Rối loạn nội tiết tố nữ estrogen được cho là một trong những nguyên nhân gây trầm cảm ở phụ nữ, đặc biệt là khi họ bước vào các giai đoạn chuyển tiếp như sau sinh, tiền mãn kinh. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển sang giai đoạn nặng, khiến bệnh nhân dẫn tới ý định hoặc hành vi tự sát.
Mục lục
Trầm cảm là gì?
Theo định nghĩa đơn giản, bệnh trầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần mãn tính, gây ra cảm giác buồn bã, mất mát, tức giận hay mất hứng thú dai dẳng ở một người. Nếu kéo dài, bệnh có thể gây ra những rối loạn nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến cách một người cảm thấy, suy nghĩ và hành xử. Khiến họ cảm thấy khó khăn khi thực hiện các hoạt động bình thường hằng ngày và đôi khi cảm thấy như thể cuộc sống không đáng sống.
Rất nhiều người lầm tưởng về bệnh trầm cảm, họ cho rằng đây không phải là một bệnh lý thực sự mà chỉ là cảm giác buồn chán, thiếu tích cực của một người. Điều này SAI. Trầm cảm thực sự là một căn bệnh với những triệu chứng, nó không phải là dấu hiệu của một sự yếu đuối hay là một vấn đề gì đó có thể thoát khỏi bằng cách “suy nghĩ tích cực hơn” và “xích lại gần nhau”.
Rối loạn estrogen gây trầm cảm ở phụ nữ như thế nào?
Nội tiết tố nữ và bệnh trầm cảm ở phụ nữ có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Ai cũng biết rằng, estrogen hoạt động ở khắp mọi nơi trong cơ thể, bao gồm cả các bộ phận kiểm soát cảm xúc ở não. Một số tác động của estrogen lên hệ thần kinh bao gồm:
- Tăng serotonin và số lượng các thụ thể serotonin trong não. Serotonin giúp điều hòa giấc ngủ, sự thèm ăn và tâm trạng con người.
- Điều chỉnh hệ thống các chất dẫn truyền thần kinh ảnh hưởng đến tâm trạng, như: serotonin, dopamine (đóng vai trò trong cách một người cảm nhận thực tế, thiếu dopamine có thể dẫn đến những suy nghĩ méo mó nghiêm trọng, đặc trưng bởi ảo giác hoặc ảo tưởng), GABA (giúp làm dịu sự lo âu), acetylcholine (tăng cường trí nhớ và tham gia vào việc học, nhớ),…
- Nhạy cảm với sự dao động của nồng độ estrogen trong hạch hạnh nhân (hạch có liên quan đến việc điều chỉnh tâm trạng)
- Kích thích các hành động có lợi liên quan đến tâm trạng ở vùng hải mã.
Vì thế, sự rối loạn và suy giảm estrogen (đặc biệt trong các giai đoạn nhạy cảm mà nồng độ estrogen biến thiên lên – xuống cực lớn, như: tiền mãn kinh, sau sinh, tiền kinh nguyệt) chính là một tác nhân khiến cho một số phụ nữ có thể bị trầm cảm, mức độ bệnh dao động từ nhẹ tới nặng.
Tuy nhiên, không phải cứ bước vào những thời kì này, tất cả phụ nữ đều bị trầm cảm, bệnh xảy ra còn do nhiều yếu tố khác như: di truyền, môi trường sống, tổn thương tâm lý trong quá khứ, cấu trúc não bộ, bệnh lý của bản thân,… Những phụ nữ đặc biệt nhạy cảm với sự thay đổi nồng độ hormone thường dễ bị trầm cảm hơn khi nồng độ estrogen thay đổi.
Nhận biết chứng trầm cảm
Trầm cảm là một căn bệnh mãn tính và bệnh thường diễn ra thành các đợt. Trong đợt bệnh, các triệu chứng dưới đây xảy ra hầu hết trong ngày và gần như hằng ngày:
- Cảm giác buồn bã, rơi lệ, trống rỗng hoặc tuyệt vọng;
- Những cơn tức giận bộc phát, cáu kỉnh hoặc thất vọng, ngay cả những vấn đề nhỏ nhặt;
- Mất hứng thú hoặc niềm vui trong hầu hết hoặc tất cả các hoạt động bình thường, chẳng hạn như: tình dục, thể thao, các sở thích của bản thân;
- Rối loạn giấc ngủ, bao gồm mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều
- Mệt mỏi và thiếu năng lượng nên ngay cả những việc nhỏ cũng phải nỗ lực
- Giảm cảm giác thèm ăn và giảm cân hoặc tăng cảm giác thèm ăn và tăng cân
- Lo lắng, kích động hoặc bồn chồn
- Suy nghĩ, nói hoặc chuyển động cơ thể chậm lại
- Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi, tự trách bản thân
- Khó suy nghĩ, tập trung, đưa ra quyết định và ghi nhớ mọi thứ
- Thường xuyên hoặc lặp đi lặp lại ý nghĩ về cái chết, ý nghĩ tự tử, cố gắng tự sát hoặc tự sát
- Có các vấn đề về thể chất không giải thích được, chẳng hạn như đau lưng, đau đầu, đau xương khớp,…
Bạn cũng nên lưu ý rằng, buồn bã trong bệnh trầm cảm rất khác so với buồn bã thông thường. Cụ thể như sau:
- Cái chết của một người thân yêu, mất việc làm hoặc kết thúc một mối quan hệ là những trải nghiệm khó có thể chịu đựng đối với một người. Cảm giác buồn bã hoặc đau buồn phát triển trong những tình huống như vậy là điều bình thường. Trong nỗi đau buồn, cảm giác đau đớn đến từng đợt, thường xen lẫn với những ký ức tích cực về người đã khuất. Trong khi ở bệnh trầm cảm, tâm trạng và/hoặc hứng thú của một người thường giảm đi trong hai tuần và không có những suy nghĩ tích cực nào.
- Khi đau buồn, lòng tự trọng vẫn được duy trì. Còn trong bệnh trầm cảm, bệnh nhân có cảm giác vô giá trị và ghê tởm bản thân.
- Khi đau buồn và trầm cảm cùng tồn tại, thì đau buồn sẽ nặng hơn và kéo dài hơn so với đau buồn mà không có trầm cảm.
Ngoài ra, trầm cảm do sự rối loạn estrogen cũng có những đặc điểm rất riêng so với trầm cảm thông thường, bao gồm thêm các triệu chứng:
- Xảy ra hiện tượng bốc hỏa, bốc hỏa lên mặt, bốc hỏa lên đầu; bốc hỏa đổ mồ hôi đêm
- Rối loạn tiêu hóa
- Tiểu nhiều trong đêm
- Đánh trống ngực, nhịp tim nhanh
- Có các triệu chứng về thần kinh, cơ
- .v.v.
Nếu nhận thấy mình có ít nhất 5 triệu chứng ở trên, bạn nên sớm đi khám để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Nên làm gì?
Phải điều trị bệnh trầm cảm!
Trầm cảm là một tình trạng y tế nghiêm trọng, nếu không phát hiện sớm và điều trị, bệnh có thể tiến triển khiến bệnh nhân suy kiệt, thậm chí là hành động tự sát. Nó không chỉ gây những ảnh hưởng đến chính người mắc mà còn làm ảnh hưởng tới cả cuộc sống của người thân và gia đình của họ.
Điều trị tại nhà
– Tập thể dục hoặc làm những việc yêu thích.
Khi bị trầm cảm, người bệnh thường có xu hướng ít vận động và giao lưu. Tuy nhiên, hãy vượt qua điều này cố gắng tập thể dục nhiều hơn. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tập thể dục thường xuyên cũng hiệu quả như uống thuốc chống trầm cảm hoặc liệu pháp tâm lý để điều trị trầm cảm. Cơ thể bạn cần vận động để giữ được tâm trạng thoải mái.
Bạn có thể thức dậy vào sáng sớm, sau đó làm những công việc mình cảm thấy yêu thích hoặc vận động theo cách mà bạn cảm thấy thoải mái nhất. Chỉ cần 30-40 phút tập thể dục, 3-4 lần một tuần là đủ để đẩy lùi triệu chứng trầm cảm.
– Ăn uống đủ chất.
Song song với việc tập thể dục thể thao, bạn cũng nên ăn uống đủ chất, cân bằng giữa các nhóm thực phẩm. Bởi, chế độ ăn uống tốt là cách tốt nhất để bạn có một cơ thể khỏe mạnh.
Bạn nên chú ý ăn nhiều rau xanh, trái cây, các loại thực phẩm giàu protein, đạm,…Hạn chế ăn nhiều carbs, đồ ăn vặt và nước tăng lực. Chú ý thay đổi các loại thực phẩm trong mỗi nhóm để tránh việc thiếu hụt dinh dưỡng.
Xem thêm: 19 Thực phẩm giàu hormone estrogen không nên bỏ qua
– Ngồi thiền, thư giãn sâu.
Thiền cũng là một trong những cách giúp bạn điều trị trâm cảm tại nhà. Việc thực hành thiền định thường xuyên có thể ngăn bạn rơi vào các đợt trầm cảm mới, bởi nó giúp bạn xử lý cảm xúc tốt hơn và duy trì trạng thái tích cực, thoải mái cho cơ thể. Ngoài ra, thiền cũng giúp bạn phục hồi tốt hơn sau các đợt trầm cảm.
Có nhiều cấp độ thiền khác nhau, nhưng ở đây bạn chỉ cần thiện định một cách đơn giản, bằng cách:
- Ngồi trong trạng thái thoải mái, bình tĩnh, hướng sự tập trung vào hơi thở
- Nhắm mắt và cố gắng không bị phân tâm bởi những suy nghĩ tiêu cực
- Nếu bị phân tâm, hãy bình tĩnh để tập trung lại từ đầu.
– Âm nhạc trị liệu.
Âm nhạc như một liều thuốc an thần tự nhiên cho tinh thần con người. Dùng âm nhạc trị liệu lần đầu được thực hiện bởi Pythagoras, nhà triết học và toán học thế kỷ thứ 6 TCN. Liệu pháp âm nhạc là một cách tiếp cận không dùng thuốc hữu ích và hiệu quả cho tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi, nó giúp giảm bớt những cảm giác khó chịu như sợ hãi, lo lắng, căng thẳng và đau buồn .
Để trị liệu trầm cảm, bạn chỉ cần một chiếc điện thoại cùng với tai nghe hoặc một bộ loa nhỏ, sau đó tìm kiếm với từ khóa: nhạc tăng cường tâm trạng hay nhạc thư giãn. Sau đó nghe những bài hát phù hợp với thị hiếu của bạn.
Lưu ý: Không nghe nhạc lúc lái xe vì nó có thể gây nguy hiểm cho bạn và người xung quang.
– Lên lịch cho các hoạt động hoặc sự kiện thú vị.
Đừng đợi tới lúc bản thân “có tâm trạng” mới đi chơi hay du lịch. Bạn hãy lên lịch cho phép bản thân được “đi nghỉ” 30 phút hoặc lên lịch cho một sở thích lành mạnh. Sau đó thực hiện chúng mỗi ngày với thái độ tích cực.
Ngoài ra, hãy thực hành lòng biết ơn, bằng cách dành thời gian để ý đến những gì tốt đẹp diễn ra trong ngày, sau đó gi chép lại. Bạn có thể cân nhắc về việc viết nhật ký về lòng biết ơn và dành lời chúc cho mỗi người xung quanh.
– Đọc sách báo nhiều hơn.
Việc đọc sách, báo cũng là một trong những cách giúp cải thiện tâm trạng và thay đổi cách nhìn của bạn về thế giới xung quanh.
Tuy nhiên, bạn hãy lựa chọn những quyển sách tốt, giúp bạn lạc quan hơn, như: sách nói về suy nghĩ tích cực, truyền cảm hứng. Bạn cũng có thể đọc một số sách về tâm lý học, Phật giáo, triết học – đây là những quyển sách giúp cải thiện trí tuệ và hiểu biết.
Thông qua việc trang bị kiến thức cho bản thân và sự hiểu biết về cuộc sống, bạn có thể giải quyết được phần nào vướng mắc của mình.
– Cố gắng giữ một lịch trình ngủ đều đặn.
Ngủ đủ giấc là việc quan trọng để bạn có được một tinh thần thoải mái, khỏe mạnh. Vì thế, hãy cố gắng giữ một lịch trình đi ngủ đều đặn, đúng giờ. Việc thức quá khuya sau đó ngủ nhiều vào ngày hôm sau có thể khiến bạn mệt mỏi và rơi vào trầm cảm. Ngoài ra, đừng cố gắng giải quyết các vấn đề vào ban đêm khi não của bạn đang nghỉ ngơi.
– Nhờ sự giúp đỡ của người khác.
Nếu nhận thấy tâm trạng của mình xấu đi, bạn nên tâm sự với người thân hoặc người mà bạn tin tưởng. Sau đó nhờ họ giúp đỡ để cùng bạn vượt qua giai đoạn này.
Chi tiết: Cách làm tăng estrogen tự nhiên không dùng thuốc
Điều trị y tế
Một số lựa chọn trong việc điều trị y tế cho trầm cảm do rối loạn estrogen là:
- Thuốc men
- Liệu pháp hormone
- Tâm lý trị liệu
- Liệu pháp sốc điện (ECT)
- Châm cứu
- Bấm huyệt
- Xoa bóp
- .v.v.
Việc sử dụng phương pháp điều trị nào, kết hợp ra sao sẽ tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ sau khi thăm khám và đánh giá tình trạng bệnh của bạn.
Tăng cường nội tiết tố nữ với Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự thiếu hụt nội tiết tố estrogen; progestrogen… trong cơ thể là nguyên nhân chính khiến làn da lão hóa sớm, sắc đẹp, sức khỏe của chị em phụ nữ bị “tàn phai”.
Bởi vậy, để cải thiện các tình trạng rối loạn nội tiết tố nữ estrogen thì chị em phụ nữ có thể thiết lập cân bằng thói quen lối sống sinh hoạt hàng ngày kết hợp tham khảo bổ sung thực phẩm chức năng bổ sung nội tiết tố nữ Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh.
Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh là sản phẩm được kết hợp bởi 5 thành phần với tác dụng cải thiện các triệu chứng thiếu hụt nội tiết tố ở nữ giới mà đặc biệt là phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh.
Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh được chiết xuất từ sâm tố nữ – có chứa 17 hoạt chất tác dụng tương tự Estrogen nội sinh; hoạt chất Miroestrol và Deoxymiroestrol trong Sâm tố nữ có hoạt lực mạnh gấp 10.000 lần phytoestrogen trong mầm Đậu nành, nhờ đó bổ sung nội tiết tố nữ, làm tăng ham muốn, tăng tiết dịch giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng như: khô hạn, bốc hỏa, lão hóa da, khó ngủ, mất ngủ… ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh.
Hồng sâm trong Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh có tác dụng bổ nguyên ích khí, bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt; hỗ trợ tăng cường estrogen trong cơ thể thông qua việc cân bằng nội tiết tố và hỗ trợ nuôi dưỡng buồng trứng khỏe mạnh.
Ngoài ra, các thành phần khác như: nhung hươu, nữ nang, thiên môn đông trong sâm nhung tố nữ cũng hỗ trợ bồi bổ khí huyết, điều hòa hệ thần kinh, làm tăng quá trình tái tạo mô mới và tăng sinh tế bào hỗ trợ giúp chị em cải thiện giấc ngủ ngon hơn, làn da mịn màng, căng khỏe đẹp hơn.
Để tìm mua Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh chính hãng hoặc giải đáp những thắc mắc liên quan, chị em hãy liên hệ đến số Hotline: 1800.1190 (miễn phí cước gọi) để được hỗ trợ tốt nhất nhé!
☛ Tìm mua Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh tại nhà thuốc gần bạn nhất TẠI ĐÂY