Thiếu hụt estrogen khiến cho chị em bị ảnh hưởng rất nhiều về vấn đề sắc đẹp, tâm lý và sức khỏe. Thế nhưng các biểu hiện này dễ gây hiểu nhầm sang các vấn đề khác, khiến cho estrogen suy giảm quá mức. Bài viết này, Estrogen.vn sẽ chỉ ra cách nhận biết thiếu hụt estrogen giúp chị em chủ động hơn để cải thiện.
Mục lục
Thiếu hụt estrogen là gì?
Estrogen là nội tiết tố được sản xuất từ buồng trứng, có vai trò quan trọng giúp “định hình” phái nữ. Loại hormone này thúc đẩy sự phát triển cơ quan sinh dục nữ, điều hòa kinh nguyệt, làn da mịn màng, xương chắc khỏe và duy trì hệ thống sinh sản.
Thiếu hụt estrogen là tình trạng cơ thể không sản xuất đủ hormone estrogen gây mất cân bằng nội tiết tố. Khi mức estrogen giảm xuống dưới mức cần thiết, chị em phụ nữ sẽ gặp phải các vấn đề về sức khỏe. Có rất nhiều nguyên nhân gây thiếu hụt estrogen, ví dụ như: tuổi tác, phụ nữ sau sinh, chế độ ăn uống không đủ dưỡng chất, thường xuyên căng thẳng áp lực, dùng thuốc tránh thai,…
☛ Tìm hiểu thêm: Top 8 nguyên nhân gây thiếu hụt estrogen
Biểu hiện thiếu hụt estrogen thường gặp
Dưới đây là những cách nhận biết thiếu hụt estrogen mà chị em có thể tham khảo:
Rối loạn kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt bình thường nằm trong khoảng từ 21 – 35 ngày, mức trung bình là 28 ngày. Tuy nhiên nếu thiếu hụt estrogen sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng, khiến cho “nàng nguyệt san” sẽ đến sớm hơn 21 ngày hoặc trễ hơn 35 ngày.
Thiếu hụt estrogen có thể làm thay đổi rõ rệt lượng chu kỳ kinh, máu có thể ra rất nhiều, vón cục, có màu nâu đen hoặc ra rất ít. Có trường hợp chị em sẽ bị bế kinh, 2-3 tháng mới có kinh 1 lần. Bên cạnh đó, chị em còn gặp phải các triệu chứng trong chu kỳ kinh nguyệt như đau bụng, đau ngực, đau lưng, mệt mỏi, tâm trạng thất thường.
Rụng tóc
Tình trạng thiếu hụt estrogen xảy ra sẽ khiến cơ thể tiết ra hormone Dihydrotestosterone (DHT). Khi đó da đầu sẽ tăng tiết chất nhờn, lượng máu dồn nuôi dưỡng nang tóc bị ít đi bởi chúng bị bịt kín và thu hẹp. Từ đó khiến cho chị em thường xuyên bị rụng tóc, tóc xơ yếu, dễ gãy rụng.
Dấu hiệu trên da
Nhận biết thiếu hụt estrogen có thể xem qua các dấu hiệu trên làn da, cụ thể như:
- Nám sạm: Các tế bào sắc tố da sẽ sản xuất nhiều hắc sắc tố melanin, làm xuất hiện nhiều tàn nhàng, đồi mồi, nám,… Các nốt này có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể, nhất là ở hai gò má.
- Nếp nhăn: Estrogen suy giảm khiến làm da không đàn hồi và bắt đầu chùng xuống. Các nếp nhăn sẽ xuất hiện ở vùng khóe mắt, trán, miệng.
- Nổi mụn: Thiếu hụt nội tiết tố trong đó có estrogen và progesterone sẽ làm cho da của chị em tiết bã nhờn nhiều, từ đó dễ bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mụn.
Khô hạn, giảm ham muốn
Thiếu hụt estrogen làm cho cơ thể giảm tiết dịch, thành âm đạo sẽ mỏng và khô hơn, gây đau rát khi quan hệ. Điều này làm cho nhiều chị em sợ gần gũi với chồng, giảm ham muốn chuyện “chăn gối”. Lâu dần sẽ khiến cho tình cảm lứa đôi dễ bị rạn nứt.
Tâm trạng thất thường
Estrogen có thể làm ảnh hưởng đến cơ thể sản xuất serotonin (một chất điều chỉnh tâm trạng), sẽ giúp chị em cảm thấy thoải mái hơn. Khi cơ thể bị thiếu hụt estrogen, nồng độ serotonin cũng giảm dần theo, dẫn đến tâm trạng chị em cảm thấy khó chịu, dễ cáu gắt, bực bội, nghiêm trọng hơn là bị trầm cảm.
Bốc hỏa, đổ mồ hôi
Theo chuyên gia, estrogen ảnh hưởng vùng dưới đồi nơi điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể. Vì vậy khi thiếu hụt estrogen, não bộ sẽ nhạy cảm với nhiệt độ, dù là sự gia tăng nhiệt nhỏ. Để bỏ nhiệt lượng thừa, cơ thể tự tạo ra những cơn bốc hỏa và đổ nhiều mồ hôi. Các cơn bốc hỏa sẽ khiến cơ thể chị em nóng bừng một cách đột ngột, lan từ ngực lên cổ, mặt và dần dần lan ra cả người. Kèm theo đó là hiện tượng tim đập nhanh, loạn nhịp, đánh trống ngực rồi sau đó là cảm giác bị ớn lạnh.
Cơn bốc hỏa sẽ diễn ra trong khoảng vài phút và tự trở lại trạng thái bình thường. Cơn bốc hỏa sẽ xuất hiện ở bất cứ thời gian nào trong ngày, đặc biệt là vào buổi đêm, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của chị em. Kéo theo đó sẽ khiến phụ nữ luôn thấy mệt mỏi, khó chịu, dễ cáu gắt, trí nhớ suy giảm.
☛ Đọc thêm: Bốc hỏa ở phụ nữ: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
Đau đầu, mất ngủ
Estrogen có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nồng độ serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh ảnh hưởng đến cảm giác đau. Khi mức estrogen giảm, nồng độ serotonin cũng giảm theo, dẫn đến tăng nguy cơ đau đầu. Không chỉ vậy, thiếu hụt estrogen có thể gây co thắt mạch máu trong não, gây ra các cơn đau đầu hoặc đau nửa đầu.
Ngoài ra, estrogen giúp duy trì giai đoạn của giấc ngủ, điều này rất quan trọng cho sức khỏe. Khi estrogen giảm, giai đoạn giấc ngủ bị ảnh hưởng, khiến giấc ngủ không sâu và dễ tỉnh giấc.
Vòng 1 chảy xệ
Estrogen giúp duy trì mô mỡ trong ngực, chúng tăng sinh các ống dẫn sữa, tạo nên sự đầy đặn và căng tròn. Khi thiếu hụt estrogen, mô mỡ này giảm đi, làm cho ngực mất đi độ săn chắc. Đồng thời, nồng độ estrogen giảm cũng ảnh hưởng đến độ đàn hồi của da và các mô liên kết, khiến chúng trở nên yếu hơn và dễ bị chảy xệ.
Tăng cân
Nội tiết tố có khả năng tác động đến quá trình trao đổi chất và phân phối mỡ trong cơ thể. Khi thiếu hụt estrogen, cơ thể có xu hướng tích trữ mỡ nhiều hơn, đặc biệt là ở vùng bụng. Sự thiếu hụt này cũng có thể làm chậm quá trình trao đổi chất, khiến việc đốt cháy calo trở nên khó khăn hơn.
Hơn nữa, thiếu hụt estrogen có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng của các hormone khác như insulin, dẫn đến tăng cảm giác thèm ăn và khiến cân nặng trở nên khó kiểm soát. Tất cả những yếu tố này kết hợp lại sẽ gây tăng cân khi thiếu hụt estrogen.
Có dấu hiệu thiếu hụt estrogen cần làm gì?
Khi thấy có các dấu hiệu thiếu hụt estrogen, việc thăm khám và điều trị kịp thời là điều cần thiết. Nếu chị em thấy bản thân đang có những dấu hiệu trên, hãy đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, tư vấn và làm các xét nghiệm. Việc phát hiện sớm và điều chỉnh lại lượng estrogen trong cơ thể sẽ giúp chị em cải thiện các triệu chứng khó chịu, duy trì sức khỏe và có tinh thần tốt hơn.
Bị thiếu hụt estrogen phải làm thế nào?
Dưới đây là những cách bổ sung nồng độ estrogen khi cơ thể bị thiếu hụt.
Bổ sung từ thực phẩm
Một trong những cách tự nhiên để cải thiện nồng độ estrogen là bổ sung từ thực phẩm hàng ngày. Các thực phẩm giàu phytoestrogen. một loại hợp chất tự nhiên có cấu trúc tương tự estrogen, có thể giúp cân bằng hormone này trong cơ thể.
- Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành,… là những nguồn phong phú của phytoestrogen.
- Hạt lanh, hạt mè, hạt hướng dương,… cũng chứa lượng lớn phytoestrogen.
- Các loại rau xanh như bông cải xanh, cải bó xôi, cải xoăn,… không chỉ giàu vitamin và khoáng chất mà còn hỗ trợ sản xuất estrogen.
- Trái cây như táo, lựu, các loại quả mọng,…cũng giúp bổ sung nội tiết tố cho cơ thể.
Việc thường xuyên bổ sung những thực phẩm này vào chế độ ăn uống có thể giúp cải thiện mức estrogen một cách tự nhiên và an toàn.
Thay đổi lối sống
Bên cạnh việc bổ sung bằng thực phẩm, chị em cũng cần phải thay đổi thói quen sinh hoạt, có lối sống lành mạnh khoa học để cải thiện tình trạng thiếu hụt estrogen.
- Hạn chế ăn các thực phẩm dầu mỡ, đồ chiên xào, thức ăn nhanh,…
- Uống đủ nước tùy theo nhu cầu của cơ thể.
- Ngủ đủ giấc, không thức khuya, đảm bảo ngủ đủ 6-8 tiếng/ ngày.
- Không hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích, các loại đồ uống chứa cồn, gas như rượu, bia, nước ngọt,…
- Hạn chế căng thẳng, stress.
- Kiểm soát và duy trì cân nặng phù hợp.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao: yoga, bơi lội, đi bộ để kích thích cơ thể sản xuất estrogen tự nhiên, nâng cao sức khỏe.
Liệu pháp hormone thay thế (HRT)
Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, khi việc bổ sung từ thực phẩm và thay đổi lối sống không đủ để cân bằng estrogen, liệu pháp hormone thay thế (HRT) có thể là một giải pháp hiệu quả.
Liệu pháp này bao gồm việc bổ sung estrogen tổng hợp hoặc tự nhiên vào cơ thể để cải thiện các triệu chứng thiếu hụt nhanh chóng. HRT thường được sử dụng dưới dạng viên uống, miếng dán, gel bôi hoặc đặt âm đạo. Phương pháp này sẽ làm giảm các triệu chứng khó chịu như bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm, khô hạn và cải thiện tâm trạng cũng như chất lượng giấc ngủ. Bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng và hình thức sử dụng dựa trên thể trạng của người bệnh và theo dõi chặt chẽ để đảm bảo hiệu quả, an toàn.
☛ Xem thêm: Phụ nữ thiếu hụt estorgen nên làm gì để bổ sung?
Lời kết
Trên đây là những cách nhận biết thiếu hụt estrogen, hy vọng rằng chúng có thể giúp chị em phát hiện và bổ sung kịp thời, tránh để lâu dài ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra nếu còn điều gì thắc mắc, hãy gọi cho chúng tôi theo hotline 1800 1190 (miễn phí cước gọi) để các chuyên gia giáp đáp nhé.