Phát hiện các dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ chính là chìa khóa để duy trì lối sống lành mạnh và kiểm soát các triệu chứng liên quan, giảm thiểu sự ảnh hưởng của chúng tới sức khỏe thể chất và tinh thần.
Mục lục
- Như nào là rối loạn nội tiết tố nữ ?
- Dấu hiệu nhận biết rối loạn nội tiết tố nữ
- #1 – Rối loạn chu kì kinh nguyệt
- #2 – Suy giảm chất lượng giấc ngủ
- #3 – Bị mụn trứng cá
- #4 – Bị sương mù não
- #5 – Vấn đề về bụng
- #6 – Thường mệt mỏi
- #7 – Rối loạn tâm trạng
- #8 – Tăng cân không rõ nguyên nhân
- #9 – Đau đầu
- #9 – Khô âm đạo liên tục
- #9 – Suy giảm ham muốn tình dục
- #10 – Thay đổi vú
- #11 – Lão hóa da
- #12 – Các vấn đề về sức khỏe tâm thần trầm trọng hơn
- #13 – Tăng nguy cơ ngưng thở khi ngủ
- #14 – Xương mỏng
- #15 – Thay đổi trong phân phối trọng lượng
- #16 – Rụng tóc
- #17 – Bàn tay và bàn chân luôn lạnh
- Giải pháp cho tình trạng rối loạn nội tiết tố
- Lưu ý
Như nào là rối loạn nội tiết tố nữ ?
Rối loạn nội tiết tố là tình trạng thiếu hụt hay dư thừa nội tiết tố. Đây còn được gọi là mất cân bằng nội tiết.
Tình trạng này dựa trên đánh giá nồng độ các hormone nữ trong máu. Nó phụ thuộc vào mức estrogen, mức progesterone và cả mức testosterone. Trong đó estrogen được nhắc tới nhiều nhất do nó cũng là hormone dễ rối loạn nhất. Một số tình trạng phổ biến của rối loạn nội tiết tố nữ là:
- Thiếu hụt nội tiết tố nữ: tình trạng estrogen thấp rất hay gặp ở phụ nữ tuổi mãn kinh.
- Dư thừa nội tiết tố nữ: tình trạng estrogen tăng cao (cường estrogen)
Dấu hiệu nhận biết rối loạn nội tiết tố nữ
#1 – Rối loạn chu kì kinh nguyệt
Hầu hết phụ nữ đều có chu kì kinh nguyệt kéo dài từ 21 đến 35 ngày. Tuy nhiên, 1/4 phụ nữ sẽ có chu kì kinh nguyệt bất thường. Tức là, họ có chu kì kinh dài hơn hoặc ngắn hơn thời gian trên, kèm theo đó là những triệu chứng tiền kinh nguyệt như: đau bụng, đau lưng, đau đầu, mệt mỏi,… Mức độ kinh nguyệt của những phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt cũng có thể nhiều hơn (rong kinh) hoặc ít kinh hơn bình thường.
Thậm chí có những phụ nữ bị vô kinh, tức là không hành kinh trong thời gian ít nhất 3 tháng mặc dù không mang thai.
#2 – Suy giảm chất lượng giấc ngủ
Nếu bạn khó đi vào giấc ngủ hoặc khó có được một giấc ngủ tốt, rất có thể đây là dấu hiệu của rối loạn nội tiết tố nữ.
Nguyên nhân của vấn đề này chính là do progesterone và estrogen bị suy giảm.
- Progesterone là một hormone được phóng thích bởi buồng trứng giúp bạn ngủ ngon, mức độ thấp của progesterone có thể làm cho bạn khó ngủ. Một nghiên cứu nhỏ ở phụ nữ mãn kinh cho thấy, bổ sung 300 miligam progesterone giúp phục hồi giấc ngủ bình thường khi giấc ngủ bị xáo trộn.
- Estrogen thường suy giảm mạnh trong thời kì tiền mãn kinh, mãn kinh. Điều này gây rối loạn vùng dưới đồi khiến phụ nữ giai đoạn mãn kinh thường gặp các cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, dẫn tới tỉnh giấc giữa đêm, gián đoạn giấc ngủ.
#3 – Bị mụn trứng cá
Nhiều phụ nữ thường trải qua các đợt bùng phát mụn trứng cá trước hoặc trong kì kinh, tuy nhiên mụn trứng cá mãn tính lại là vấn đề khác.
Mụn trứng cá mãn tính có thể là do dư thừa androgen, mức dư thừa androgen(*) làm cho tuyến dầu hoạt động mạnh mẽ hơn và làm ảnh hưởng tới các tế bào da lót nang lông. Dầu dư thừa và tế bào da thay đổi dẫn tới tắc nghẽn lỗ chân lônng, mụn trứng cá hình thành.
* Androgen là nội tiết tố nam nhưng cũng được sản xuất một lượng nhỏ ở nữ giới. Dư thừa androgen làm nội tiết tố nữ lại ở mức quá thấp, khiến nồng độ các hormone nam và nữ mất cân bằng với nhau.
#4 – Bị sương mù não
Sương mù não (brain fog) là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả một cảm giác tổng thể của rối loạn tâm thần. Đây là một hội chứng rất phổ biến có liên quan tới rối loạn nội tiết tố nữ mặc dù nó không phải là một vấn đề y khoa thực sự.
Hội chứng này bao gồm việc giảm khả năng ghi nhớ, tập trung và hay nhầm lẫn. Nói chung, nó gây ra hiện tượng hay suy nghĩ lung tung và không có kế hoạch.
Có nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng này và suy giảm estrogen được coi là một trong các nguyên nhân. Phụ nữ tiền mãn kinh và sau mãn kinh bị suy giảm estrogen thường khó ngủ, trải qua các cơn bốc hỏa và tăng nguy cơ mắc trầm cảm. Những vấn đề này góp phần vào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng sương mù não.
#5 – Vấn đề về bụng
Các tế bào lót đường tiêu hóa có các thụ thể estrogen và progesterone. Mức độ của các hormone này thay đổi trong suốt chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng của người phụ nữ. Khi chúng thay đổi, chức năng của hệ thống tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng. Vì thế, phụ nữ thường bị đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, nôn và buồn nôn trước hoặc trong khi hành kinh.
Tuy nhiên, nếu các triệu chứng bụng này xuất hiện với tâm trạng mệt mỏi thường xuyên, rất có thể bạn đang bị rối loạn nội tiết tố.
#6 – Thường mệt mỏi
Mệt mỏi là một triệu chứng phổ biến có thể do nhiều nguyên nhân tiềm ẩn gây ra. Nhưng rối loạn nội tiết tố cũng gây ra hiện tượng mệt mỏi.
Quá ít progesterone có thể khiến bạn khó ngủ, ngủ không đủ giấc, dẫn tới mệt mỏi vào ngày hôm sau. Quá nhiều progesterone thì khiến bạn mệt mỏi thường xuyên, dù đã ngủ đủ giấc.
#7 – Rối loạn tâm trạng
Rối loạn nội tiết tố có thể là nguyên nhân cho một số trường hợp rối loạn tâm trạng.
Nhiều phụ nữ trải qua sự tức giận, cáu kỉnh, thay đổi tâm trạng, trầm cảm và lo lắng trước và trong khi hành kinh. Các biểu hiện này được gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) hoặc có một dạng nghiêm trọng hơn PMS là rối loạn tiền kinh nguyệt (PMDD).
Phụ nữ bị PMS hoặc PMDD thường nhạy cảm hơn với việc thay đổi nồng độ homrone. Estrogen có ảnh hưởng tới các chất dẫn truyền thần kinh bao gồm dopamine, serotonin và norepinephrine. Khi nồng độ hormone này thay đổi, nó kéo theo sự thay đổi của các chất dẫn truyền thần kinh kể trên. Dẫn đến những thay đổi trong tâm trạng của người phụ nữ.
#8 – Tăng cân không rõ nguyên nhân
Estrogen có liên kết với các chất béo nội tạng. Chất béo nội tạng không phải là chất béo dưới da, nó được tìm thấy sâu hơn trong bụng, lấp đầy khoảng trống giữa các cơ quan quan trọng và màng phủ mỡ bao quanh khoang bụng của bạn.
Khi estrogen suy giảm và thiếu hụt, chất béo nội tạng được tích trữ nhiều hơn. Dẫn đến việc tăng cân, mặc dù chế độ ăn uống của bạn không đổi.
#9 – Đau đầu
Có một loạt nguyên nhân khác nhau gây ra đau đầu, nhưng suy giảm nồng độ estrogen là nguyên nhân phổ biến ở phụ nữ.
Các cơn đau đầu do suy giảm nội tiết tố estrogen thường xuất hiện vào cùng một thời điểm mỗi tháng hoặc trở nên trầm trọng hơn nếu bạn đã bị đau đầu từ trước đó.
#9 – Khô âm đạo liên tục
Nồng độ estrogen cũng liên quan tới các vấn đề âm đạo. Khi estrogen suy giảm và thiếu, âm đạo của bạn sẽ thường xuyên bị khô, đồng thời thành âm đạo sẽ mỏng hơn và gây đau đớn khi quan hệ tình dục.
#9 – Suy giảm ham muốn tình dục
Rối loạn nội tiết tố nữ gây suy giảm estrogen có thể ảnh hưởng đến ham muốn tình dục theo nhiều cách:
- Khi nồng độ testosterone và estrogen đều giảm, bạn có thể khó bị kích thích hơn;
- Suy giảm estrogen khiến âm đạo bị khô, máu cung cấp tới âm đạo giảm, ảnh hưởng tiêu cực đến việc bôi trơn âm đạo;
Những điều này khiến cho việc quan hệ trở nên khó chịu, dẫn tới suy giảm ham muốn tình dục.
Ngoài ra, những thay đổi thể chất khác khi bị rối loạn nội tiết tố cũng có thể ảnh hưởng đến ham muốn tình dục của bạn. Ví dụ, nhiều phụ nữ tăng cân khi bị rối loạn nội tiết, khiến họ khó chịu với ngoại hình của mình, điều này có thể làm giảm ham muốn tình dục của bạn. Nóng bừng và đổ mồ hôi đêm cũng là những triệu chứng có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi khi quan hệ tình dục.
#10 – Thay đổi vú
Estrogen quá cao hoặc quá thấp có thể dẫn đến những thay đổi trong các mô vú. Estrogen cao có thể gây ra mô vú sần hoặc dày đặc, thậm chí là xuất hiện u nang. Nồng độ estrogen quá thấp lại làm giảm mật độ mô vú.
#11 – Lão hóa da
Rối loạn nội tiết tố với sự thiếu hụt estrogen có liên quan đến lão hóa da.
Theo thời gian, da sẽ mỏng và có xu hướng nhăn khi mất collagen. Da cũng trở nên khô hơn, kém đàn hồi và ít mạch máu hơn. Tuy nhiên khi bạn thiếu hụt nội tiết tố nữ, các dấu hiệu lão hóa da sẽ xuất hiện sớm hơn và tốc độ diễn ra nhanh hơn.
#12 – Các vấn đề về sức khỏe tâm thần trầm trọng hơn
Estrogen được cho là có tác dụng bảo vệ não. Nó tác động tích cực đến các hóa chất não (chất dẫn truyền thần kinh), nhận thức và khả năng chịu đựng căng thẳng. Vì thế, khi suy giảm nồng độ estrogen, nguy cơ rối loạn tâm thần có thể sẽ tăng lên.
#13 – Tăng nguy cơ ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ là một tình trạng nghiêm trọng khiến mọi người ngừng thở liên tục trong khi ngủ. Hiện tượng này xảy ra khi các cơ ở cổ họng thư giãn và chặn đường thở trong khi ngủ. Những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ thường ngáy.
Các nhà nghiên cứu thực hiện một nghiên cứu cho thấy phụ nữ có nồng độ estrogen thấp có nguy cơ bị ngưng thở khi ngủ cao hơn so với những phụ nữ có mức estrogen bình thường.
#14 – Xương mỏng
Estrogen giúp phụ nữ xây dựng và duy trì xương chắc khỏe. Khi thiếu hụt estrogen, phụ nữ sẽ có nguy cơ bị gãy xương do loãng xương.
#15 – Thay đổi trong phân phối trọng lượng
Khi bị rối loạn nội tiết tố, bạn có thể thấy cơ thể tăng tích mỡ nhiều hơn quanh bụng, đùi và dưới cánh tay.
#16 – Rụng tóc
Nếu bạn có quá nhiều estrogen, bạn sẽ gặp hiện tượng tóc mỏng và rụng tóc. Cụ thể, rối loạn estrogen sẽ gây rối loạn tóc. Các quan sát lâm sàng đã chứng minh rằng estrogen làm tăng tỷ lệ telogen/anagen và ức chế sự kéo dài trục tóc của nang tóc da đầu phụ nữ.
#17 – Bàn tay và bàn chân luôn lạnh
Cơ chế của vấn đề này không được giải thích rõ ràng, nhưng nhiều nhà nghiên cứu công nhận răng, phụ nữ có nồng độ estrogen cao sẽ khiến lưu thông máu kém và kết quả là bị lạnh tay chân.
Giải pháp cho tình trạng rối loạn nội tiết tố
Rối loạn nội tiết tố nếu không được điều trị sẽ gây ra các tình trạng về sức khỏe cũng như cả sắc đẹp của chị em phụ nữ. Tùy vào tình trạng của bạn mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị tương ứng. Có thể là kê một số loại thuốc điều chỉnh nội tiết như: HCG, nhóm thuốc Progestin, levoxyl hoặc synthroid. Bên cạnh đó bạn cũng cần chú ý đến các vấn để sau để tránh tình trạng rối loạn nội tiết tái diễn.
- Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế chất kích thích
- Tập thể dục đều dặn
- Giảm căng thẳng
- Ngủ đủ giấc
- Sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn ngốc từ thiên nhiên
Theo PGS.TS. Nguyễn Thượng Dong, việc cân bằng nội tiết tố nữ bằng phương pháp thảo dược là một hướng đi an toàn và có hiệu quả. Bởi nó không gây tác dụng phụ và có thể tự đào thải khỏi cơ thể nếu dư thừa.
Hiện nay, phytoestrogen (estrogen thảo mộc) từ mầm đậu nành và Sâm tố nữ là hai loại phytoestrogen có thể sử dụng.
Tuy nhiên, các phytoestrogen trong Sâm tố nữ có phần vượt trội hơn đậu nành. Cụ thể:
Sâm tố nữ có đầy đủ thành phần phytoestrogen quan trọng (gồm genistein, daidzein) như trong mầm đậu tương. Đồng thời còn có một chất đặc biệt là Deoxymiroestrol mạnh gấp 10.000 lần các hoạt chất này. Chính chất này làm nên tác dụng kỳ diệu của Sâm tố nữ mà chưa có loại thảo dược nào làm được
Tuy nhiên Deoxymiroestrol trong Sâm tố nữ lại có hàm lượng không nhiều và rất dễ bị oxy hóa ở nhiệt độ cao. Chính vì thế để tối đa hóa công dụng của Sâm tố nữ, bạn nên sử dụng các loại TPCN có thành phần này. Chẳng hạn như Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh.
Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh dùng phytoestrogen chuẩn hoá chiết xuất từ Sâm tố nữ. Đây là sản phẩm kế thừa đề tài nghiên cứu “Tác dụng của Sâm tố nữ với sắc đẹp và sinh lý nữ” của PGS. TS. Nguyên viện trưởng Viện Dược liệu Nguyễn Thượng Dong. Đây cũng là sản phẩm DUY NHẤT được chuyển giao quy trình chiết xuất Sâm Tố nữ của Viện Hóa Học – Viện hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam.
Tìm hiểu chi tiết về sản phẩm tại: Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh có tốt không? Giá bán bao nhiêu
Lưu ý
Trên đây là 17 dấu hiện nhận biết rối loạn nội tiết tố dễ thấy và thường gặp ở phụ nữ. Tuy nhiên, xin lưu ý rằng nhiều trong số các triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu các vấn đề y tế khác.
Vì thế, để được chẩn đoán chính xác, bạn cần đi khám và làm xét nghiệm hormone, sau đó bác sĩ sẽ giúp bạn xác định chính xác vấn đề của bản thân và đưa ra phương pháp điều trị nội tiết tố phù hợp. Bạn tuyệt đối không được tự ý mua các loại thuốc điều hòa nội tiết tố nữ về uống và sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.