Chúng ta thường được nghe rằng, khi những cơn bốc hỏa xảy ra có nghĩa là phụ nữ đang bước vào thời kỳ mãn kinh, nhưng điều đó có hoàn toàn đúng không? Để được giải đáp chi tiết nhất những thắc mắc “Nguyên nhân gây ra tình trạng bốc hỏa lên mặt là gì?” hay “Bốc hỏa lên mặt có nguy hiểm không?”, mời bạn đọc cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục
Hiện tượng bốc hỏa lên mặt
Bốc hỏa là cảm giác nóng đột ngột ở phần trên cơ thể, thường dữ dội nhất là ở mặt, bởi vậy, nhiều chị em gọi hiện tượng này nôm na là bốc hỏa lên mặt. Tuy nhiên, không chỉ xảy ra ở mặt, cảm giác nóng bừng này còn xuất hiện ở ngực, cánh tay hoặc cổ, đôi khi là toàn thân.
Bốc hỏa lên mặt là tình trạng phổ biến khi chị em bước vào giai đoạn mãn kinh – thời kỳ kinh nguyệt bắt đầu trở nên thất thường. Tuy nhiên, mãn kinh không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến hiện tượng này bởi một số bệnh lý khác cũng có thể gây ra chúng. Do đó, chị em hoàn toàn không nên chủ quan khi bị bốc hỏa, điều quan trọng là bạn cần xác định chính xác nguyên nhân gây ra bốc hỏa của mình là gì để có hướng khắc phục chính xác, kịp thời.
☛ Xem thêm: Các dấu hiệu nhận biết bốc hỏa ở phụ nữ
Nguyên nhân gây bốc hỏa lên mặt?
Rối loạn nội tiết tố estrogen
Các cơn bốc hỏa lên mặt phần lớn là do sự thay đổi nội tiết tố estrogen trong thời kỳ mãn kinh. Khi mức độ estrogen của bạn giảm xuống, điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của vùng dưới đồi, phần não chịu trách nhiệm kiểm soát nhiệt độ cơ thể. Khi đó, chỉ cần một chút thay đổi nhỏ của nhiệt độ, vùng dưới đồi – hay còn gọi là “bộ điều nhiệt” sẽ hiểu lầm rằng bạn đang “quá nóng” và lập tức phát đi một cảnh báo toàn diện đến tim, mạch máu và hệ thần kinh để hạ nhiệt cho cơ thể.
Cơ thể tự kích hoạt cơ chế hạ nhiệt khi không cần thiết khiến cho bạn thật khổ sở với cơn bốc hỏa: tim bắt đầu bơm máu nhanh hơn, các mạch máu trong da giãn ra để lưu thông máu nhiều hơn và các tuyến mồ hôi tích cực hoạt động khiến cho bạn ướt sũng!
☛ Tham khảo: 10 cách tăng estrogen tự nhiên không cần dùng thuốc
Bệnh lý tuyến giáp
Cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức) – xảy ra khi tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone điều chỉnh sự trao đổi chất – bệnh lý này cũng có một số triệu chứng điển hình tương tự các triệu chứng của giai đoạn tiền mãn kinh, bao gồm bốc hỏa, đánh trống ngực và mất ngủ. Mặt khác, các dấu hiệu phổ biến nhất của cường giáp còn bao gồm cả giảm cân mất kiểm soát, bướu cổ và exophthalmos (mắt lồi).
Thuốc điều trị ung thư vú
Một số thuốc làm giảm nồng độ estrogen hoặc ngăn chặn tác động của hormone này cũng có thể kích hoạt quá trình bốc hỏa. Ví dụ, tamoxifen – thuốc điều trị ung thư vú gây ra cơn bốc hỏa ở hơn 50% người dùng. Các cơn bốc hỏa thường tăng lên trong vài tháng đầu điều trị và sau đó sẽ thuyên giảm. Bên cạnh đó, nếu bạn đã bị bốc hỏa từ trước khi sử dụng tamoxifen, bạn có thể bị bốc hỏa nghiêm trọng hơn khi dùng thuốc này.
Hội chứng carcinoid
Hội chứng carcinoid là kết quả khi một khối u carcinoid tiến triển và giải phóng một lượng lớn nội tiết tố serotonin hoặc các chất khác. Trong những trường hợp nặng, khi khối u đã lan rộng, việc tăng cường giải phóng các nội tiết tố này có thể gây ra hàng loạt các triệu chứng, trong đó điển hình là tình trạng bốc hỏa lên mặt: mặt nóng bừng, ửng đỏ một cách đột ngột. Tuy nhiên khác với bốc hỏa do mãn kinh, hội chứng carcinoid còn kèm theo một số biểu hiện khác như thở khò khè, tiêu chảy, huyết áp giảm đột ngột.
Các triệu chứng điển hình của bốc hỏa
Mặc dù chị em có thể cảm thấy các triệu chứng của mình xảy ra một cách ngẫu nhiên, nhưng nếu bạn dành thời gian để lắng nghe cơ thể, bạn sẽ phát hiện ra các triệu chứng điển hình chung của một cơn bốc hỏa, bao gồm:
- Cảm giác nóng đột ngột: những cơn bốc hỏa thường gây ra cảm giác nóng đột ngột lan tỏa khắp phần trên cơ thể như ngực, cánh tay, cổ hoặc mặt.
- Tim đập loạn nhịp: nhịp tim cũng có xu hướng tăng trong cơn bốc hỏa, làm tăng cảm giác nóng.
- Làn da đỏ, lấm tấm: trong cơn bốc hỏa, các mạch máu ở phần trên cơ thể giãn nở, cho phép lượng máu đến khu vực này nhiều hơn. Lưu lượng máu tăng lên này có thể gây ra các mảng lấm tấm trên da hoặc đỏ bừng.
- Cảm giác lo lắng: một số chị em cho biết họ cảm thấy căng thẳng khi bị bốc hỏa, đặc biệt nếu họ đang ở nơi công cộng và cảm thấy lo lắng về vẻ ngoài đỏ bừng.
- Cảm giác ớn lạnh: cơ thể sẽ đổ mồ hôi để cố gắng tự làm mát, do đó, sau cơn bốc hỏa, bạn có thể cảm thấy lạnh hoặc rùng mình.
Hầu hết các cơn bốc hỏa kéo dài từ 30 giây đến 10 phút, đôi khi chúng có thể lâu hơn. Tần suất của các cơn bốc hỏa cũng khác nhau đáng kể giữa các cá nhân. Ví dụ, chúng có thể dao động từ vài lần một giờ, vài lần một ngày hoặc với những ai may mắn hơn, họ chỉ gặp phải tình trạng này một lần một tuần. Bên cạnh đó, một số chị em còn nhận thấy rằng cơn bốc hỏa của mình diễn ra theo một mô hình có thể đoán trước được, chẳng hạn như thời điểm nào trong ngày họ dễ bị bốc hỏa.
Bốc hỏa lên mặt có nguy hiểm không?
Trừ những trường hợp bốc hỏa do nguyên nhân bệnh lý như cường giáp hay hội chứng carcinoid, cơn bốc hỏa gần như là không nguy hiểm nếu chúng không ảnh hưởng đến hoạt động của bạn trong cuộc sống hàng ngày. Mặt khác, nếu tình trạng bốc hỏa lên mặt ở mức độ nghiêm trọng và kéo dài, chị em sẽ gặp phải một số rủi ro:
Rối loạn giấc ngủ
Ngay cả khi không có cơn bốc hỏa, nhiều phụ nữ đã cảm thấy khó ngủ trong thời kỳ mãn kinh. Do đó, khi bị cơn bốc hỏa vào ban đêm đánh thức, chị em sẽ càng khó để ngủ lại. Theo thời gian, tình trạng này diễn biến lâu ngày có thể gây mất ngủ mãn tính, từ đó làm rối loạn đồng hồ sinh học và ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều chức năng khác trong cơ thể.
Rối loạn tâm lý
Việc lúc nào cũng phải lo lắng không biết khi nào thì cơn bốc hỏa sẽ ập tới, “liệu trông mình có đang đỏ bừng hay nhễ nhại, ướt đẫm không?” sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới tâm lý của chị em. Sự mất tự tin này dẫn đến hệ lụy trong rất nhiều khía cạnh cuộc sống, đặc biệt là trong công việc.
Ám ảnh với chuyện chăn gối
Trong khi chuyện vợ chồng là chiếc chìa khóa vàng để giữ lửa hôn nhân thì với những chị em bị bốc hỏa, họ dễ bị thờ ơ hoặc sợ hãi với chuyện chăn gối hơn bao giờ hết. Nguyên nhân là do sự suy giảm nội tiết tố nữ dẫn tới nhiều vấn đề như khô âm đạo, giảm ham muốn, kết hợp với tình trạng bốc hỏa khiến họ dễ rơi vào trạng thái tự ti và không tha thiết gì với sinh hoạt vợ chồng.
Tăng nguy cơ với một số vấn đề sức khỏe khác
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng những phụ nữ bị bốc hỏa nặng tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và loãng xương nhiều hơn những phụ nữ không bị bốc hỏa hoặc bốc hỏa mức độ nhẹ. Đây chính là hệ quả gián tiếp của việc thiếu hụt nội tiết tố nữ nghiêm trọng trong thời kỳ mãn kinh gây ra.
Có thể thấy, tình trạng bốc hỏa lên mặt do mãn kinh tuy không nguy hiểm nhưng chị em cũng cần một chiến lược thông minh để kiểm soát và chung sống lâu dài, nếu không thì nhiều vấn đề về cả thể chất lẫn tâm lý sẽ sớm tìm đến bạn.
Tôi có thể làm gì để đẩy lùi tình trạng bốc hỏa lên mặt?
Để khắc phục hiệu quả tình trạng bốc hỏa lên mặt, chị em cần biết chính xác nguyên nhân gây ra chứng bốc hỏa ở mình là gì. Một cách hiệu quả để tìm ra nguyên nhân là ghi nhật ký các triệu chứng và cả những yếu tố nguy cơ, bao gồm cả những loại thực phẩm bạn đã ăn hoặc loại thuốc bạn dùng trước khi bốc hỏa.
Nhật ký về triệu chứng có thể giúp bạn thu hẹp các yếu tố khởi phát cơn bốc hỏa và giúp bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân. Từ đó, bác sĩ sẽ đề xuất những biện pháp bạn cần thực hiện để giảm các triệu chứng và ngăn ngừa cơn bốc hỏa.
Các biện pháp hành vi
Thông thường, bác sĩ sẽ khuyên bạn bắt đầu bằng việc thay đổi lối sống lành mạnh. Dù bạn bị bốc hỏa do bất kỳ nguyên nhân nào, thì những biện pháp dưới đây cũng phát huy tác dụng tích cực trong việc giúp chị em kiểm soát tần suất và mức độ nghiêm trọng của chứng bốc hỏa.
Quản lý căng thẳng
Căng thẳng là một trong những yếu tố nguy cơ lớn đối với chứng bốc hỏa, do đó, chị em nên chú ý kiểm soát tâm trí tốt để không rơi vào trạng thái này. Hãy dành thời gian để làm những điều bạn yêu thích, cho dù đó là thư giãn với một cuốn sách hay theo đuổi một sở thích cá nhân. Những hoạt động này sẽ giúp bạn giải quyết những căng thẳng của cuộc sống và đem lại khả năng phục hồi thể chất tốt hơn.
Luôn chuẩn bị sẵn nước lọc để nhâm nhi
Tất nhiên là chị em đã luôn được nghe về sự cần thiết của nước đối với các chức năng của cơ thể. Tuy nhiên đối với chứng bốc hỏa, hơn cả những lợi ích tuyệt vời đã biết, nhâm nhi một ly nước mát còn có thể là phương pháp hữu hiệu để hạ hỏa tức thời cho bạn. Do đó, hãy đảm bảo rằng bạn luôn mang theo một chai nước bên mình để có thể “cứu hỏa” kịp thời lúc nguy cấp!
Ăn rau xanh và trái cây
Chị em nên cố gắng ăn rau và trái cây mỗi ngày để thanh nhiệt cơ thể và bổ sung đủ các loại vitamin cần thiết. Các loại rau có màu xanh đậm như rau bina, cải xoăn và cải thìa không chỉ hiệu quả trong việc làm giảm nhẹ tình trạng bốc hỏa mà còn giúp tăng cường trí nhớ và cải thiện các chức năng tâm thần khác.
Bên cạnh đó, bạn nên hướng đến chế độ ăn nói không với thực phẩm chế biến sẵn. Hãy lựa chọn thực phẩm hữu cơ bất cứ khi nào có thể để tránh chất bảo quản, thuốc trừ sâu, hormone và các chất khác gây phá vỡ sự cân bằng hormone.
Nói không với chất kích thích
Nếu bạn là người hút thuốc hay nghiện rượu bia, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ cần thiết để cai rượu bia và thuốc lá. Trung bình, phụ nữ dùng chất kích thích sẽ phải trải qua các triệu chứng bốc hỏa nghiêm trọng hơn những người không sử dụng. Bên cạnh đó, bạn còn phải đối mặt với nhiều bệnh tật nguy hiểm khác nếu cứ mãi gắn bó với những chất độc hại này. Không bao giờ là quá muộn để bỏ thuốc lá hay rượu bia, vì vậy, hãy bắt đầu ngay hôm nay.
Tăng cường vận động
Ngay cả khi bạn có gặp vấn đề béo phì hay không thì việc tập thể dục thường xuyên là vô cùng cần thiết để duy trì cơ thể khỏe mạnh. Không chỉ giúp kiểm soát tình trạng bốc hỏa, tập luyện đều đặn còn giúp chị em giải tỏa căng thẳng, giảm nguy cơ loãng xương đáng kể và dễ dàng ngon giấc hơn vào ban đêm.
Tránh môi trường quá nóng
Vì nhiệt độ môi trường có thể ảnh hưởng đến mức độ thường xuyên và nghiêm trọng của các cơn bốc hỏa, nên việc giữ cho môi trường và cơ thể bạn mát mẻ có thể hữu ích. Để tránh quá nóng, hãy thử các mẹo sau:
- Giữ nhiệt độ phòng mát mẻ bằng máy điều hòa nhiệt độ.
- Tăng cường lưu thông không khí bằng quạt hoặc cửa sổ đang mở.
- Mặc quần áo nhiều lớp để có thể cởi bỏ bớt khi bạn bắt đầu thấy nóng.
- Thở chậm và sâu – được gọi là hô hấp theo nhịp độ – khi bạn cảm thấy một cơn bốc hỏa bùng phát.
Liệu pháp hormone
Liệu pháp hormone (HRT) là phương pháp hiệu quả để kiểm soát chứng bốc hỏa ở mức độ nghiêm trọng do nguyên nhân rối loạn nội tiết tố. Bằng cách bổ sung estrogen để cân bằng lượng estrogen trong cơ thể, HRT sẽ giúp chị em kiểm soát các triệu chứng mãn kinh nói chung và chứng bốc hỏa lên mặt nói riêng.
Thông thường, estrogen thường được dùng cùng với progestin để giảm nguy cơ phát triển ung thư nội mạc tử cung. Nó có thể được dùng bằng thuốc viên, kem/gel bôi âm đạo, hoặc miếng dán. Bác sĩ sẽ cân nhắc các yếu tố nguy cơ để quyết định xem liệu HRT có phải ứng cử viên tiềm năng cho bạn hay không. Nhiều phụ nữ sẽ không thể dùng HRT bởi nguy cơ ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung, bệnh tim mạch, đột quỵ hoặc huyết khối. (đọc thêm: thuốc tăng nội tiết tố nữ estrogen – dùng sao cho đúng)
Thuốc kê đơn
Một số loại thuốc kê đơn có thể được chỉ định để giúp những phụ nữ kiểm soát cơn bốc hỏa lên mặt, mặc dù chúng không được phát triển trực tiếp cho mục đích này. Chẳng hạn như Gabapentin và pregabalin – thường được dùng để chống co giật do thần kinh, hay thuốc chống trầm cảm venlafaxine, fluoxetine và paroxetine cũng đã được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị các cơn bốc hỏa.
Tuy đây không phải liệu pháp hiệu quả nhất để kiểm soát triệu chứng bốc hỏa nhưng nó có thể áp dụng cho những phụ nữ không thể sử dụng hormone. Các tác dụng phụ phổ biến của những thuốc trên bao gồm buồn nôn, táo bón, tăng cân, khô miệng hoặc rối loạn chức năng tình dục.
Đẩy lùi bốc hỏa bằng Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh
Có thể thấy, thuốc hay liệu pháp hormone không phải là giải pháp lý tưởng có thể thực hiện lâu dài để kiểm soát bốc hỏa bởi những nguy cơ và tác dụng phụ mà chúng đem lại. Nếu chị em đang trăn trở tìm một phương pháp vừa an toàn lại hiệu quả để đẩy lùi chứng bốc hỏa thì Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh có thể là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn!
Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh là thành quả sau nhiều nỗ lực nghiên cứu nhằm đưa đến cho chị em một giải pháp an toàn từ thảo dược để kiểm soát chứng bốc hỏa nói riêng và các triệu chứng tiền mãn kinh nói chung. Điểm sáng của sản phẩm chính là ở thành phần Cao khô Sâm tố nữ – chứa 17 hoạt chất có tác dụng tương tự estrogen, trong đó, hoạt chất Miroestrol và Deoxymiroestrol trong Sâm tố nữ có hoạt lực mạnh gấp 10.000 lần phytoestrogen trong mầm Đậu nành. Nhờ vậy, sản phẩm có công dụng:
- Giúp giảm nhanh các triệu chứng tiền mãn kinh như bốc hỏa, mất ngủ, da khô nhăn, loãng xương.
- Cải thiện sinh lý rõ rệt như tăng ham muốn, tăng tiết dịch.
- Giúp trẻ hóa làn da và săn chắc ngực.
- Thanh nhiệt mạnh, giải độc, chống bốc hỏa.
Với thành phần gần như 100% từ thảo dược, Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh vô cùng an toàn khi sử dụng lâu dài, sản phẩm không hề gây tăng cân và giữ nước như một số thực phẩm được quảng cáo với công dụng tương tự trên thị trường. Do đó, chị em có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng sản phẩm.
Tài liệu tham khảo
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hot-flashes/diagnosis-treatment/drc-20352795
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/327481#managing-hot-flashes