Những thay đổi trong cơ thể của bạn vào những năm xung quanh thời kỳ mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ mắc một số vấn đề sức khỏe. Mức estrogen thấp và những thay đổi khác liên quan đến lão hóa có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim , đột quỵ và loãng xương,…
Mục lục
Tiền mãn kinh – Thời kì mọi phụ nữ phải trải qua
Thời kỳ tiền mãn kinh thường được các chuyên gia đồng ý rằng là thời kì diễn ra trước khi mãn kinh thực sự, biểu hiện bên ngoài là chu kì kinh không đều do buồng trứng suy giảm chức năng.
Phụ nữ thường bước vào giai đoạn tiền mãn kinh ở độ tuổi 45 đến 55 và nó sẽ diễn ra trung bình từ 3 đến 4 năm. Tuy nhiên nhiều phụ nữ có giai đoạn tiền mãn kinh rất ngắn, chỉ một vài tháng, nhưng cũng nhiều phụ nữ lại kéo dài tới cả thập kì.
Trong thời kì tiền mãn kinh, mức độ estrogen (nội tiết tố nữ chính trong cơ thể phụ nữ) biến thiên rất khó lường. Nồng độ hormone này lúc lên rất cao, lúc lại xuống rất thấp, rối loạn khó lường. Cho đến trước khi mãn kinh vài tháng đến 1 năm, nó mới đột ngột suy giảm mạnh. Hiện tượng biến thiên hormone này dẫn tới một loạt các triệu chứng tiền mãn kinh ở người phụ nữ và làm họ có nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính.
Tiền mãn kinh và những bệnh thường gặp
Bệnh tim
Trước 55 tuổi, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn nam giới. Vì ở giai đoạn này, estrogen giúp cơ thể duy trì sự cân bằng lành mạnh giữa cholesterol tốt và xấu.
Bước vào tuổi tiền mãn kinh, khi estrogen rối loạn, cholesterol bắt đầu tích tụ trên thành động mạch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và xơ vữa động mạch. Những năm 70 tuổi, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tim cao ngang với nam giới.
Đột quỵ
Sau 55 tuổi, phụ nữ có nguy cơ bị đột quỵ tăng gấp 2 lần sau mỗi 10 năm. Nguyên nhân của vấn đề này cũng là do sự rối loạn và suy giảm estrogen.
Estrogen được cho là có tác dụng bảo vệ hệ thần kinh rất mạnh mẽ. Khi estrogen suy giảm, các tác dụng bảo vệ này không còn nữa, phụ nữ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn.
Tiểu không tự chủ
Khi nội tiết tố nữ estrogen rối loạn, niệu đạo và hệ thống tiệt niệu của người phụ nữ sẽ bị suy yếu đi. Hậu quả là gần 1/2 phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh gặp chứng tiểu không tự chủ.
Tiểu không tự chủ là tình trạng ngẫu nhiên giải phóng nước tiểu trong khi cười, ho, hắt hơi hoặc khi thực hiện một số động tác cần nhiều lực. Điều này khiến nhiều phụ nữ phải sử dụng đến băng vệ sinh và làm tăng khả năng mắc các bệnh phụ khoa, như: nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng bàng quang, nấm âm đạo,…
Loãng xương
Hệ thống cơ xương của chúng ta, dưới sự điều chỉnh của estrogen, luôn nhịp nhàng thực hiện quá trình tái tạo – phá hủy, giúp xương phát triển và chắc khỏe.
Khi estrogen rối loạn và suy giảm trong thời kì tiền mãn kinh, quá trình phá hủy xương sẽ diễn ra nhanh hơn, trong khi quá trình tái tạo xương vẫn giữ tốc độ như cũ. Điều này gây ra tình trạng mất mật độ xương, khiến xương trở nên giòn, xốp, dễ gãy. Quá trình này diễn ra âm thầm, không có triệu chứng gì đặc hiệu. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, các hậu quả của loãng xương là rất nặng nề, như: gãy lún cột sống, cong xương, cong ống chân, cong vẹo cột sống, giảm chiều cao,…
Mắc các bệnh phụ khoa
Estrogen có tác dụng rất lớn với hệ thống sinh của người phụ nữ. Khi hormone này mất cân bằng, nó sẽ gây ra những thay đổi trong hệ thống:
- Thành âm đạo trở nên mỏng hơn, khô, teo, kém đàn hồi;
- Mất trương lực ở cơ mu, dẫn đến sa âm đạo, tử cung hoặc bàng quang;
- Nguy cơ nhiễm nấm âm đạo, viêm âm đạo, nhiễm trùng đường tiểu,… tăng lên.
Tất cả những điều này làm việc quan hệ vợ chồng trở nên đau đớn, khó đạt khoái cảm và suy giảm ham muốn tình dục ở người nữ. Lâu dần, đây có thể là nguyên nhân đe dọa hạnh phúc gia đình.
Trầm cảm
Tiền mãn kinh là một trong nhiều giai đoạn khó khăn của người phụ nữ, cả về thể chất lẫn tinh thần. Giai đoạn này, phụ nữ rất dễ bị trầm cảm mà không hề hay biết. Thống kê cho thấy, rối loạn trầm cảm hiện diện ở 20% phụ nữ và tỷ lệ này ngày càng tăng trong giai đoạn xung quanh tuổi mãn kinh của người phụ nữ.
Nguyên nhân gây ra trầm cảm tuổi mãn kinh chính là do sự rối loạn của nội tiết tố estrogen. Estrogen có mặt ở khắp mọi nơi trong cơ thể, bao gồm cả não. Một trong những vai trò của estrogen là ngăn chặn giáng hóa của serotonin, một chất hạnh phúc. Khi estrogen suy giảm, serotonin cũng suy giảm theo, dẫn đến việc phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn với các hormone stress, họ dễ gặp các cơn lo âu và hoảng loạn hơn, lâu dần có thể dẫn tới trầm cảm.
Trầm cảm là một căn bệnh nguy hiểm, nó là những sự thay đổi vật lý thực tế trong não, làm ảnh hưởng đến cơ thể, khí sắc, hành vi, tình cảm và tư duy của người bệnh. Trầm cảm kéo dài, sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó làm việc, khó vui vẻ, thậm chí dẫn họ đến với ý định tự tử. Xem đầy đủ: Tâm lý phụ nữ tiền mãn kinh
Bệnh về khớp
Có rất nhiều dữ liệu cho thấy, thời kỳ tiền mãn kinh phụ nữ có nguy cơ cao mắc các bệnh khớp mãn tính, như: bệnh lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp… Ngoài ra, hơn 50% phụ nữ tiền mãn kinh cũng thường trải qua những những cơn đau khớp ở mức độ khác nhau, nhưng họ không tìm được nguyên nhân rõ ràng.
Giải thích cho vấn đề này, các chuyên gia cho rằng, ở giai đoạn trước đó, estrogen giúp ngăn ngừa tình trạng viêm xảy ra ở các khớp. Khi mất cân bằng nội tiết tố xảy ra trong thời kỳ tiền mãn kinh, tình trạng viêm có thể tăng lên, làm tăng nguy cơ đau khớp và mắc các bệnh về viêm xương khớp.
Xem thêm: Đau nhức tuổi mãn kinh
Đau nửa đầu
Nếu phụ nữ có tiền sử đau nửa đầu thì khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, chứng bệnh này sẽ trở nên trầm trọng hơn. Nguyên nhân cũng chính là do sự rối loạn estrogen làm ảnh hưởng tới não bộ.
Bệnh đau nửa đầu gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống, cho tới nay chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn. Các phương pháp hiện có chỉ nhằm mục đích giảm tần suất cơn đau, giảm cường độ, giảm số giờ đau và giảm các triệu chứng kèm theo.
Mất ngủ
Tuổi tiền mãn kinh, phụ nữ còn có nguy cơ cao bị rối loạn giấc ngủ, với các biểu hiện là: khó ngủ, ngủ không ngon giấc, mất ngủ, tỉnh dậy vào giữa đêm và không thể ngủ lại,…
Nguyên nhân sâu xa của vấn đề chính là do estrogen mất cân bằng. Estrogen rối loạn làm cơ thể giảm khả năng sản xuất và hấp thụ magie – một khoáng chất giúp thư giãn cơ bắp, khiến bạn chìm vào giấc ngủ dễ dàng. Cơ bắp co cứng cộng với các triệu chứng bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm sẽ làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.
Rối loạn giấc ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nó còn có thể dẫn tới các vấn đề sức khỏe như: tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2, bệnh béo phì, bệnh tim mạch, rối loạn huyết áp, tăng nguy cơ đột tử trong đêm,…
Bảo vệ sức khỏe thời kì tiền mãn kinh
Không hút thuốc
Tránh xa thuốc lá là một trong những bước quan trọng để bạn khỏe mạnh hơn. Bởi hút thuốc làm tổn hại sức khỏe của bạn theo nhiều cách, một trong số đó là làm rối loạn hệ thống nội tiết, làm hỏng hệ thống cơ xương khớp và gây ra 12 loại ung thư ở phụ nữ.
Chăm sóc sức khỏe răng miệng
Bạn hãy xỉa, chải răng, và gặp nha sĩ định kì. Sức khỏe răng miệng là điều cực kì quan trọng. Nếu răng của bạn đau, yếu, nó có thể dẫn đến dinh dưỡng kém, thậm chí làm bạn có nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ cao hơn.
Hoạt động thể chất mỗi ngày
Mỗi ngày, bạn nên dành ít nhất 30 phút để hoạt động thể chất. Đây là một trong những cách tốt nhất để bạn gìn giữ được sức khỏe. Thể dục thể thao giúp hệ thống nội tiết của bạn hoạt động ổn định hơn, bảo vệ sức khỏe xương, tim và giúp bạn cải thiện tâm trạng.
Bạn không cần tập những bài tập phức tạp, chỉ cần đi bộ hay vài động tác yoga cũng giúp ích rất nhiều.
Chế độ dinh dưỡng cân bằng
Một chế độ dinh dưỡng cân bằng giữa các nhóm thực phẩm là điều kiện tiên quyết để có một sức khỏe tốt. Bạn nên một chế độ ăn uống lành mạnh giàu ngũ cốc, protein từ thịt nạc, rau và trái cây. Giảm hoặc tránh chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Thay vào đó, sử dụng chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa lành mạnh.
Song song với đó, bạn nên chú ý tới các nhóm thực phẩm giàu phytoestrogen, như: đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành, các loại rau họ cải, các loại rau biển, các loại cá béo… (Tìm hiểu thêm: Thực đơn cho phụ nữ tiền mãn kinh)
Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất
Thời kì tiền mãn kinh tới sau mãn kinh, phụ nữ cần lưu ý bổ sung thêm một số loại vitamin và khoáng chất để ngăn ngừa bệnh. Chẳng hạn như:
- Phụ nữ trên 50 tuổi cần 2,4 microgam vitamin B12 và 1,5 miligam vitamin B6 mỗi ngày.
- Sau khi mãn kinh, nhu cầu canxi tăng lên để duy trì sức khỏe của xương. Các bác sĩ khuyên rằng phụ nữ 51 tuổi trở lên nên uống 1.200 miligam canxi mỗi ngày.
- Vitamin D cũng rất quan trọng đối với sức khỏe của xương. Các bác sĩ cũng khuyến nghị phụ nữ 51 đến 70 nên bổ sung 600 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D mỗi ngày và phụ nữ từ 71 tuổi trở lên nên bổ sung 800 IU vitamin D mỗi ngày.
Hãy hỏi bác sĩ và những người có chuyên môn về việc bổ sung các loại vitamin này.
Tình dục an toàn
Thời kì tiền mãn kinh, dù cho quá trình rụng trứng diễn ra thất thường nhưng bạn vẫn có khả năng mang thai. Hơn thế nữa, giai đoạn này, do thành âm đạo mỏng và âm đạo khô hơn, bạn còn có nguy cơ bị lây nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục (STDs) cao hơn. Vì thế, hãy thực hành tình dục an toàn để tránh mang thai ngoài ý muốn và ngăn ngừa STDs.
Thử các sản phẩm thảo dược
Bước vào giai đoạn tiền mãn kinh cho tới sau này, các chuyên gia cũng khuyên phụ nữ nên chủ động dùng thêm các sản phẩm chứa phytoestrogen (estrogen thảo dược) để giúp cơ thể duy trì đủ lượng estrogen cần thiết cho cơ thể.
Trong các sản phẩm có trên thị trường, hiện nay Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh đang là sản phẩm được rất nhiều chị em tin tưởng sử dụng. Bởi:
- Đây là sản phẩm duy nhất có chứa chiết xuất phytoestrogen từ củ Sâm Tố Nữ, có tác dụng lớn gấp 10000 lần các phytoestrogen có trong đậu nành;
- Là sản phẩm DUY NHẤT được chuyển giao quy trình chiết xuất Sâm Tố nữ của Viện Hóa Học – Viện hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam;
- Thành phần 100% từ thảo dược thiên nhiên nên không gây bất cứ tác dụng phụ nào và có thể sử dụng lâu dài.
Tìm hiểu thêm về sản phẩm: TẠI ĐÂY
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Tất cả phụ nữ nên kiểm tra sức khỏe định và kiểm tra sàng lọc trong suốt cuộc đời. Một số xét nghiệm kiểm tra nên tiến hành là:
- Chụp quang tuyến vú thường xuyên sau 50 tuổi đến 75 tuổi;
- Xét nghiệm Pap và HPV ngay cả sau khi mãn kinh;
- Đo chiều cao thường xuyên để phát hiện mất chiều cao do mất xương;
- Xét nghiệm máu, nước tiểu và các xét nghiệm khác để sàng lọc nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim;
- Các xét nghiệm, kiểm tra khác mà bác sĩ khuyến làm;
Ngoài ra, bạn nên hỏi thêm bác sĩ về các mũi tiêm phòng một số bệnh như: cúm, viêm phổi, bệnh zona,…