Dạo một vòng trên internet, ta bắt gặp rất nhiều những bài viết thần thánh hóa công dụng của mầm đậu nành. Nhưng bạn có biết, đậu nành là một chủ đề rất gây tranh cãi? Đừng để bản thân rơi vào những lầm tưởng, những thông tin “thần thánh hóa” quá mức. Mọi việc, đều có thể “soi sáng” bằng những kiến thức đúng đắn. Chúng ta cần cập nhật thông tin đa chiều và làm theo khoa học!
Mục lục
- 1. Mặt phải về những tác dụng của mầm đậu nành và bột mầm đậu nành
- 2. Những điều không ai nói với bạn về công dụng mầm đậu nành
- 3. Những cuộc tranh cãi nảy lửa về tác dụng của mầm đậu nành và những sản phẩm liên quan
- 4. Phát hiện mới: Loài thảo dược có chứa hoạt tính estrogen gấp 1000-10.000 lần đậu nành và bột mầm đậu nành, nhưng an toàn và hiếm tác dụng phụ
- 5. Phytoestrogen từ Sâm tố nữ đã được chiết tách và ứng dụng thành công vào viên uống chăm sóc sắc đẹp Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh
Mặt phải về những tác dụng của mầm đậu nành và bột mầm đậu nành
Mặt phải, bạn có thể được nghe về thông tin estrogen có ở đậu nành giúp ích cho sức khỏe như thế nào, nó là nguồn cung cấp phytoestrogen dồi dào ra sao. Một số nghiên cứu thậm chí còn chỉ ra rằng isoflavone trong mầm đậu nành có khả năng chống lại bệnh ung thư.
Một số tác dụng phổ biến của mầm đậu nành mà ta thường thấy đó là:
Làm giảm nguy cơ ung thư vú
Ăn nhiều đậu nành có thể giúp giảm nhẹ nguy cơ phát triển ung thư vú. Phụ nữ châu Á, đặc biệt là Nhật Bản có chế độ ăn nhiều đậu nành nên dường như họ có nguy cơ mắc ung thư vú thấp hơn so với những người ăn ít đậu nành.
Làm giảm lượng đường
Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy rằng tiêu thụ các sản phẩm có chứa protetin đậu nành, chất xơ đậu nành hoặc đậu nành lên men làm giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường.
Làm giảm cholesterol
Ăn protein đậu nành thay thế cho protetin được cung cấp từ các nguồn khác hoặc tiêu thụ các sản phẩm chất xơ từ mầm đậu nành có thể làm giảm nhẹ cholesterol toàn phần và cholesterol xấu (cholesterol lipoprotein – LDL)
Làm giảm huyết áp
Hầu hết các nghiên cứu cho thấy rằng ăn protein đậu nành có thể làm giảm huyết áp tâm thu khoảng 4-8 mmHg và huyết áp tâm trương khoảng 3-5 mmHg ở những người có huyết áp cao.
*Huyết áp tâm thu là mức huyết áp cao nhất, xảy ra khi tim co bóp. Huyết áp tâm trương là mức huyết áp hấp nhất, xảy ra giữa các lần tim co bóp, khi cơ tim được thả lỏng.
Phòng chống loãng xương
Nhiều bằng chứng cho thấy rằng đậu nành hoặc chiết xuất mầm đậu nành có thể làm tăng mật độ khoáng xương (BMD), hoặc làm chậm mất BMD ở phụ nữ gần hoặc ngoài thời kì mãn kinh.
Năm 2008, một nghiên cứu phân tích gộp gồm 10 nghiên cứu lâm sàng để đánh giá hiệu quả của isoflavone mầm đậu nành với mật xương cũng như mức độ khoáng hóa xương trên 608 phụ nữ mãn kinh. Kết quả cho thấy ở liều dùng ≥ 80 mg/ngày, mức độ mất xương giảm rõ rệt.
Làm giảm các triệu chứng mãn kinh
Các nghiên cứu mối quan hệ giữa đậu nành với triệu chứng mãn kinh dường như là những nghiên cứu được thực hiện nhiều nhất. Ăn đậu nành hoặc uống chiết xuất isoflavone mầm đậu nành có thể làm giảm các cơn bốc hỏa lên mặt, bốc hỏa lên đầu, bốc hỏa đổ mồ hôi… thường gặp ở phụ nữ mãn kinh và tiền mãn kinh.
Những điều không ai nói với bạn về công dụng mầm đậu nành
Ngoài những mặt phải phía trên, mặt trái về những công dụng của mầm đậu nành cũng chính là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Điều này dường như chẳng có ai thông báo cho bạn cả. Một số nghiên cứu nói rằng isoflavone trong mầm đậu nành có thể can thiệp vào hệ thống nội tiết và làm mất cân bằng hormone.
Với ung thư vú
Đúng là phụ nữ châu Á có chế độ ăn nhiều đậu nành và có nguy cơ mắc ung thư vú thấp hơn. Nhưng hầu hết các nghiên cứu không thấy lợi ích này ở các phụ nữ phương Tây, có thể phụ nữ phương Tây không ăn đủ đậu nành để thấy bất kỳ lợi ích nào.
Tác dụng của đậu nành cũng thay đổi theo độ tuổi mãn kinh của phụ nữ. Điều quan trọng cần lưu ý: Đậu nành dường như phát huy công dụng nhiều nhất khi ăn trong thời niên thiếu, thời điểm mà mô vú nhạy cảm nhất với các ảnh hưởng từ chế độ ăn uống và môi trường.
Với cholesterol cao
Protein đậu nành có chứa isoflavone hoạt động tốt hơn protein có ít hoặc không chứa isoflavone. Tuy nhiên, đậu nành không làm giảm triglyceride. Ngoài ra, hầu hết các nghiên cứu cho thấy rằng đậu nành không làm tăng “cholesterol tốt” (cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL)).
Với triệu chứng tiền mãn kinh – mãn kinh
Isoflavone chiết xuất từ mầm đậu nành KHÔNG PHẢI là “thần dược” giúp cải thiện dấu hiệu của tiền mãn kinh ở phụ nữ hay chống lão hóa da. Đúng là trong một số nghiên cứu, isoflavone tỏ ra có hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng, nhưng trong nhiều nghiên cứu khác, nó không mang lại bằng chứng thuyết phục nào.
Chính những mặt trái này đã làm xảy ra những cuộc tranh cãi “nảy lửa” về công dụng của mầm đậu nành và bột mầm đầu nành.
Những cuộc tranh cãi nảy lửa về tác dụng của mầm đậu nành và những sản phẩm liên quan
Hãy cùng nhau trở lại những năm 90, khi mà thực phẩm từ đậu nành có một sự “khởi đầu lớn” lần đầu tiên. Vào thời điểm đó, nhiều chuyên gia nói rằng đậu nành có khả năng chống lại các vấn đề như béo phì, bệnh tim, thậm chí là ung thư.
Rốt cuộc, người dân châu Á đã ăn tới cả tấn đậu nành. Kết quả nghiên cứu sau đó cho thấy những người thuộc cộng đồng này có tỉ lệ béo phì, bệnh tim và ung thư vú thấp hơn đáng kể so với người Mỹ. Và người ta kết luận rằng, đậu nành là loại “thực phẩm thần kì” giúp người châu Á khỏe mạnh.
Và các cuộc tranh cãi nảy lửa đã xảy ra. Nhiều nhà khoa học nói rằng:
Chỉ vì những người ăn đậu nành khỏe mạnh hơn những người không ăn đậu nành không có nghĩa rằng đậu nành là chìa khóa cho tất cả trạng thái “sức khỏe vượt trội” của họ – nó chỉ đóng một vai trò nhất định nào đó mà thôi.
Các nhà nghiên cứu cũng bác bỏ khả năng ngừa ung thư tiềm tàng của mầm đậu nành và những chế phẩm từ đậu nành.
Nhiều năm sau đó, họ đã xem xét kỹ hơn để tìm ra nguồn gốc thực sự khiến đậu nành tốt cho sức khỏe, và rồi họ gặp một bất ngờ lớn. Đậu nành, hóa ra, có chứa các hợp chất giống estrogen gọi là isoflavone. Chính loại phytoestrogen (estrogen thảo dược) này đã mang lại công dụng của đậu nành.
Isoflavone có cấu trúc tương tự với estrogen nội sinh trong cơ thể người (17β-estradiol) nên nó có thể gắn kết với các thụ thể này để phát huy đặc tính. Tuy nhiên isoflavone cho đáp ứng estrogen yếu hơn estrogen nội sinh. Genistein (sản phẩm chuyển hóa chính của isoflavne) có hoạt tính estrogen chỉ bằng 35% so với hoạt tính của 17β-estradiol.
Trong một nghiên cứu về những tác dụng của isoflavone trong mầm đầu nành với các dấu hiệu của tiền mãn kinh ở phụ nữ, các nhà khoa học nhận thấy nó có cả 2 đặc tính là estrogen và kháng estrogen.
- Đặc tính estrogen. Ở tình trạng ngừng tiết estrogen, tức thời kì mãn kinh. Isoflavone sẽ gắn kết để làm tăng hoạt tính của estrogen, từ đó giúp làm giảm các triệu chứng tiền mãn kinh.
- Đặc tính kháng estrogen. Ở tình trạng estrogen tăng cao (thời kì tiền mãn kinh hoặc tiền kinh nguyệt), isoflavone gắn với các thụ thể estrogen, gây cạnh tranh và làm giảm toàn diện hoạt tính estrogen, từ đó giúp làm giảm các triệu chứng của 2 giai đoạn trên.
Một số nghiên cứu khác còn cho thấy, isofavone tỏ ra có hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị các triệu chứng bốc hỏa, đồ mồ hôi đêm.
“Số phận” của đậu nành ngày hôm nay
Đến tận giữa năm 2000, cuộc tranh cãi về việc đậu nành tốt hay xấu vẫn làm đau đầu các nhà khoa học. Cho đến ngày hôm nay, như với tất cả các loại thực phẩm khác, các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên rằng:
Tiêu thụ vừa phải đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành (mầm đậu nành, bột mầm đậu nành, sữa, đậu, vv) có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe. Uống bổ sung chiết xuất từ mầm đậu nành hay bột đậu nành là an toàn khi sử dụng ngắn hạn (tối đa 6 tháng). Và trước khi sử dụng các loại thực phẩm hay thực phẩm chức năng nhằm bổ sung isoflavone, người dùng cần chú ý theo dõi phản ứng của cơ thể.
Phát hiện mới: Loài thảo dược có chứa hoạt tính estrogen gấp 1000-10.000 lần đậu nành và bột mầm đậu nành, nhưng an toàn và hiếm tác dụng phụ
Cách đây gần 100 năm tại Thái Lan, một loài thảo dược đã được phụ nữ bản địa nơi đây sử dụng để làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa.
Năm 1931, một công bố nói rằng loài thảo dược này có tới 9 tác dụng: (1) giúp trẻ hóa cơ thể; (2) chống nhăn, đặc biệt ở vùng mắt; (3) làm đen tóc và kích thích mọc tóc; (4) làm sáng mắt, giảm đục thủy tinh thể; (5) tăng trí nhớ; (6) tăng sinh lực; (7) tăng tuần hoàn máu (8) ăn ngon miệng; và (9) giảm rối loạn giấc ngủ thì nó bắt đầu được chú ý bởi cộng đồng khoa học.
Loài thảo dược đó chính là Sâm Tố Nữ và được xác định đúng tên khoa học vào năm 1952 là Pueraria mirifica.
Những năm gần đây, Sâm Tố Nữ còn được dùng để giải quyết các vấn đề liên quan đến thiếu hụt nội tiết tố nữ estrogen như: da nhăn, ngực trễ, loãng xương, tóc bạc, vv.
Được nghiên cứu khoa học nghiêm túc
Không chỉ là một bài thuốc dân gian, Sâm tố nữ đã được tiến hành nghiên cứu về tác dụng trên cơ quan sinh sản, xương, bệnh tim mạch và các triệu chứng liên quan đến thời kì mãn kinh. Mô hình nghiên cứu gồm cả in vitro và in vivo trên nhiều loài động vật khác nhau và trên cả người.
Deoxymiroestrol được xem là phytoestrogen thực sự của Sâm tố nữ, có tác dụng cao nhất trong tất cả các loại estrogen có nguồn gốc từ thực vật. Tác dụng estrogen của deoxymiroestrol mạnh gấp 1.000 lần Genistein và gấp 10.000 lần Daidzein (là hai isoflavone chính có trong mầm đậu nành).
Phytoestrogen Miroestrol có trong Sâm tố nữ cũng có tác dụng điều hòa chọn lọc thụ thể estrogen.
*Isoflavone có trong đậu nành bao gồm: genistein, daidzein, glycitein, biochanin A và formononetin, trong đó chủ yếu là genistein và daidzein.
Về tác dụng làm giảm các triệu chứng tiền mãn kinh – mãn kinh. Các kết quả nghiên cứu cho thấy Sâm tố nữ có thể là lựa chọn thay thế an toàn cho các loại thuốc hormone tân dược. Bởi nó không gây các tác dụng phụ (như tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung, vv) như liệu pháp này.
Liệu có an toàn hơn bột mầm đậu nành?
Sâm tố nữ đã được thử nghiệm đánh giá độc tính cấp và độc tính trường diễn trên chuột và thỏ.
Kết quả cho thấy Sâm tố nữ không có độc tính đáng kể.
- Về liều điều trị. Dịch chiết rễ Sâm tố nữ cũng không có tác dụng phụ nào ở liều điều trị.
- Về tương tác thuốc. Bao gồm cả thử nghiệm lâm sàng lẫn tổng quan hệ thống đều không có bất kì tương tác thuốc nào được tìm thấy.
Như vậy, bài viết trên đây chúng tôi đã cung cấp cho quý độc giả những thông tin về mầm đậu nành, bột mầm đậu nành và một loại thảo dược khác có tác dụng estrogen gấp 10.000 lần isoflavone trong đậu nành – Sâm tố nữ. Việc lựa chọn sản phẩm nào để chăm sóc sức khỏe bản thân là lựa chọn ở mỗi người.
Tuy nhiên hãy là một người tiêu dùng thông minh, lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, hiểu đúng – đủ về sản phẩm và đặc biệt, cần hỏi ý kiến người có chuyên môn trước khi sử dụng bất kì sản phẩm bảo vệ sức khỏe nào.
Phytoestrogen từ Sâm tố nữ đã được chiết tách và ứng dụng thành công vào viên uống chăm sóc sắc đẹp Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh
Nếu bạn chế biến Sâm tố nữ không đúng cách, phytoestrogen deoxymiroestrol trong Sâm tố nữ sẽ bị oxy hóa làm giảm đáng kể hiệu quả của Sâm tố nữ. Bên cạnh đó, việc chia liều lượng dùng uống sâm tố nữ hàng ngày sao cho đều đặn là những khó khăn mà nhiều chị em gặp phải trong quá trình tìm hiểu sử dụng sâm tố nữ chăm sóc sắc đẹp hiện nay.
Thấu hiểu những bất cập ấy cũng như mong muốn gìn giữ tuổi xuân cho hàng triệu phụ nữ Việt, từ cuối năm 2017, công ty TNHH Tuệ Linh đã đầu tư phát triển hàng chục hecta vùng trồng Sâm tố nữ theo tiêu chuẩn GACP-WHO tại vùng Tây Bắc Việt Nam.
Song song với đó, để nâng cao hiệu quả sử dụng sâm tố nữ, Dược phẩm Tuệ Linh đã kết hợp với Viện Hóa học – Viện Hàn lâm KHCN VN nghiên cứu xây dựng quy trình chiết xuất, phân lập các hoạt chất chính (Deoxymiroestrol, Miroestrol) trong Sâm tố nữ tối đa và hiệu quả nhất để ứng dụng vào sản xuất các sản phẩm bảo vệ sức khỏe. Cuối cùng, sản phẩm Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh đã ra đời và nhận được sự tin tưởng của nhiều chị em trên cả nước.
Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh là sản phẩm DUY NHẤT được chuyển giao độc quyền từ Viện hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam, bổ sung estrogen mạnh gấp 10.000 lần mầm đậu nành. Đồng thời sâm tố nữ Tuệ Linh cũng là sản phẩm kết hợp các thành phần tăng cường nội tiết tố nữ khác như: nhung hươu, thiên môn đông, hồng sâm, nữ lang nhằm tác dụng:
➤ Bổ sung nội tiết, tăng tiết dịch nhờn, tăng ham muốn, hỗ trợ cải thiện sinh lý cho phụ nữ.
➤ Hết bốc hỏa, ngủ ngon giấc hơn; hỗ trợ làm giảm các triệu chứng thời kỳ tiền kinh nguyệt gây ra.
➤ Trẻ hóa cơ thể, săn chắc vóc dáng.
➤ Giúp da căng sáng, giảm nám, hỗ trợ cải thiện lão hóa da.
Chi tiết hơn: Sâm nhung tố nữ tuệ linh có tốt không?
Để tìm mua Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh chính hãng hoặc giải đáp những thắc mắc liên quan, chị em hãy liên hệ đến số Hotline: 1800.1190 (miễn phí cước gọi) để được hỗ trợ tốt nhất nhé!
☛ Tìm mua Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh tại nhà thuốc gần bạn nhất TẠI ĐÂY