Estrogen là một trong những loại hormone quan trọng có nhiều chức năng thiết yếu cho cơ thể. Nó giữ vai trò then chốt trong quá trình phát triển giới tính và duy trì hệ thống sinh sản. Nồng độ estrogen trong cơ thể thường xuyên thay đổi, gây ra tăng hoặc thiếu hụt estrogen. Vậy nguyên nhân thiếu hụt estrogen là gì? Cùng tìm hiểu ngay sau đây!
Mục lục
Do tuổi tác
Có thể nói, mọi lứa tuổi đều gặp phải tìm trạng thiếu hụt estrogen. Tuy nhiên, tuổi càng cao thì lượng estrogen trong cơ thể lại càng giảm dần hoặc ngừng sản xuất.
Trong chu kỳ kinh nguyệt, hai hormone estrogen và progesterone được sản sinh. Khi đến độ tuổi mãn kinh, nồng độ hormone sẽ dao động và giảm dần. Cụ thể, estrogen trong cơ thể sẽ chuyển từ estradiol (được sản xuất chủ yếu ở buồng trứng) sang estrone (được sản xuất chủ yếu ở chất béo trong cơ thể).
Trên thực tế, tình trạng suy giảm estrogen có thể bắt đầu vài năm trước khi tới độ tuổi mãn kinh. Sau khi bước vào giai đoạn này, estrogen và progesterone sẽ sụt giảm nghiêm trọng. Chính vì thế, chị em phụ nữ ở thời kỳ này sẽ gặp các tình trạng rối loạn về cả sức khoẻ lẫn tâm sinh lý như bốc hoả, đổ mồ hôi, tăng cân, khó ngủ, ngủ không sâu giấc,…
Di truyền
Nếu các thế hệ trước mắc các bệnh lý liên quan đến hormone thì cũng có thể xảy ra tình trạng suy giảm estrogen.
Bên cạnh đó, nếu mắc phải các hội chứng như Turner (chiều cao thấp, dị tật tim, buồng trứng không phát triển); hội chứng Fragile X (chậm phát triển, thiểu năng trí tuệ, rối loạn tăng động, tự kỷ hoặc bất thường về thể chất) đều có thể là nguyên nhân thiếu hụt estrogen.
Ngoài ra, người phụ nữ di truyền từ gia đình các vấn đề phụ khoa như suy buồng trứng sớm, u nang buồng trứng,… và các bệnh lý như suy gan, thận, khiếm khuyết di truyền,… đều ảnh hưởng đến sự suy giảm estrogen trong cơ thể.
Lối sống sinh hoạt
Việc bạn ăn uống thất thường, rối loạn ăn uống (chán ăn hoặc cuồng ăn) gây ra tình trạng thừa hoặc thiếu các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Từ đó có thể khiến cơ thể làm việc không bình thường gây ra thiếu hụt những chất dinh dưỡng để giữ cân bằng lượng hormone estrogen trong cơ thể.
Hiện nay có nhiều chị em vẫn chưa thấy rõ được tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng cho cơ thể con người. Một chế độ ăn uống cân bằng rau xanh và protein sẽ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và đảm bảo việc cân bằng nội tiết tố estrogen trong cơ thể phái nữ.
Ngoài ra, hấp thụ quá nhiều chất độc hại hoặc ép cơ thể ăn kiêng quá mức để giảm cân cũng sẽ khiến chị em bị thiếu cân, thiếu chất dinh dưỡng trầm trọng và suy nhược cơ thể. Và đó là lý do tại sao nội tiết tố nữ estrogen trong cơ thể bị suy giảm.
Bên cạnh đó, các vấn đề về tâm sinh lý như mất ngủ, stress, căng thẳng lo âu kéo dài cũng ảnh hưởng không nhỏ đến lượng estrogen trong cơ thể và gây rối loạn nội tiết tố.
Tập thể dục tuy rất tốt cho cơ thể và tinh thần nhưng nếu tập quá sức cùng sẽ làm giảm nội tiết tố estrogen. Lượng estrogen bị suy giảm có thể dẫn đến các bệnh loãng xương, thậm chí gãy xương, bốc hỏa, cáu gắt không rõ nguyên nhân, khó đậu thai hoặc khả năng vô sinh cao…
Mắc các bệnh lý về buồng trứng
Mắc các bệnh lý về buồng trứng là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thiếu hụt estrogen ở phụ nữ, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Buồng trứng là cơ quan sản xuất chính của hormone estrogen, có vai trò quan trọng trong việc điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, phát triển đặc điểm sinh dục nữ và duy trì sức khỏe sinh sản. Khi buồng trứng bị tổn thương do các bệnh lý như u nang buồng trứng, suy buồng trứng sớm hoặc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), chức năng sản xuất estrogen bị suy giảm.
Chẳng hạn, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) làm rối loạn cân bằng hormone, gây giảm sản xuất estrogen và tăng mức androgen, dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, mọc lông nhiều và tăng nguy cơ vô sinh. U nang buồng trứng có thể cản trở hoạt động bình thường của buồng trứng, làm giảm khả năng sản xuất hormone. Suy buồng trứng sớm, một tình trạng mà buồng trứng ngừng hoạt động trước tuổi 40, gây ra sự giảm sút đáng kể trong sản xuất estrogen, kéo theo các triệu chứng của mãn kinh sớm như bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm và dễ loãng xương.
Các bệnh tự miễn dịch
Các bệnh tự miễn dịch (bệnh đa xơ cứng, viêm khớp dạng thấp, bệnh viêm ruột, bệnh celiac, bệnh lupus ban đỏ, bệnh tiểu đường loại 1 và bệnh vẩy nến) tấn công buồng trứng có thể ngăn cản cơ thể tạo ra đủ lượng estrogen cần thiết.
Mãn kinh sớm
Suy buồng trứng nguyên phát hay mãn kinh sớm là vấn đề không ít chị em gặp phải. Vào giai đoạn này, buồng trứng sẽ ngừng sản xuất trứng trước tuổi 40 và cơ thể bạn sẽ trải qua thời kỳ mãn kinh sớm. Từ đó, chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ dừng lại và nồng độ estrogen suy giảm.
Trong giai đoạn mãn kinh hoặc tiền mãn kinh, suy giảm nội tiết tố nữ diễn ra đột ngột, estrogen trong huyết thanh giảm dần. Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ có nồng độ estradiol huyết thanh dao động từ 50 – 350 pg/ml và estrone dao động từ 30 – 110 pg/ml. Đối với phụ nữ mãn kinh, nồng độ estradiol giảm xuống thấp chỉ còn khoảng 5 – 25 pg/ml và estrone chỉ còn 20 – 70 pg/ml.
☛ Đọc thêm: Thiếu hụt estrogen tiền mãn kinh, nên làm gì để kéo dài tuổi xuân?
Gặp các vấn đề về tuyến giáp, tuyến yên
Tuyến yên chịu trách nhiệm tiết ra các hormone truyền tín hiệu cho buồng trứng sản xuất estrogen. Nếu tuyến yên không giải phóng đủ các hormone này thì lượng estrogen được tạo ra cũng sẽ bị suy giảm.
Bên cạnh đó, rối loạn tuyến giáp ảnh hưởng đến gần 14% phụ nữ trưởng thành và là một trong những bệnh nội tiết phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Trong số những phụ nữ mắc chứng rối loạn tuyến giáp tự miễn như bệnh Graves hoặc viêm tuyến giáp Hashimoto, dẫn đến mức độ estrogen giảm xuống, tỷ lệ vô sinh đạt tới 50%.
Tác dụng phụ của thuốc
Nếu chị em sử dụng các loại thuốc tránh thai, thuốc chứa steroid hay thuốc thay thế nội tiết tố có thể gây ức chế khả năng hoạt động của estrogen và progesterone. Bởi trong thành phần chính trong thuốc tránh thai đó là estrogen tổng hợp. Nếu sử dụng thuốc trong một thời gian dài sẽ làm tăng hoặc thiếu hụt hormone estrogen trong cơ thể dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố nữ.
☛Xem thêm: Các phương pháp điều trị thiếu hụt estrogen
Lời kết
Qua bài viết trên của Estrogen hy vọng đã cung cấp cho chị em những thông tin hữu ích về nguyên nhân thiếu hụt estrogen. Việc thiếu hụt estrogen không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ và còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Khi có những dấu hiệu nghi ngờ, hãy đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác. Ngoài ra nếu còn điều gì thắc mắc, hãy gọi cho chúng tôi theo hotline 1800 1190 (miễn phí cước gọi) để các chuyên gia giáp đáp nhé.