Rong kinh là tình trạng sức khỏe không hiếm gặp ở phụ nữ. Nó gây ra nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt của chị em. Không chỉ vậy, rong kinh có thể là biểu hiện của tình trạng rối loạn nội tiết hoặc dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Mục lục
Rong kinh là bệnh gì?
Ở một người phụ nữ trưởng thành có sức khỏe ổn định, một chu kỳ kinh nguyệt của họ thường kéo dài trong khoảng từ 28 – 30 ngày. Trong đó, thời gian hành kinh thường kéo dài trong khoảng từ 3 – 5 ngày, 2 – 7 ngày hoặc với một số trường hợp là 7 – 10 ngày nếu lượng huyết kinh ra ít. Máu kinh đỏ sẫm, không đông, bao gồm máu tử cung và niêm mạc bong tróc của âm đạo – tử cung và nhiều vi khuẩn có sẵn trong cơ quan sinh dục nữ.
Rong kinh được hiểu là tình trạng kinh nguyệt có thời gian kéo dài bất thường nhiều hơn 7 ngày và mất máu nhiều hơn( chu kỳ bình thường phụ nữ mất khoảng 50-80ml máu). Phụ nữ tiền mãn kinh cũng xuất huyết nhiều hơn bình thường trong kỳ kinh nguyệt của mình nhưng phần lớn không nghiêm trọng đến mức được chẩn đoán rong kinh.
Cần phân biệt rong kinh với rong huyết. Rong huyết là tình trạng ra máu kéo dài trên bảy ngày nhưng lại không mang tính chu kỳ. Lượng máu có thể ít, trung bình hoặc nhiều. Trường hợp rong kinh kéo dài nhiều hơn 15 ngày sẽ trở thành rong huyết và được gọi là rong kinh rong huyết.
Dấu hiệu nhận biết rong kinh
Một số biểu hiện thường gặp nếu bạn bị rong kinh:
- Xuất huyết nặng trong kỳ kinh nguyệt liên tục nhiều hơn 7 ngày.
- Xuất huyết nặng bất thường trong 2 kỳ kinh nguyệt liên tiếp.
- Xuất huyết nặng vào ban đêm.
- Huyết đóng cục lớn.
- Đau dữ dội vùng bụng dưới.
- Cảm thấy khó thở, mệt mỏi.
Nguyên nhân nào dẫn tới rong kinh?
Nguyên nhân gây rong kinh được chia thành hai loại: rong kinh cơ năng và do nguyên nhân thực thể.
- Rong kinh cơ năng: thường gặp ở giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của thời kỳ dậy thì và tiền mãn kinh. Ở lứa tuổi này, nội tiết tố biến đổi nhiều, lượng estrogen tăng cao đột ngột hoặc giảm mạnh khiến chu kỳ kinh nguyệt kéo dài và lượng máu kinh ra nhiều. Trong vòng 2 năm đầu tiên sau khi bắt đầu có kinh, các bạn gái thường có vòng kinh không đều. Chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài 21 – 40 ngày, lên xuống 10 ngày giữa các chu kỳ. Rong kinh đôi khi đi kèm với cường kinh, nhất là khi trước đó phụ nữ có một vòng kinh dài bất thường.
- Rong kinh do nguyên nhân thực thể: do tổn thương thực thể ở tử cung hoặc buồng trứng như: viêm nội mạc tử cung, polyp buồng tử cung, u xơ tử cung, buồng trứng đa nang, ung thư cổ tử cung, ung thư nguyên bào nuôi, ung thư nội mạc tử cung,…
- Ngoài ra, một số thuốc tránh thai (đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp), vòng tránh thai có thể gây rong kinh.
Rong kinh là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?
Rối loạn nội tiết tố
Hàng tháng, hormone sinh dục estrogen và progesterone sẽ tác động làm nội mạc tử cung dày lên. Khi không có tinh trùng kết hợp với trứng làm tổ trong tử cung, phần nội mạc này sẽ bong ra và tạo thành kinh nguyệt. Nếu hai hormone sinh dục mất cân bằng gây ra tình trạng rối loạn nội tiết tố khiến cho nội mạc tử cung quá dày, dẫn tới tình trạng xuất huyết nặng khi có kinh.
Tình trạng rong kinh rong huyết hay gặp nhất ở giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của thời kỳ hoạt động sinh sản – tức thời kỳ dậy thì và tiền mãn kinh của phụ nữ. Ngoài ra, trong độ tuổi sinh sản, phái đẹp cũng có thể bị rong kinh ở thời điểm sau sinh, dùng thuốc phá thai hoặc dùng các loại thuốc tránh thai.
♀ Tìm hiểu chi tiết: Rối loạn nội tiết tố nữ- nguyên nhân, cách điều trị
Dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác
Kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài còn là biểu hiện của một số bệnh lý tổn thương ở tử cung như: polyp tử cung, u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, sẩy thai, mang thai ngoài tử cung, ung thư tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng,…
Ngoài ra, những phụ nữ gặp các vấn đề về sức khỏe như bị rối loạn đông máu di truyền, suy giáp, đái tháo đường, viêm gan mạn tính, bệnh tim hoặc thận mạn tính, bệnh lupus ban đỏ,… cũng dễ bị rong kinh.
Đặc biệt, rong kinh tập trung nhiều ở những phụ nữ bị béo phì, sinh con nhiều lần, hút thuốc lá, đang sử dụng vòng tránh thai hoặc đang điều trị bằng thuốc kháng viêm chứa steroid,…
Rong kinh có gây nguy hiểm không?
Rong kinh nếu để kéo dài gây mất máu rỉ rả, về lâu ngày dẫn đến bệnh thiếu máu mạn nặng dần với các triệu chứng mệt mỏi, thở dốc, khó thực hiện công việc dùng sức nặng, kém tập trung, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng…
Tình trạng ra máu kéo dài tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến viêm nhiễm sinh dục. Vi khuẩn sẽ di chuyển ngược từ âm hộ vào âm đạo, buồng tử cung và có thể lên đến vòi trứng gây viêm phần phụ, thậm chí có nguy cơ gây vô sinh sau này.
Rong kinh đôi khi kèm theo khí hư, đau vùng bụng dưới, căng tức ngực,… làm ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hằng ngày. Về mặt tâm lý, người phụ nữ sẽ luôn có cảm giác khó chịu, thậm chí sợ hãi mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt cũng như về quan hệ vợ chồng.
Nhiều chị em cảm thấy e ngại, xấu hổ hoặc chủ quan nên không chú ý tới những biểu hiện bất thường này. Do đó, họ đã vô tình trì hoãn điều trị, bệnh lý ngày càng phát triển trong cơ thể và gây ra những biến chứng nghiêm trọng.
Nên làm gì khi bị rong kinh?
Bạn có thể tham khảo một vài lưu ý dưới đây, chúng sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn:
- Nằm nghỉ nếu bị ra máu quá nhiều.
- Giữ sức khỏe bằng cách ăn uống, nghỉ ngơi điều độ, tập thể dục thường xuyên, tránh căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.
- Duy trì chế độ ăn uống ít thịt và chất béo, bổ sung thêm thực phẩm giàu magie, kẽm, sắt, vitamin B1, B6 và vitamin E. Phụ nữ nên kiêng các chất kích thích như cà phê, rượu và một số gia vị cay trong kỳ kinh nguyệt.
- Bổ sung các thực phẩm giúp cân bằng nội tiết tố nữ, hạn chế các ảnh hưởng do rối loạn nội tiết tố gây ra.
- Theo Đông y, ngải cứu, nhọ nhồi, quế, gừng có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, giảm lượng máu xấu trong chu kỳ kinh. Bởi vậy, bạn có thể làm một số đồ uống, món ăn từ các thảo dược tự nhiên này( ví dụ: sắc nước ngải, quế, gừng; làm chả lá ngải, gà tần lá ngải, …) bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày.
- Đi khám phụ khoa để được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân chính xác và đưa ra phương án điều trị phù hợp với cơ địa và tình trạng bệnh nặng, nhẹ.
Kết luận: Mặc dù rong kinh không gây ra mức độ nghiệm trọng cho sức khỏe nhưng chị em không được chủ quan khi bị rong kinh, nhất là trong độ tuổi sinh sản hay đã mãn kinh do những nguyên nhân thực thể. Bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám xác định bệnh lý, định hướng điều trị phù hợp, tránh để kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản.
Nguyễn Thị Huệ đã bình luận
Thưa bác sĩ. Em sinh bé được 18 tháng, sinh mổ ak. Bình thường trước khi có con kinh nguyệt của em kéo dai khoảng 1 tuần là dứt hết. Tuy nhiên, 3 tháng gần dây kinh nguyệt của em kéo dài gần 2 tuần (2 ngày đầu có nhiều, những ngày sau có ít nhưng kéo dài). Khi em quan hệ có khi còn ra máu ak. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp em kinh nghiệp của em có vấn đề gì không ak. Và em cần phải khám những gì ak.
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào chị Huệ,
Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi về cho Estrogen.vn. Chị có hai vấn đề đó là quan hệ khi ra máu và rong kinh ( kinh nguyệt kéo dài). Trường hợp của chị cần đến bệnh viện sản phụ khoa để được thăm khám. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem cổ tử cung của chị có viêm nhiễm, polyp gì hay không, và có thể sẽ được làm pap smear để tầm soát ung thư cổ tử cung. Vì đó là những nguyên nhân hay gặp khi giao hợp ra máu. Và chị sẽ được siêu âm để kiểm tra xem tử cung và buồng trứng của mình có vấn đề như u xơ tử cung hay u buồng trứng, và nội mạc của tử cung như thế nào. Tổng hợp việc thăm khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng mới chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị thích hợp cho trường hợp của chị. Chúc chị sớm giải quyết được vấn đề của mình.
Thân mến.
Tuyết đã bình luận
Em sinh thường ngày 19/3/2020, Đến ngày 25/4/2020 sản dịch vẫn ra ít màu nâu, ngày 26/4 ra máu màu đỏ tươi 3 ngày rồi lại ra màu nâu đến ngày 9/5 lại ra máu đỏ tươi 3 ngày… Hnay 14/5 lại ra máu đỏ tươi. Bác sĩ cho e hỏi như vậy có phải em bị rong kinh sau sinh ko?em có thể uống thuốc gì được?
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào bạn!
Theo như lời bạn mô tả thì bạn đang bị ra huyết bất thường, không phù hợp với tình trạng ra huyết của sản phụ sau sinh. Bạn nên đến bệnh viện khám và siêu âm để có chẩn đoán thích hợp và điều trị kịp thời.
Chúc bạn mau khỏe!