa ít nhất 17 hoạt chất có tác dụng tương tự estrogen, đặc biệt là Deoxymiroestrol có hoạt tính mạnh gấp 10.000 lần isoflavone có trong mầm đậu nành. Nó hỗ trợ bổ sung nội tiết tố nữ estrogen một cách an toàn, tự nhiên, nhanh chóng và vượt trội, cải thiện đáng kể các triệu chứng tiêu cực do estrogen thấp gây ra.
Tuy nhiên các phương pháp sử dụng trực tiếp Sâm tố nữ như ăn, nghiền thành bột uống đều không phát huy tối ưu công dụng của loại thảo dược này do gây biến đổi hoạt chất quý Deoxymiroestrol. Hiểu được khó khăn này, TPBVSK Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh được bào chế từ Sâm tố nữ đã ra đời với khả năng phát huy tối ưu công dụng của Sâm tố nữ qua tác dụng:
- Hỗ trợ tăng cường nội tiết tố nữ; hỗ trợ làm giảm các triệu chứng thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh như: bốc hỏa, mất ngủ, suy giảm chức năng sinh lý.
- Hỗ trợ bồi bổ nguyên khí, hạn chế lão hóa da, hỗ trợ giảm nếp nhăn trên da, tăng cường và đàn hồi da, giúp da đẹp mịn màng, sắc mặt hồng hào.
Đây thực sự là một sản phẩm an toàn và hiệu quả cao, đặc biệt phù hợp với chị em đang ở giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh, Estrogen thấp với các biểu hiện: bốc hỏa, mất ngủ, suy giảm sinh lý, lão hóa da, da nhăn, phụ nữ suy nhược, cơ thể mệt mỏi.
Lời kết:
Estrogen thấp không phải là một tình trạng hiếm gặp ở phái nữ mà có lẽ đây là tình trạng mà chị em nào cũng phải trải qua khi tiền mãn kinh và mãn kinh. Estrogen thấp không nguy hiểm tới tính mạng nhưng nó lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của chị em. Vì thế, chị em hãy cảnh giác với tình trạng này và có kế hoạch bổ sung estrogen thật an toàn và hiệu quả cho bản thân nhé.
Tìm đọc thêm: Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh có tốt không? Giá bán bao nhiêu tiền 1 hộp