Theo thống kê của các bác sĩ sản khoa, có tới 80% phụ nữ rơi vào tình trạng rối loạn nội tiết tố sau sinh. Đó cũng là nguyên nhân khiến nhiều chị em sau sinh gặp phải tình trạng suy nhược, mệt mỏi, sạm da và nhiều vấn đề khác. Vậy việc bổ sung estrogen sau sinh có cần thiết không, làm thế nào để bổ sung estrogen cho an toàn và hiệu quả. Bài viết sau đây sẽ giúp chị em giải đáp những câu hỏi này.
Mục lục
1. Tại sao cần bổ sung estrogen cho phụ nữ sau sinh?
1.1. Tìm hiểu chung về estrogen
Estrogen là hormon có vai trò vô cùng quan trọng với chị em phụ nữ, nhất là sau một quá trình sinh nở đầy khó khăn, giúp chị em duy trì vóc dáng, ngoại hình, sức khỏe sinh lý và tâm lý.
Estrogen có nguồn gốc chủ yếu từ buồng trứng. Trong quá trình mang thai, một phần nhỏ estrogen được sản xuất từ nhau thai. Sau quá trình sinh nở, buồng trứng bước sang giai đoạn nghỉ ngơi, khiến lượng estrogen nội sinh của cơ thể bị suy giảm. Xem đầy đủ: Estrogen có vai trò gì?
1.2. Estrogen thay đổi như thế nào sau sinh?
Vừa nhận được niềm vui khi đón chờ em bé ra đời sau quá trình mang nặng đẻ đau đầy vất vả, chị em phụ nữ lại đối mặt với những vấn đề về tâm lý, ngoại hình và sức khỏe do sự rối loạn nội tiết tố sau sinh gây ra. Trong những ngày đầu sau sinh, những thay đổi về nội tiết tố bao gồm:
- Ngay sau khi trẻ ra đời và lấy bánh rau ra khỏi cơ thể người mẹ, lượng estrogen và progesteron sụt giảm nhanh chóng. Thay vào đó, nồng độ oxytocin lập tức đạt đỉnh để bù trừ cho sự sụt giảm trên. Những thay đổi này làm ảnh hưởng nhiều đến tâm sinh lý chị em.
- Prolactin – hormone có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất sữa tăng nhanh.
Ở những tuần tiếp theo, các hormone trong cơ thể tiếp tục có sự biến đổi. Điển hình là sự tăng tiết adrenalin gây ra tình trạng mất ngủ thường xuyên và cảm xúc thay đổi thất thường.
Đến tuần thứ 6 sau sinh, các biểu hiện về tâm lý trở nên rõ rệt hơn do nội tiết tố trong cơ thể tiếp tục thay đổi. Nhiều phụ nữ có thể gặp tình trạng trầm cảm sau sinh ở giai đoạn này, không muốn tiếp xúc với người khác và có những suy nghĩ tiêu cực. Hiện nay, tỉ lệ trầm cảm sau sinh đang có xu hướng tăng lên đáng báo động. Và một trong những nguyên nhân chính của thực trạng này là sự thiếu hụt estrogen.
3 tháng sau sinh, các bà mẹ đã dần quen với công việc chăm sóc con cái, nội tiết tố cũng đang dần trở về bình thường. Tuy nhiên, lượng cortisol nội sinh vẫn tiếp tục tăng do những căng thẳng gặp phải trong quá trình chăm con và từ cuộc sống hàng ngày. Ngược lại, nồng độ serotonin và melatonin lại tiếp tục giảm do tình trạng mất ngủ hay ngủ không đủ giấc gây nên.
Sau 6 tháng, nồng độ estrogen và progesteron trở về mức bình thường như trước khi mang thai. Đồng nghĩa với nó là sự quay trở lại của kinh nguyệt và những thay đổi của các hormone này theo mỗi chu kỳ kinh. Nồng độ prolactin giảm làm ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa. Đây là một nguyên nhân mà các chị em cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu nên bắt đầu cho con ăn bổ sung từ tháng thứ 6.
Như vậy, nổi bật trong sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ sau sinh là sự thiếu hụt estrogen. Tuy chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong cơ thể nhưng sự thiếu hụt hormone này gây ra rất nhiều vấn đề sức khỏe cho các chị em. Hãy cùng tìm hiểu tiếp để xem những vấn đề này là gì nhé.
Đọc thêm: Thiếu hụt estrogen sau sinh do đâu?
1.3. Biểu hiện của sự thiếu hụt estrogen sau sinh
Sự thiếu hụt estrogen sau sinh gây ra nhiều thay đổi về ngoại hình, tâm lý và nhiều vấn đề sức khỏe khác khiến chị em phụ nữ gặp nhiều phiền toái. Những dấu hiệu cảnh báo tình trạng rối loạn nội tiết tố nữ bao gồm:
- Da khô
- Da giảm khả năng đàn hồi, nhăn nheo, thiếu sức sống
- Trên da xuất hiện nhiều vết nám, tàn nhang
- Xuất hiện mụn nội tiết
- Rụng tóc nhiều
- Mất ngủ thường xuyên, trằn trọc khó ngủ, ngủ không sâu giấc
- Cơ thể suy nhược, mệt mỏi kéo dài, không giảm ngay cả khi nghỉ ngơi
- Dễ cáu gắt, tâm trạng thay đổi thất thường. Rất nhiều trường hợp thiếu hụt estrogen dẫn đến trầm cảm sau sinh, có thể gây những hậu quả nguy hiểm
- Có thể xuất hiện nhịp tim nhanh, hồi hộp trống ngực
- Thay đổi vóc dáng do tình trạng tích mỡ cơ thể, vòng 1 kém săn chắc trong khi vòng 2 lại đầy đặn hơn
- Tăng cân khó kiểm soát
- Âm đạo khô, dễ bị viêm nhiễm
- Rối loạn kinh nguyệt
- Giảm ham muốn
Như vậy, sự thiếu hụt estrogen gây ra nhiều khó chịu cho các bà mẹ sau sinh cả về tâm lý lẫn ngoại hình và nhiều vấn đề sức khỏe. Vậy nên, việc bổ sung estrogen sau sinh là vô cùng quan trọng. Xem đầy đủ: Cách nhận biết thiếu hụt estrogen
2. Hướng dẫn các cách bổ sung estrogen sau sinh?
Việc bổ sung estrogen tự nhiên, không sử dụng thuốc là cách làm vừa an toàn lại hiệu quả. Sau đây là những cách giúp cân bằng nội tiết tố mà chị em nên tham khảo.
2.1. Tăng cường các thực phẩm giàu estrogen
Qua các nghiên cứu đã chỉ ra trong thực phẩm có một hoạt chất có tác dụng tương tự estrogen nội sinh của cơ thể có tên gọi là “phytoestrogen”. Bởi vậy, chị em phụ nữ nên ưu tiên lựa chọn các loại thực phẩm có thành phần giàu phytoestrogen để bổ sung estrogen sau sinh.
Các chị em có thể lựa chọn những thực phẩm chứa hàm lượng estrogen cao sau:
- Các loại hạt: hạt mè (cả mè trắng và mè đen), hạt đỗ xanh, hạt dẻ cười, hạt lanh,…
- Trái cây: xoài, đào, mận, dâu tây, dưa hấu, quả mâm xôi, cherry,…
- Các loại rau củ: rau bắp cải, rau cải xoăn, bông cải xanh, khoai lang,…
- Hải sản: tôm, hến, trai, hàu, cá chích, cá hồi,…
- Chị em phụ nữ sau sinh cũng nên bổ sung trong thực đơn hàng ngày các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như các loại thực phẩm giàu vitamin C hay sữa chua,…
Bên cạnh đó, chị em cũng nên cẩn thận trong lựa chọn các loại thực phẩm, tránh sử dụng các loại đồ ăn, thức uống ảnh hưởng đến việc bổ sung estrogen sau sinh như:
- Các loại chất kích thích và đồ uống có cồn như: trà đặc, cà phê, bia, rượu, thuốc lá,…
- Các thực phẩm cay nóng: ớt, hạt tiêu, gừng, hành, tỏi,…
- Các đồ ăn nhiều dầu mỡ: các thức ăn nhanh, đồ chiên rán,…
☛ Đọc thêm: Các loại thực phẩm giàu estrogen
2.2. Ngủ đúng và đủ giấc
Khi ngủ là khoảng thời gian cơ thể kích thích quá trình tự sản sinh estrogen nội sinh. Không chỉ vậy, giấc ngủ còn tạo điều kiện cho các cơ quan bộ phận được nghỉ ngơi để chuẩn bị cho một ngày mới tràn đầy năng lượng.
Chính vì thế, mặc dù việc chăm sóc con sau sinh chưa bao giờ hết vất vả nhưng bạn cũng cần ngủ đủ từ 7-8 tiếng. Hãy tranh thủ những lúc con ngủ và cùng san sẻ những vất vả ấy với chồng và những người thân trong gia đình.
2.3. Tránh stress, suy nghĩ theo hướng tích cực
Như đã nói, công việc chăm con và còn nhiều vấn đề khác trong cuộc sống dễ khiến các bà mẹ bỉm sữa cảm thấy áp lực, căng thẳng. Khi để tình trạng stress kéo dài xảy ra, đây sẽ là nguyên nhân hàng đầu dẫn ức chế sản xuất estrogen nội sinh từ đó gây rối loạn và thiếu hụt nội tiết tố nữ.
Các chị em hãy tập cho mình thói quen suy nghĩ theo hướng tích cực, lạc quan. Tâm sự cùng chồng, gia đình và bạn bè để nhận được sự động viên và những lời khuyên cũng là cách rất hiệu quả để giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi. Đọc thêm: Dấu hiệu stress do thiếu estrogen
2.4. Xây dựng chế độ luyện tập, thể dục thể thao khoa học
Việc vận động thường xuyên không chỉ giúp kích thích cơ thể sản sinh estrogen nội sinh mà còn là cách làm tinh thần thoải mái hơn, nâng cao sức khỏe.
Hãy luyện tập thể dục đều đặn, tối thiểu 30 phút mỗi ngày. Lựa chọn cho mình những bài tập nhẹ nhàng; không nên luyện tập quá sức trong thời gian quá dài với các bài tập nặng vì dễ gây phản tác dụng. Chị em nên tham khảo những môn tập làm giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi và giúp tâm tĩnh lặng như Yoga hay Thiền.
>>> Tham khảo thêm: Sau sinh có uống được sâm tố nữ không?
3. Những lưu ý bổ sung estrogen cho phụ nữ sau sinh?
Tuy việc bổ sung estrogen là cần thiết, nhưng khi sử dụng những thực phẩm hay thực phẩm chức năng bổ sung estrogen, chị em cũng cần lưu ý những điểm sau đây:
Nếu bổ sung estrogen không đúng chỉ định trong thời gian dài có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm như: quá sản nội mạc tử cung làm tăng nguy cơ ung thư tử cung, các bệnh lý liên quan đến tuyến vú như cương vú, ung thư vú, các bệnh huyết khối, tăng huyết áp,… Theo tư vấn từ các chuyên gia, có sự liên quan giữa nồng độ estrogen trong máu và ung thư vú.
Bởi vậy, chị em cần bổ sung estrogen sao cho an toàn, hiệu quả và nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ.
Estrogen tốt cho quá trình tạo xương, phòng tránh loãng xương hiệu quả. Nhưng ở lứa tuổi đang phát triển (dưới 20 tuổi) hormon này lại rút ngắn thời gian cốt hóa của xương nên khó cao lên được.
☛ Xem thêm: 11 cách bổ sung estrogen cho chị em
4. Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh – thực phẩm chức năng bổ sung estrogen sau sinh
Hiện nay có rất nhiều sản phẩm bổ sung estrogen trên thị trường. Trong số đó, với các chiết xuất từ thiên nhiên, Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh đang là thực phẩm chức năng bổ sung estrogen đang được nhiều chị em tin dùng.
Sâm tố nữ được biết đến với tác dụng bổ sung estrogen mạnh nhất trong các loại thảo dược, gấp 1000 – 10000 lần tác dụng của đậu nành. Có được khả năng đó là nhờ sự có mặt của Isoflavone. Đây là hoạt chất có cấu trúc không gian đặc biệt, khi vào cơ thể mang đến tác dụng tương tự estrogen. Bên cạnh đó, trong Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh còn có các thành phần khác giúp kích thích cơ thể tự sản sinh nội tiết tố như vitamin A, L-arginine,…
Ưu điểm nổi bật khi lựa chọn bổ sung estrogen bằng thực phẩm chức năng Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh là nhờ chiết xuất từ thiên nhiên – Isoflavone. Mặc dù tác dụng tương tự như estrogen nhưng nó hoàn toàn không phải estrogen và do đó không làm tăng nồng độ estrogen trong máu, từ đó tránh được nguy cơ gây ung thư cổ tử cung, ung thư vú,…
Ngoài tác dụng bổ sung estrogen, Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh còn chứa các loại thảo dược quý khác như Nữ lang, Hồng sâm loại 1 từ Hàn Quốc, Nhung hươu bắc cực giúp cải thiện giấc ngủ rõ rệt, tăng sự dẻo dai cho cơ thể và làm da dẻ chị em thêm hồng hào.
Lời kết:
Estrogen thảo dược là bước tiến mới trong bổ sung estrogen sau sinh. Nhờ chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên nên đây là cách hết sức hiệu quả và an toàn cho chị em phụ nữ. Tuy nhiên, trước khi lựa chọn một loại estrogen thảo dược nào, cần tham khảo kĩ những thông tin về sản phẩm cũng như nguồn gốc xuất xứ rõ ràng