Bạn có biết một số thực phẩm có thể ảnh hưởng đến nồng độ estrogen trong cơ thể? Đối với phụ nữ, việc hiểu rõ những thực phẩm làm tăng, giảm estrogen là điều quan trọng để duy trì sức khỏe nội tiết và tránh các vấn đề liên quan đến hormone. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá danh sách những thực phẩm có thể làm giảm estrogen và cách sử dụng chúng một cách khoa học!
Mục lục
Chế độ ăn có ảnh hưởng tới nồng độ estrogen không?
Nồng độ estrogen rất dễ bị ảnh hưởng bới các yếu tố như tâm lý, sức khỏe, chế độ ăn hay các tác động từ môi trường. Trong đó, chế độ ăn là yếu tố gây ảnh hưởng tới nồng độ estrogen của cơ thể mà nhiều chị em vẫn chưa chú ý đến dẫn tới tình trạng cơ thể bị thiếu hụt estrogen do chế độ ăn chưa phù hợp.
Chị em chắc đã từng đọc nhiều bài viết về các loại thực phẩm bổ sung estrogen cho cơ thể, nhưng ít ai biết bên cạnh những thực phẩm chứa estrogen thì ngoài tự nhiên vẫn có những thực phẩm làm giảm estrogen của cơ thể.

Các loại thực phẩm làm giảm estrogen do trong đó có chứa chất phytochemical làm ngăn chặn quá trình sản xuất estrogen của cơ thể. Do đó, khi sử dụng các loại thực phẩm này thời gian dài, cơ thể sẽ bị thiếu hụt estrogen gây ảnh hưởng tới sức khỏe, sắc đẹp và tâm sinh lý của chị em.
Các loại thực phẩm làm giảm Estrogen
Tuy ngoài tự nhiên không có nhiều loại thực phẩm làm giảm estrogen nhưng những loại thực phẩm này lại được sử dụng khá phổ biến và thường xuyên trong các bữa ăn của nhiều gia đình.
Nấm

Theo các nghiên cứu cho thấy, một số loại nấm như: nấm đông cô, nấm mỡ, nấm mũ, nấm portobello… mà chị em thường sử dụng có thể làm giảm nồng độ Estrogen trong cơ thể do cản trở quá trình sản xuất enzyme Aromatase (đây là enzym chuyển đổi androgen của tuyến thượng thận thành estrogen).
Đặc biệt nấm là thành phần chính của các món ăn chay, do đó phụ nữ có thói quen ăn chay trường phần lớn có biểu hiện thiếu hụt estrogen.
Nho đỏ

Nho đỏ là loại quả yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, nữ giới không nên ăn quá nhiều nho đỏ thường xuyên do trong loại quá này có chứa Resveratrol ở vỏ và Proanthocyanidin ở hạt có tác dụng ngăn chặn cơ thể sản sinh estrogen.
Trà xanh
Bên cạnh những tác dụng như phòng chống ung thư, hạ cholesterol và giảm huyết áp thì trà xanh có thể gây ra một ảnh hưởng tiêu cực tới phái nữ là gây giảm nồng độ hormone Estrogen của cơ thể do trong trà xanh có chứa polyphenol là một chất ngăn chặn quá trình tổng hợp estrogen.

Một số loại hạt
Không chỉ có trong trà xanh, một số loại hạt như: hạt hạnh nhân, hạt hồ đào, hạt dẻ cũng chứa polyphenol gây giảm nồng độ estrogen mà chị em cần lưu ý.
Một số loại rau củ
Một số loại rau củ như súp nơ trắng, cải ngọt, bắp cải, củ cải cũng chứa phytochemical có tác dụng ngăn cản cơ thể sản xuất estrogen. Nên chị em nên hạn chế ăn các loại rau củ này thường xuyên nếu không muốn cơ thể giảm estrogen.
Các loại ngũ cốc nguyên cám

Các loại ngũ cốc thô, nguyên cám cũng chứa nhiều polyphenol tuy có nhiều tác dụng tuyệt vời như chống oxy hóa, chống ung thư, nhưng nếu phái nữ sử dụng một cách quá thường xuyên có thể gây giảm nồng độ estrogen của cơ thể.
Một số loại ngũ cốc nguyên cám như: Lúa mì, yến mạch, ngô, lúa mạch,…
Lựu
Lựu chắc hẳn là một loại trái cây được nhiều chị em yêu thích vì chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như: vitamin C, vitamin K, chất xơ, kali,…
Tuy nhiên, trong lựu cũng chứa phytochemical, đây là một hoạt chất ngăn chặn quá trình sản sinh estrogen của cơ thể.
☛ Tìm hiểu thêm: Thuốc tránh thai có gây suy giảm estrogen không?
Ảnh hưởng của các loại thực phẩm làm giảm Estrogen
Khi sử dụng các loại thực phẩm làm giảm estrogen, tác dụng làm giảm estrogen của nó có thể ảnh hưởng tích cực và tiêu cực tới cơ thể, cụ thể như sau:
Ảnh hưởng tích cực

Tác dụng làm giảm nồng độ estrogen của các loại thực phẩm này có thể đem lại tác dụng tích cực làm giảm một số triệu chứng khi cơ thể dư thừa estrogen.
Tình trạng dư thừa estrogen có thể gây rối loạn kinh nguyệt, cơ thể mệt mỏi, tăng nguy cơ xuất hiện khối u vú,…
Tuy nhiên dư thừa estrogen chỉ xảy ra trong một số trường hợp như mất cân bằng nồng độ hormone sinh dục nữ (cụ thể là nồng độ progesteron bị suy giảm) hoặc do cung cấp quá nhiều thực phẩm giàu estrogen, hay do tác dụng phụ của một số thuốc đặc biệt là thuốc tránh thai.
Ảnh hưởng tiêu cực

Các thực phẩm làm giảm estrogen nếu sử dụng thường xuyên trong thời gian dài có thể gây thiếu hụt estrogen gây ra các biểu hiện như:
- Rối loạn kinh nguyệt
- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, tình cách thay đổi thất thường.
- Mất ngủ, ngủ không sâu giấc.
- Da khô, nổi mụn, kém đàn hồi, thiếu tươi tắn.
- Cơ thể dễ tăng cân, mất dáng.
- Giảm ham muốn tình dục, dễ mắc các bệnh phụ khoa.
Đặc biệt với người phụ nữ đang bị thiếu hụt estrogen trong thời kỹ mãn kinh, tiền mãn kinh, sau sinh,… sử dụng các thực phẩm làm giảm estrogen có thể làm sự thiếu hụt trầm trọng hơn.
Đối với tuổi dậy thì, thời điểm cần rất nhiều estrogen để phát triển cơ thể, các loại thực phẩm này có thể làm bạn gái có các biểu hiện như: vú chậm phát triển, kinh nguyệt rối loạn.
Khi nào nên sử dụng các loại thực phẩm làm giảm estrogen?
Estrogen là hormone quan trọng đối với sức khỏe của phụ nữ, nhưng khi dư thừa, nó có thể gây ra nhiều vấn đề như rối loạn kinh nguyệt, tăng cân, căng thẳng và thậm chí làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như u xơ tử cung hay lạc nội mạc tử cung. Việc kiểm soát nồng độ estrogen không chỉ giúp cân bằng nội tiết mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe tổng thể. Dưới đây là những trường hợp bạn nên cân nhắc bổ sung các thực phẩm giúp giảm estrogen một cách tự nhiên.
1. Khi có dấu hiệu dư thừa estrogen
Nếu bạn gặp các triệu chứng như: rối loạn kinh nguyệt, tăng cân không kiểm soát, căng thẳng dễ cáu gắt, mất ngủ mệt mỏi kéo dài, đau ngực, căng tức ngực, giảm ham muốn… có thể cơ thể đang có mức estrogen cao hơn bình thường. Khi đó, việc điều chỉnh chế độ ăn uống với các thực phẩm giúp giảm estrogen có thể giúp cải thiện tình trạng rối loạn hormone và hạn chế những biến chứng do dư thừa estrogen gây ra.
2. Khi đang mắc các bệnh lý liên quan đến estrogen cao
Một số bệnh lý có liên quan đến nồng độ estrogen cao trong cơ thể, bao gồm:
- Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
- U xơ tử cung
- Lạc nội mạc tử cung
- Ung thư vú và ung thư nội mạc tử cung
Nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ cao hoặc đang mắc các bệnh lý trên, bác sĩ có thể khuyến nghị điều chỉnh chế độ ăn uống để kiểm soát estrogen một cách tự nhiên.
3. Khi sử dụng thuốc nội tiết hoặc các phương pháp điều trị hormone
Nếu bạn đang sử dụng thuốc tránh thai, liệu pháp thay thế hormone hoặc thuốc hỗ trợ sinh sản, cơ thể có thể có nguy cơ dư thừa estrogen. Bên cạnh đó, sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh lý như ung thư vú hoặc bệnh tuyến giáp cũng có thể ảnh hưởng đến nồng độ estrogen.
Trong trường hợp này, việc bổ sung thực phẩm giúp làm giảm estrogen có thể giúp cân bằng nội tiết và giảm tác dụng phụ của thuốc.
4. Khi chế độ ăn uống và lối sống làm tăng estrogen
Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm giàu đường, đậu nành và sản phẩm từ đậu nành có thể làm tăng mức estrogen trong cơ thể.
Nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với hóa chất có chứa estrogen tổng hợp (như nhựa BPA, thuốc trừ sâu, mỹ phẩm chứa paraben…), cơ thể có thể hấp thụ một lượng lớn estrogen ngoại sinh.
Trong những trường hợp này, việc điều chỉnh chế độ ăn uống bằng cách bổ sung thực phẩm giúp giảm estrogen có thể giúp cơ thể thải độc và lấy lại sự cân bằng nội tiết.
5. Khi muốn duy trì cân bằng nội tiết tố lâu dài
Ngay cả khi bạn không có dấu hiệu dư thừa estrogen, việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh với các thực phẩm hỗ trợ cân bằng hormone vẫn rất quan trọng. Một chế độ ăn giàu chất xơ, rau xanh, protein sạch và chất béo lành mạnh sẽ giúp cơ thể tự điều chỉnh hormone một cách tự nhiên, giảm nguy cơ rối loạn nội tiết trong tương lai.
Không phải ai cũng cần giảm estrogen, nhưng nếu bạn có dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố, mắc các bệnh liên quan đến estrogen cao hoặc có lối sống dễ làm tăng hormone này, thì việc bổ sung thực phẩm làm giảm estrogen là một giải pháp hữu ích. Tuy nhiên, nếu có triệu chứng nghiêm trọng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng điều chỉnh phù hợp nhất.
Lời kết:
Các loại thực phẩm làm giảm estrogen thường là những loại thực phẩm chị em thường xuyên sử dụng trong bữa ăn thường ngày. Chị em hoàn toàn có thể tiếp tục sử dụng những thực phẩm này, tuy nhiên không nên dùng quá thường xuyên, cũng nên bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa estrogen cho bữa ăn của mình và sử dụng các phương pháp phòng thiếu hụt estrogen để gìn giữ tuổi xuân.
Tài liệu tham khảo:
- https://pinklotus.com/powerup/breastcancer101/the-top-6-anti-estrogen-foods-for-breast-cancer-risk-reduction/
- https://www.healthline.com/nutrition/foods-to-lower-estrogen