Sau sinh, bên cạnh niềm vui đón thiên thần nhỏ chào đời, không ít chị em phải đối mặt với nhiều thay đổi về ngoại hình, sức khỏe, tâm sinh lý. Nhiều trường hợp được chẩn đoán là bị “trầm cảm sau sinh”. Cùng tìm hiểu về tình trạng này trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Trầm cảm sau sinh là gì?
Hầu hết, với những phụ nữ lần đầu làm mẹ, đều trải qua giai đoạn khủng hoảng đầu tiên, thường là: thay đổi tâm trạng, dễ tủi thân, lo lắng, mất ngủ – được gọi với cái tên là “Hội chứng Baby blues”. Chúng thường xảy ra từ 2 – 3 ngày sau sinh và kéo dài khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, với một số trường hợp, tình trang này không kết thúc, mà kéo dài nhiều hơn 2 tuần và trở nên nặng nề hơn, khi đó được gọi là trầm cảm sau sinh.
Trầm cảm sau sinh không hoàn toàn là biểu hiện của sự yếu đuối, đôi khi nó đến là do sự tác động của việc sinh đẻ.
Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh có thể là kết quả của sự kết hợp các yếu tố thể chất, tinh thần và các yếu tố tác động khác.
1. Thay đổi nội tiết tố
Sau khi sinh, cơ thể người mẹ có những thay đổi rõ rệt, không chỉ bề ngoài mà còn tâm sinh lý bên trong. Nguyên nhân chính dẫn đến những thay đổi này là do sự suy giảm nội tiết tố sau sinh.
Trong suốt khoảng thời gian mang thai, nội tiết tố nữ estrogen và progesterone tăng cao từ 500 – 1000 lần, giúp nuôi dưỡng và bảo vệ thai nhi phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, sau khi sinh, hàm lượng nội tiết tố suy giảm đột ngột, thay vào đó là hormone prolactin xuất hiện đề kích thích tiết sữa. Do đó, sự thay đổi này khiến chị em rơi vào tình trạng mất cân bằng nội tiết tố, từ đó kéo theo hàng loạt những triệu chứng: khô âm đạo, rụng tóc, tâm trạng bực dọc, dễ cáu gắt, mất ngủ, nặng hơn là trầm cảm.
Tìm hiểu chi tiết: Thay đổi nội tiết tố nữ có nguy hiểm không?
2. Thay đổi về sức khỏe thể chất
Sau khi sinh, lượng hormone tuyến giáp suy giảm nhanh chóng gây ra cảm giác mệt mỏi và trầm cảm.
Bên cạnh đó, sau sinh cơ thể phụ nữ cũng bị mất đi một lượng máu lớn, hệ miễn dịch suy giảm cũng khiến cho cơ thể của người mẹ rơi vào tình trạng mệt mỏi, tâm sinh lý bất thường và nặng nề hơn là trầm cảm.
Ngoài ra, có những bà mẹ không được nghỉ ngơi đủ cùng với thiếu ngủ liên tục có thể dẫn đến gánh nặng về thể chất và kiệt sức, điều này ảnh hưởng lớn đến các triệu chứng trầm cảm sau sinh.
3. Thay đổi về cảm xúc
Sau sinh cơ thể phụ nữ thường bị ảnh hưởng bởi cân nặng tăng, vóc dáng xồ xề hơn, da khô sần, bị nám nội tiết, tàn nhang, tóc rụng,… khiến chị em cảm thấy tự ti hơn về bản thân. Bên cạnh đó, việc phải chăm con thơ, thay đổi sinh hoạt, đặc biệt là với những ai lần đầu làm mẹ thường cảm thấy lo lắng, căng thẳng, từ đó dẫn đến trầm cảm.
4. Yếu tố nguy cơ
- Những người có tiền sử bị trầm cảm thì có nguy cơ tái phát sau sinh.
- Những sự kiện có thể dẫn tới trầm cảm sau sinh có thể là: bệnh tật của mẹ, khó sinh, sinh non, em bé sinh ra gặp vấn đề sức khỏe,…
- Hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế thấp, hôn nhân không hạnh phúc cũng ảnh hưởng đến nguy cơ trầm cảm sau sinh.
Những biểu hiện cho thấy bạn đang bị trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh có thể bị nhầm lẫn với hội chứng Baby blues, nhưng ở mức độ nặng hơn, kéo dài hơn, ảnh hưởng đến khả năng chăm sóc trẻ và sinh hoạt hàng ngày. Các triệu chứng trầm cảm sau sinh thường là:
- Cảm xúc thay đổi đột ngột, dễ cáu gắt, bực dọc
- Buồn bã, rầu rĩ cả ngày
- Mất ngủ hoặc thèm ngủ, ngủ triền miên
- Mệt mỏi, thiếu sức sống
- Mất cảm hứng khi làm việc, kể cả là những điều bạn từng rất yêu thích
- Khó chịu và tức giận dữ dội
- Sợ rằng bạn không phải là một người mẹ tốt
- Tuyệt vọng
- Cảm giác vô dụng, xấu hổ, tội lỗi
- Giảm khả năng tư duy rõ ràng, suy nghĩ logic, quyết định trung lập
- Bồn chồn, lo lắng, hoảng loạn
- Suy nghĩ làm hại bản thân hoặc em bé của bạn
- Suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử lặp đi lặp lại
❌❌❌Cảnh bảo: Nếu người mẹ có hành vi ngược đãi, xâm hại trẻ, thậm chí có ý nghĩ đến việc “sát nhi” hoặc tự sát cả hai mẹ con thì cực kỳ nguy hiểm, tình trạng này là một cấp cứu về tinh thần, cần can thiệp y khoa khẩn cấp.
Cách khắc phục tình trạng trầm cảm sau sinh
Có nhiều phương pháp điều trị trầm cảm sau sinh. Các bác sĩ có thể giúp bạn lựa chọn điều trị tốt nhất, bao gồm:
Phương pháp điều trị tâm lý
Nói chuyện riêng với chuyên gia, bác sĩ tư vấn sức khỏe tâm thần sẽ giúp bạn thoải mái hơn, cởi mở hơn và dần cảm thấy nhẹ nhàng.
Điều trị bằng thuốc
Khi khám bệnh, điều trị ở trung tâm y tế, bác sĩ có thể sẽ kê cho bạn những loại thuốc chống trầm cảm. Mặc dù những loại thuốc này được nghiên cứu là an toàn với sữa mẹ, tuy nhiên người bệnh vẫn nên trao đổi với bác sĩ về lợi ích và nguy cơ với hai mẹ con. Thuốc chống trầm cảm có thể được kê để sử dụng trong khoảng thời gian từ 6 tháng tới 1 năm.
Người bệnh có thể cảm thấy tốt hơn ngay sau khi dùng thuốc từ 1 – 3 tuần. Tuy nhiên, có thể mất từ 6 – 8 tuần để cải thiện phần lớn các triệu chứng.
Người bệnh lưu ý cần thăm khám bệnh đúng theo lịch hẹn và tuân thủ theo đúng pháp đồ điều trị của chuyên gia.
Thay đổi lối sống, sinh hoạt
Cân bằng nội tiết tố: Suy giảm nội tiết tố estrogen gây mất cân bằng nội tiết tố khiến cho chị em dễ rơi vào tình trạng thay đổi tâm sinh lý dẫn tới trầm cảm. Chính bởi vậy, việc bổ sung nội tiết, lấy lại sự cân bằng sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng và ảnh hưởng của trầm cảm đến sinh hoạt của mẹ và bé. Chăm sóc sức khỏe bạn thân, tăng cường các khoáng chất, thực phẩm giàu nội tiết tố sẽ giúp mẹ khỏe hơn và tinh thần cũng tốt hơn. Tìm hiểu chi tiết: Cách cân bằng nội tiết tố nữ hiệu quả
Tăng cường tập thể dục: Các bài tập bổ trợ sau sinh không chỉ giúp lấy lại vóc dáng cân đối còn giúp chị em tăng cường sức khỏe, sức đề kháng sau sinh. Yoga, thiền định, bài tập hít thở có thể dễ dàng được thực hiện tại nhà.
Thư giãn tâm trí: Giải phóng tinh thần, các mẹ nên chia sẻ nhiều hơn, những bỡ ngỡ, vất vả trong việc chăm con với chồng, người thân,… Hoặc có thể tham gia vào những câu lạc bộ, hội nhóm các bà mẹ bỉm sữa để có chung sự đồng điệu và học hỏi thêm được những kinh nghiệm hay.
Trầm cảm sau sinh nếu kịp thời phát hiện sớm và có hướng điều trị đúng sẽ không ảnh hưởng nhiều tới mẹ và bé. Chồng và những người thân yêu cần quan tâm hơn đến tâm lý của mẹ em bé từ giai đoạn mang thai đến sau sinh để hạn chế trầm cảm và nguy cơ ngoài ý muốn từ tình trạng này.
Xem thêm :
Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh – Hỗ trợ tăng cường nội tiết tố nữ cho phụ nữ trầm cảm sau sinh
Một nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh là do sự mất cân bằng nội tiết tố nữ sau khi sinh. Vậy nên, để tăng cường sức khỏe và hỗ trợ làm giảm nhẹ tình trạng trầm cảm sau sinh thì chị em có thể kết hợp các hoạt động giúp thư giãn đầu óc và sử dụng sản phẩm hỗ trợ cân bằng nội tiết tố Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh.
Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh là sản phẩm giúp:
- Bổ sung và cân bằng nội tiết tố nữ;
- Giảm các triệu chứng: Bốc hỏa, mất ngủ, khô hạn;
- Đẹp da, trẻ hóa cơ thể, săn chắc vòng một.
Đây là sản phẩm có công thức độc đáo và duy nhất, với:
- Phytoestrogen chuẩn hóa chiết xuất từ của Sâm tố nữ theo quy trình chuyển giao của Viện Hóa Học – Viện hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam, an toàn hơn và mạnh hơn isoflavone trong đậu nành cả ngàn lần (hàm lượng phytoestrogen không dưới 70%);
- Công thức duy nhất có Nữ lang giúp giải quyết tốt tình trạng lo lắng, bồn chồn và mất ngủ ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh. Đây là một ưu việt rất lớn của sản phẩm;
- Bổ sung Nhung hươu bắc cực và Hồng sâm loại 1 từ Hàn Quốc, giúp cải thiện thể lực toàn diện, tăng sự dẻo dai, tăng hồng cầu làm da dẻ hồng hào, trẻ hoá cơ thể mạnh mẽ.
Sâm Nhung Tố Nữ là sản phẩm của công ty Tuệ Linh – Thương hiệu uy tín và chất lượng sản phẩm luôn thuộc TOP đầu của ngành dược. Cam kết mang lại hiệu quả rõ rệt chỉ sau 1-2 hộp.
☛ Tìm mua Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh tại nhà thuốc gần bạn nhất TẠI ĐÂY