Nội tiết tố nữ – Sứ giả của phái nữ, sẽ ảnh hưởng đến bạn từ lúc bạn sinh ra đến khi bạn mãn kinh, kiểm soát tâm trạng, cân nặng, vẻ đẹp, sức khỏe, thậm chí là cả ham muốn tình dục của bạn. Ở mỗi giai đoạn cuộc đời, nội tiết tố sẽ thay đổi để phù hợp với giai đoạn đó. Sự thay đổi nội tiết tố này sẽ xảy ra trong suốt cuộc đời bạn.
Mục lục
Thay đổi nội tiết tố là gì?
Đầu tiên, bạn cần hiểu nội tiết tố giống như “sứ giả” trong cơ thể chúng ta, những sứ giả này kiểm soát hầu hết các chức năng chính của cơ thể, từ các nhu cầu cơ bản đơn giản (như đói, khát, vv) đến các hệ thống phức tạp như sinh sản, ham muốn tình dục, thậm chí là cả cảm xúc và tâm trạng của bạn.
Nội tiết tố chính ở cơ thể phụ nữ có nhiều loại khác nhau, có thể kể đến là: estrogen, progesterone, testoterone, FSH, LH, GnRH. Trong đó, bộ 3 nội tiết tố estrogen, progesterone và testosterone là quan trọng nhất. Đặc biệt là estrogen, hormone được mệnh danh là vệ thần sắc đẹp của phái nữ.
Mỗi loại hormone này lại có một nồng độ phù hợp, chúng tác động lẫn nhau tạo nên trạng thái cân bằng trong cơ thể. Ở trạng thái cân bằng, nội tiết tố giúp cơ thể phát triển mạnh, tâm trạng ổn định và sinh lý bình thường.
Thay đổi nội tiết tố nữ là hiện tượng mà một hoặc nhiều nội tiết tố có sự thay đổi về mức độ (tăng lên hoặc giảm xuống) khiến các hormone khác thay đổi theo, dẫn tới trạng thái cân bằng hormone trong cơ thể bị phá vỡ. Sự thay đổi này diễn ra trong suốt cuộc đời người phụ nữ, từ lúc còn trẻ đến tận khi về già, nó có thể gây ra một loạt các triệu chứng khó chịu từ bên trong đến bên ngoài, cùng với đó là nguy cơ của hàng loạt các bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của phái đẹp.
Phần dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về các giai đoạn thay đổi nội tiết tố lớn ở phụ nữ và những vấn đề mà bạn có thể gặp phải nếu sự thay đổi diễn ra.
Thay đổi nội tiết trong chu kì kinh nguyệt
Chu kì kinh nguyệt của bạn được điều khiển bởi hàm lượng hormone trong cơ thể. Mỗi chu kì được chia làm 3 giai đoạn khác nhau, dựa trên những thay đổi của nội tiết tố nữ trong buồng trứng và tử cung, gồm: Giai đoạn nang trứng, giai đoạn rụng trứng và giai đoạn hoàng thể.
Dưới đây là sự thay đổi nội tiết tố nữ qua 3 giai đoạn ấy.
Giai đoạn nang trứng (chuẩn bị cho sự rụng trứng)
Trong giai đoạn nang trứng, nồng độ estrogen tăng cao và nồng độ progesterone thấp. Đây là giai đoạn mà tâm trạng của bạn tốt nhất, bạn cảm thấy tươi tắn và tràn đầy sức sống.
Đặc biệt, vào ngày thứ 7 đến 13 của chu kì, do nồng độ estrogen đạt ở mức đỉnh, bạn sẽ cảm thấy cực kì tự tin và hạnh phúc. Đây cũng là thời kỳ tốt nhất cho thể dục thể thao.
Rụng trứng
Sau khi nồng độ hormone đạt đến đỉnh vào khoảng ngày 13 của chu kì, nồng độ hormone LH cũng tăng lên. Quá trình này kích thích trứng trứng chín và rụng. Rụng trứng là thời điểm trứng ra khỏi nang trứng và đi vào ống dẫn trứng để tới tử cung chờ được thụ tinh.
Mỗi phụ nữ sẽ rụng trứng vào một ngày khác nhau, nhưng thông thường trứng rụng vào ngày thứ 14 của chu kì kinh nguyệt.
Giai đoạn hoàng thể
Sau khi trứng rụng, nang trứng sẽ biến thành thể vàng, sản xuất một lượng lớn progesterone. Dưới sự tác động của progesterone, nội mạc tử cung biến đổi để chuẩn bị chờ trứng được thụ tinh (phôi thai) về làm tổ.
Sau khoảng 2 tuần, nếu không có phôi thai tới làm tổ, hàm lượng progesterone và estrogen sẽ giảm mạnh, làm thể vàng thoái hóa, lớp nội mạc tử cung bong ra làm xuất hiện kinh nguyệt (xem thêm: Tác dụng của estrogen và progesterone).
Trường hợp trứng đã được thụ tinh và tới làm tổ, hormone hCG (chorionic gonadotropin) sẽ tăng cao.
Có nguy hiểm không?
Hầu hết, phụ nữ không cảm thấy bất kì vấn đề lớn nào khi hormone thay đổi trong chu kì kinh nguyệt. Tuy nhiên, với một số trường hợp, sự thay đổi nội tiết tố nữ qua các giai đoạn này sẽ gây ra sự khó chịu (như các triệu chứng PMS) và làm ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống hằng ngày.
PMS (Premenstrual syndrom) – Hội chứng tiền kinh nguyệt là một hội chứng tập hợp các triệu chứng về thể chất và cảm xúc xảy ra khoảng 1-2 tuần trước thời kì hành kinh của phụ nữ.
Các triệu chứng phổ biến của PMS đó là: mụn trứng cá, đau bụng dưới, ngực căng tức khó chịu, đầy hơi, cảm thấy mệt mỏi, tâm trạng thay đổi (dễ cáu kỉnh, tức giận). PMS cũng có thể làm trầm trọng thêm một số vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như hen suyễn, dị ứng hay đau nửa đầu.
Lưu ý rằng các triệu chứng này sẽ thay đổi ở mỗi phụ nữ và không xảy ra khi mang thai hoặc sau mãn kinh.
Nên làm gì?
Có nhiều phương pháp khác nhau giúp bạn hạn chế các triệu chứng PMS, từ việc thay đổi lối sống (giảm muối, hạn chế caffein, ăn nhiều rau xanh, các loại thực phẩm lành mạnh, tập thể dục thể thao, vv) đến sử dụng các loại thuốc (aspirin, naproxen, ibupofen)
Với những người bị PMS nhẹ, bạn có thể áp dụng một số phương pháp điều trị tại nhà nhưng nếu các triệu chứng của bạn nặng và cần sử dụng thuốc, hãy đi khám và nói chuyện với bác sĩ.
Thay đổi nội tiết tố nữ khi mang thai
Thời kì mang thai, sự thay đổi nội tiết tố mang lại rất nhiều thay đổi cho cơ thể.
Phụ nữ mang thai sẽ có nồng độ hormone estroen và progesterone tăng cao đột ngột, kéo theo sự thay đổi mức độ và chức năng của một số hormone khác. Sự thay đổi này giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh nhưng cũng đồng thời ảnh hưởng lớn đến thể chất và tâm trạng của người mẹ.
Sự thay đổi của estrogen và progesterone
Estrogen và progesterone là hai hormone chính trong khi mang thai.
Nồng độ estrogen sẽ tăng đều đặn trong thai kì và đạt đến đỉnh điểm trong tam cá nguyệt thứ ba. Sự sản xuất tăng cường estrogen trong ba tháng đầu tiên có thể gây ra hiện tượng nghén. Trong tam cá nguyệt thứ hai, nó đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển ống dẫn sữa làm nở ngực.
Nồng độ progesterone cũng cực kỳ cao trong thai kỳ. Nó được sản xuất sớm để hỗ trợ sự phát triển của em bé cho đến khi nhau thai tiếp quản. Đối với mẹ, progesterone cao có thể gây ra chứng ợ nóng, nôn mửa, trào ngược, đầy bụng và táo bón ở mẹ.
Progesterone cũng rất quan trọng để chuyển đổi tử cung từ ở kích thước một quả lê (trạng thái không mang thai) sang kích thước có thể chứa một em bé đủ tháng.
Sự thay đổi của các hormone khác
Ngoài sự thay đổi của estrogen và progesterone, một số hormone khác cũng thay đổi nồng độ khi bạn mang thai, như: oxytocin, prolactin, relaxin, HCG, hPL, Prostaglandin
Biểu đồ sự thay đổi nội tiết tố nữ khi mang thai
Có nguy hiểm không?
Mang thai và làm mẹ là một điều hạnh phúc thiêng liêng. Nhưng bạn biết đấy, do sự thay đổi nội tiết tố, bạn có thể sẽ cảm thấy dễ bị tổn thương về mặt cảm xúc trong thời kì mang thai. Đừng lo lắng vì đây là một vấn đề hoàn toàn bình thường.
Ngoài cảm xúc, cơ thể của mẹ cũng sẽ có sự thay đổi nhất định khi mang thai, chẳng hạn như: mất kinh nguyệt, nổi mụn tĩnh mạch trên mặt và ngực, tần số đi tiểu tăng, vú và núm vú nhạy cảm hơn, có vị kim loại ở miệng, vv.
Nên làm gì?
Đây là những vấn đề bình thường khi bạn mang thai, nhưng nếu bạn cảm thấy suy sụp hoặc lo lắng rất nhiều về các vấn đề trên, hãy nói chuyện với người thân và bác sĩ của bạn. Bởi nếu bạn không thể kiểm soát được cảm xúc khi mang thai, nó sẽ làm tăng khả năng trầm cảm sau sinh và làm bạn không thể chăm sóc được em bé một cách tốt nhất.
Tham khảo thông tin bài viết chi tiết: Cách bổ sung estrogen sau sinh
Thay đổi nội tiết tố khi bước vào thời kì mãn kinh
Thời kì mãn kinh là thời kì mà bất cứ người phụ nào cũng phải trải qua. Bước vào thời kì này, phụ nữ sẽ có sự thay đổi rất lớn cả về thể chất lẫn tinh thần, mà nguyên nhân cốt lõi chính là do sự thay đổi nội tố nữ. Đó là lý do tại sao nhiều người gọi thời kì mãn kinh là “thời kì thay đổi của cuộc sống”.
Mãn kinh được chia ra làm 3 giai đoạn khác nhau:
- Tiền mãn kinh. Kéo dài khoảng 4 năm, thường bắt đầu khi phụ nữ bước vào tuổi 45 đến 55.
- Mãn kinh thực sự. Sau 12 tháng liên tiếp không có chu kì kinh nguyệt, người phụ nữ chính thức bước vào giai đoạn mãn kinh thực sự. Tuổi trung bình mãn kinh thực sự ở phụ nữ là 51.
- Hậu mãn kinh. Là những năm diễn ra sau mãn kinh thực sự.
Ở mỗi giai đoạn, mức độ hormone của người phụ nữ sẽ có sự khác nhau.
Biểu đồ sự thay đổi nội tiết tố nữ ở thời kì mãn kinh
Giai đoạn tiền mãn kinh
Ở giai đoạn này, buồng trứng bắt đầu suy giảm đáp ứng với các nội tiết tố hướng sinh dục, điều này làm sự trưởng thành của trứng rối loạn, dẫn tới trứng không rụng hoặc trứng rụng khó khăn.
Mức độ hormone nữ ở giai đoạn này thay đổi như sau: Đầu tiên, estrogen và progesterone suy giảm. Nhưng các hormone hướng sinh dục (gồm FSH – Follicle Stimulating Hormone và LH – Luteinizing Hormone) lại tăng tiết. Dẫn tới cơ chế phản hồi ngược âm (negative feedback mechanism), làm estrogen được tăng cường sản xuất.
Cơ chế này được lặp đi lặp lại nhiều lần khiến mức độ hormone trong thời kì này biến động rất khó lường. Chính vì thế việc đo lường nồng độ nội tiết trong thời kì tiền mãn kinh cũng không có nhiều ý nghĩa.
Tham khảo bài viết: Tìm hiểu chứng bốc hỏa tiền mãn kinh
Giai đoạn mãn kinh thực sự
Khi bước vào thời kì mãn kinh thực sự, buồng trứng đáp ứng rất kém với các kích thích phát ra, dẫn tới nồng độ estrogen và các nội tiết tố nữ khác sụt giảm nghiêm trọng. Đây là sự suy giảm hoàn toàn bình thường khi chúng ta già đi, cơ thể dần lão hóa.
Giai đoạn hậu mãn kinh
Hậu mãn kinh, buồng trứng đã hoàn toàn ngừng hoạt động, nội tiết tố không còn được tiết ra nữa, chính vì thế những lợi ích bảo vệ sức khỏe do estrogen mang lại ở giai đoạn trước đó người phụ nữ không còn được hưởng nữa.
Có nguy hiểm không?
Thay đổi nhan sắc.
- Da khô, mất đàn hồi, xuất hiện nám sạm, tàn nhang, các vết chân chim quanh mắt, vv
- Tóc mất sắc tố, bạc màu
- Vòng 1 kém săn chắc, nhão
- Tăng mỡ ở nhiều bộ phận, đặc biệt là mông, đùi, dưới cánh tay, vòng 2.
Thay đổi tâm sinh lý. Xuất hiện các cơn bốc hỏa ở phụ nữ kèm theo đổ mồ hôi, hồi hộp, hay cáu gắt. Tính tình có thể thay đổi hoàn toàn so với thời trẻ.
Gặp các vấn đề giấc ngủ. Ngủ không ngon giấc, mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ, cùng nhiều vấn đề rối loạn giấc ngủ khác.
Suy giảm chức năng tình dục.
Do âm đạo và âm hộ thay đổi (âm đạo: khô, tiết ít dịch, độ pH tăng lên làm vi khuẩn âm đạo phát triển, dễ dẫn tới mắc các bệnh phụ khoa; âm hộ: môi lớn xẹp xuống làm lộ rõ môi bé, âm vật co lại, lông mu bạc màu và rụng dần) khiến người phụ nữ cảm thấy đau rát khi quan hệ, khó đạt khoái cảm, dần dần dẫn đến suy giảm ham muốn. Đây là vấn đề chính làm ảnh hưởng rất nhiều tới hạnh phúc vợ chồng
Hậu mãn kinh, phụ nữ còn có nguy cơ đối mặt với nhiều căn bệnh nguy hiểm như: loãng xương, tim mạch, tiểu đường, rối loạn trí nhớ, vv.
Nội tiết tố nữ có một vai trò đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ, nhưng giai đoạn vàng son được hưởng lợi từ các nội tiết tố này không dài. Thời kì mãn kinh với sự suy giảm trầm trọng nội tiết tố dẫn đến thay đổi lớn về sức khỏe là thời kì mà bất kì người phụ nữ cũng phải trải qua.
Nên làm gì?
Bước vào độ tuổi này, bạn càng cần chú ý hơn tới chế độ ăn uống cũng như có kế hoạch tập thể dục thể thao đều đặn. Điều này giúp bạn duy trì sức khỏe tốt hơn khi bạn không còn được hưởng lợi từ estrogen nữa. Đặc biệt chú ý bổ sung nhiều thực phẩm giàu canxi, các loại rau xanh, hoa quả, các loại thực phẩm giàu estrogen (xem danh sách gợi ý của chúng tôi về các loại thực phẩm này qua bài viết: 19 Thực phẩm chứa nhiều estrogen)
Ở độ tuổi này, chị em cũng nên chủ động sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ BVSK tăng cường estrogen, nhất là các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên.
Thời gian gần đây, Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh với thành phần chính Sâm tố nữ là sản phẩm được nhiều chị em tin tưởng và lựa chọn.
Sâm tố nữ là loài cây đã được nghiên cứu từ hàng trăm công trình khoa học, nó là loài thảo dược duy nhất chứa hoạt chất quý Deoxymiroestrol hoạt tính estrogen cao gấp 10.000 lần các estrogen từ đậu nành. Là “ứng cử viên mới đầy sáng giá” giúp chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ.
Vì những công dụng như trên, Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh đặc biệt thích hợp với phụ nữ đang ở giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh, thiếu hụt và rối loạn nội tiết tố nữ, có các biểu hiện: bốc hỏa, mất ngủ, suy giảm sinh lý, lão hóa da, da nhăn.
Đối với những phụ nữ gặp các triệu chứng nặng do thay đổi nội tiết tố, có thể sẽ cần dùng đến thuốc điều hòa nội tiết tố nữ. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc cần có sự thăm khám cụ thể của bác sĩ.
Dù chúng ta làm gì, điều quan trọng cần nhớ mãn kinh không phải là kết thúc cuộc đời của chúng ta. Đối với nhiều phụ nữ, đây là sự khởi đầu của một cuộc sống mới, với những cơ hội để làm phong phú thêm các mối quan hệ cá nhân, học các kỹ năng mới, phát triển sở thích mới và xác định lại chúng ta là ai, chúng ta đóng góp cho thế giới xung quanh như thế nào.
Thay đổi nội tiết do các điều kiện y tế
Ngoài những thay đổi tự nhiên, mức độ các hormone trong cơ thể chúng ta cũng có thể thay đổi do gặp một số điều kiện y tế nhất định. Chẳng hạn như:
Cắt buồng trứng. Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến một người phụ nữ phải cắt buồng trứng, và sau khi cắt bỏ, lượng estrogen cũng suy giảm theo. Sau đó, phụ nữ có nguy cơ đối diện với các triệu chứng giống với tuổi tiền mãn kinh.
Sử dụng thuốc. Một số loại thuốc có thể làm ảnh hưởng tới cơ chế sản sinh estrogen và progesteron. Vì thế nếu bạn bị bệnh và cần sử dụng các loại thuốc này, nội tiết tố của bạn có thể thay đổi trong thời gian dùng thuốc.
Áp lực tinh thần quá lớn. Stress, căng thẳng trpng thời gian dài có thể làm rối loạn chức năng thần kinh thực vật, ảnh hưởng tới sự điều tiết hormone trong cơ thể, khiến mức độ nội tiết
Bệnh lý tuyến giáp. Với những phụ nữ có vấn đề về tuyến giáp, như viêm tuyến giáp tự miễn, cơ thể sẽ sinh ra các kháng thể hủy hoại tuyến giáp. Điều này làm suy giảm buồng trứng sớm, khiến sự thay đổi nội tiết tố diễn ra, estrogen suy giảm mạnh.
Nên làm gì?
Với các điều kiện y tế như trên, việc bạn có thể làm chỉ là tuân theo sự chỉ định của bác sĩ và điều trị bệnh. Khi tình trạng được cải thiện hoặc chữa khỏi, nội tiết tố của bạn có khả năng sẽ ổn định trở lại.
Kết luận
Thay đổi nội tiết tố là điều sẽ xảy ra trong suốt cuộc đời của người phụ nữ. Quan trọng là ở mỗi giai đoạn trong cuộc đời, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức đúng đắn để chăm sóc cho bản thân một cách tốt nhất. Mọi vấn đề cần được giải đáp, bạn có thể để lại bình luận hoặc liên lạc với chúng tôi qua số hotline miễn phí 1800 1190. Chúng tôi là những chuyên viên y tế, giúp phụ nữ nâng cao nhận thức về các vấn đề sức khỏe.
Hà đã bình luận
Tôi có thể mua Sâm Nhung Tố Nữ ở đâu?
Chuyên viên tư vấn đã bình luận
Chào chị Hà, Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh là sản phẩm với các loại dược liệu quý, dành cho phụ nữ đang ở giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh, thiếu hụt và rối loạn nội tiết tố nữ; phụ nữ suy nhược, cơ thể mệt mỏi. Để mua sản phẩm, chị có thể đặt hàng online TẠI ĐÂY, hoặc gọi tới số tổng đài miễn cước 1800 1190 để được hướng dẫn đặt hàng nhé.
Kim Ngân đã bình luận
Tôi năm nay 45 tuổi, dạo gần đây tôi hay có cảm giác buồn rầu, bực bội, mệt mỏi, uể oải, tự ti vào bản thân. Đây có phải là triệu chứng của tiền mãn kinh hay không? Có phải tôi đã bị trầm cảm tuổi tiền mãn kinh? Tôi nên làm gì để cải thiện các vấn đề này?
Chuyên viên tư vấn đã bình luận
Chào chị Ngân,
Thay đổi, rối loạn tâm trạng là một trong những vấn đề phổ biến ở thời kì chuyển đổi mãn kinh. Các nghiên cứu về tâm trạng trong thời kỳ mãn kinh cho biết, phụ nữ sẽ tăng nguy cơ bị trầm cảm trong thời kỳ mãn kinh và giảm nguy cơ trong những năm sau mãn kinh. Ước tính khoảng 20% phụ nữ sẽ bị trầm cảm vào một thời điểm nào đó trong thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh.
Về nguyên nhân của sự thay đổi tâm trạng và bệnh trầm cảm trong thời kì tiền mãn kinh, nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn này, trong đó sự dao động estrogen được cho là nguyên nhân chính. Hormone estrogen có vai trò làm tăng tác dụng của serotonin và norepinephrine – các chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến tâm trạng của con người. Khi estrogen dao động, nó cản trở sự phân hủy serotonin và norepinephrine, điều này sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc.
Trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh vừa mang những biểu hiện của bệnh trầm cảm nói chung, song cũng có những biểu hiện riêng biệt cả về tỷ lệ và bệnh cảnh lâm sàng. Một số biểu hiện của bệnh trầm cảm tuổi tiền mãn kinh là:
Ngoài ra, trầm cảm ở tuổi tiền mãn kinh còn mang một số triệu chứng riêng biệt như: Có các cơn bốc hỏa, rối loạn vận mạch; tiểu đêm nhiều; có các triệu chứng đau nhức thần kinh, cơ bắp; toát mồ hôi, rối loạn tiêu hóa, đánh trống ngực do rối loạn thần kinh thực vật; nếu trầm cảm nặng sẽ có các triệu chứng giảm cân; thức giấc sớm, ngủ ít; giảm ham muốn tình dục; hoang tưởng, ảo giác.
Khi nhận thấy mình có các biểu hiện trầm cảm tuổi tiền mãn kinh, chị nên chia sẻ điều này với người thân của mình và nhờ họ đưa đi khám các bác sĩ chuyên khoa chăm sóc sức khỏe tâm thần, điều này giúp phát hiện bệnh sớm và có hướng điều trị kịp thời. Trầm cảm tuổi tiền mãn kinh là bệnh có thể điều trị được. Vì thế chị không nên tự chịu đựng và giải quyết vấn đề một mình, ở giai đoạn này, việc chia sẻ và tìm sự cảm thông từ những người thân trong gia đình là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết.
Bên cạnh đó, chị cũng nên thực hiện một lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh. Đặc biệt cần bổ sung nhóm thức ăn giàu vitamin, khoáng chất (rau, củ, quả, nhất là các loại đậu), các loại thức ăn giàu phytoestrogen để bổ sung thêm estrogen cho cơ thể.
Chúc chị sức khỏe!
Hoàng Bích Ngọc đã bình luận
Làm cách nào để hạn chế sự thay đổi nội tiết tố, thưa chuyên gia?
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào bạn Bích Ngọc!
Để hạn chế sự thay đổi nội tiết tố nữ, các chị em cần duy trì lối sống lành mạnh, tức là kết hợp giữa chế độ ăn uống khoa học, bổ sung các thực phẩm cân bằng nội tiết và tập luyện, nghỉ ngơi hợp lý. Bên cạnh đó, có thể bổ sung một số loại thảo dược tự nhiên lành tính được chứng minh là có tác dụng giúp cân bằng nội tiết tố một cách tự nhiên.
Sâm tố nữ có chứa deoxymiroestrol có tác dụng mạnh gấp 10.000 lần estrogen từ mầm đậu nành trong việc bổ sung nội tiết tố cho người phụ nữ, có tác động tích cực đối với phụ nữ gặp phải các vấn đề thay đổi nội tiết tố.
Trang đã bình luận
Em chào bác sĩ. Em năm nay 27 tuổi em gặp vấn đề mụn nội tiết lâu nay và nó ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống. Trong 2 tuần đầu trước khi bước vào giai đoạn hành kinh em bị mụn do da tiết quá nhiều bã nhờn, khó chịu và gây mất thẩm mỹ. Em rất mong muốn được bác sĩ tư vấn giúp em cân bằng nội tiết và cuộc sống. Em có tìm hiểu nhưng không muốn lạm dụng các sản phẩm thuốc, liệu có loại thực phẩm chức năng nào 100% tự nhiên an toàn giúp cân bằng nội tiết ở nữ giới giai đoạn tuổi trước và 30 tuổi không ạ.
Em chân thành cảm ơn bác sĩ!
Nguyễn Bình đã bình luận
Sản phẩm Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh sử dụng lâu dài hay theo từng đợt vậy? Mong được tư vấn
Chuyên viên tư vấn đã bình luận
Chào Bình,
SNTN Tuệ Linh là sản phẩm đã được nghiên cứu và chuyển giao độc quyền từ Viện hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam. Với công thức có chứa phytoestrogen từ củ Sâm tố nữ không bị biến đổi gen cùng các thành phần dược liệu tự nhiên khác, sản phẩm rất an toàn khi sử dụng lâu dài, không gây tác dụng phụ với cơ thể. Vì thế, nếu có điều kiện, bạn nên dùng thường xuyên lâu dài rất tốt cho sức khỏe bạn nhé.
Nếu dùng theo đợt, bạn nên dùng mỗi đợt liên tục trong 3 tháng để đạt được kết quả tốt nhất.
Để tìm hiểu thêm về sản phẩm và đặt hàng, bạn có thể xem tại đường link sau: https://estrogen.vn/san-pham-sam-nhung-to-nu/
Ngân đã bình luận
Sản phẩm SNTN có dạng gì vậy? Sử dụng trước hay sau khi ăn?
Chuyên viên tư vấn đã bình luận
Chào Ngân,
Sản phẩm Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh được bào chế dạng viên nén, thơm mùi dược liệu, rất tiện lợi khi sử dụng bạn nhé. Về cách dùng, bạn uống ngày 2 viên, chia 2 lần uống sau ăn. Sử dụng lâu dài, sản phẩm giúp cân bằng nội tiết tố nữ, tăng sinh lý, tăng tiết dịch, tăng trao đổi chất giúp cơ thể khỏe mạnh và hồi xuân.
Để được tư vấn thêm, bạn có thể gọi tới số tổng đài tư vấn và chăm sóc KH 1800 1190 (miễn phí cước gọi) để được các bạn dược sĩ tư vấn thêm nhé!