Mất cân bằng nội tiết tố nữ có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới cả thể chất lẫn tinh thần, và một trong số đó là gây suy nhược thần kinh. Vậy suy nhược thần kinh là gì? Có nguy hiểm hay không? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Mục lục
Thế nào là suy nhược thần kinh?
Suy nhược thần kinh (Neurasthenia) là một thuật ngữ được sử dụng từ thế kỉ 19 bởi bác sĩ thần kinh học GM Beard. Ông định nghĩa thuật ngữ này là một tình trạng y tế với các triệu chứng mệt mỏi, lo lắng, bất lực, đau đầu, đau dây thần kinh và trầm cảm; nó xảy ra do cạn kiệt nguồn năng lượng dự trữ của hệ thần kinh trung ương, và tình trạng này là do đô thị hóa và môi trường kinh doanh.
Ngày nay, cộng đồng y tế không còn sử dụng thuật ngữ này nữa và không coi đây là một thuật ngữ y tế hay một bệnh tâm thần cụ thể. Tuy nhiên, nó vẫn được nhiều bác sĩ sử dụng để mô tả các triệu chứng của sự đau khổ về tinh thần và cảm xúc. Nó thường được coi là giai đoạn mà một người bị căng thẳng về thể chất và cảm xúc, khiến họ không thể chịu đựng được và suy giảm khả năng hoạt động hiệu quả.
Nhận diện
Suy nhược thần kinh không có bất kỳ triệu chứng xác định nào, nó phụ thuộc vào vấn đề sức khỏe tiềm ẩn của một người và cách người đó thường trải qua căng thẳng. Đặc điểm chính dễ thấy của suy suy nhược thần kinh là các triệu chứng rất dữ dội và khiến người bệnh rất khó hoạt động bình thường.
Dưới đây là 21 triệu chứng thường thấy để nhận diện suy nhược thần kinh:
- Cảm thấy lo lắng, chán nản, hay khóc hoặc cáu kỉnh
- Cảm thấy kiệt sức về tình cảm và thể chấtm
- Dễ bị kích động và căng cơ
- Ngủ quá nhiều hoặc quá ít
- Đau nhức toàn thân không rõ nguyên nhân
- Run rẩy
- Cảm thấy bất lực, tuyệt vọng và tự ti
- Di chuyển hoặc nói chậm hơn bình thường
- Rút lui hoặc tránh các tình huống xã hội thông thường
- Thường xuyên bị ốm
- Bỏ bê hoặc quên ăn uống
- Thiếu động lực và sự quan tâm đến người xung quanh, các sự việc trong cuộc sống
- Gặp khó khăn trong việc hòa nhập hoặc bao dung với người khác
- Suy giảm hoặc mất hứng thú tình dục
- Gặp khó khăn trong việc suy nghĩ, tập trung hoặc ghi nhớ
- Có các dấu hiệu vật lý về phản ứng stress, chẳng hạn như khô miệng, đổ mồ hôi dù không có tình huống căng thẳng
- Có các triệu chứng tim mạch, như nhịp tim đập nhanh hoặc rối loạn bất thường
- Bị nhiễm trùng thường xuyên, vết thương lâu lành
- Thay đổi cảm giác thèm ăn và cân nặng
- Có vấn đề về tiêu hóa
- Có ý nghĩ tự tử hoặc nghĩ về việc làm hại bản thân
Ngoài ra, một số người còn có thể liên gặp ảo giác, hoang tưởng, ảo tưởng và thiếu sáng suốt.
Lưu ý: Các dấu hiệu khác nhau ở mỗi người và phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản.
Vì sao mất cân bằng nội tiết có thể gây suy nhược thần kinh?
Về cơ bản, bất cứ điều gì gây căng thẳng hơn mức bình thường mà cơ thể bạn không thể xử lý được đều có thể dẫn đến suy nhược thần kinh. Chẳng hạn như:
- Xung đột với đồng nghiệp tại nơi làm việc hay người thân trong nhà
- Trải qua các sự kiện đau buồn, mất mát, chẳng hạn như người thân qua đời
- Mất việc làm, mất nguồn thu nhập, mất quan hệ
- Làm công việc áp lực cao
- Có vấn đề nghiêm trọng với sức khỏe, mắc bệnh mãn tính
- Bị phân biệt chủng tộc
- .v.v.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cơ thể bạn không thể xử lý được các sự kiện căng thẳng, và một trong số đó là do sự mất cân bằng nội tiết tố nữ.
Như chúng ta đã biết, cortisol là một hormone steroid được sản xuất bởi tuyến thượng thận và còn được gọi là hormone căng thẳng. Khi bạn bị căng thẳng, thông qua sự kết hợp của các tín hiệu thần kinh và hệ thống nội tiết tố, cortisol sẽ được giải phóng một lượng lớn để giúp bạn đối phó với stress. Khi mối đe dọa đã qua đi, mức độ hormone này sẽ trở lại bình thường.
Khi nội tiết tố nữ bị mất cân bằng (tăng quá cao hoặc giảm quá thấp), việc sản xuất cortisol sẽ bị ảnh hưởng:
Nếu bạn không có đủ progesterone và estrogen để sản xuất cortisol, bạn có thể bị thiếu hụt hormone này, khiến cơ thể khó đối phó với căng thẳng và gây ra nhiều triệu chứng suy nhược thần kinh. Làm thế nào để: Bổ sung estrogen và progesterone
Nếu estrogen của bạn bị mất cân bằng ở mức độ cao, việc dư thừa hormone này có thể làm tăng nồng độ cortisol trong máu. Cortisol cao cũng gây ra một loạt các triệu chứng suy nhược thần kinh khắp cơ thể.
Suy nhược thần kinh có nguy hiểm không?
Suy nhược thần kinh mặc dù không được công nhận là một bệnh tâm thần cụ thể, nhưng khi suy nhược thần kinh xảy ra, nó chính là một cuộc khủng hoảng sức khỏe liên quan đến cả tâm thần và thể chất. Nó có thể không nguy hiểm tới tính mạng nhưng nó có thể khiến bạn suy nhược và cảm thấy đáng sợ.
Nếu bạn bị suy nhược thần kinh, bạn có thể cảm thấy căng thẳng dữ dội, lo lắng, sợ hãi tột độ và dường như thể bạn không thể đối phó với bất kỳ nhu cầu cảm xúc nào. Cuộc khủng hoảng này sẽ khiến bạn không thể hoạt động bình thường, đi làm hoặc đi học, chăm sóc con cái hay bất kỳ hoạt động thường ngày nào của bạn.
Ngoài ra, suy nhược thần kinh đôi khi cũng có thể là biểu hiện ban đầu của một chứng bệnh tâm lý nghiêm trọng, như trầm cầm hay rối loạn lo âu.
Vì thế, bạn hoàn toàn không được chủ quan khi gặp các triệu chứng suy nhược thần kinh.
Có thể bạn cũng đang rơi vào giai đoạn mãn kinh, tìm hiểu thêm: Tâm lý tiền mãn kinh
Nên làm gì?
Nếu bạn nhận thấy mình có các dấu hiệu suy nhược thần kinh, hãy tìm kiếm đánh giá từ bác sĩ càng sớm càng tốt. Hoặc nếu bạn nhận thấy bất kỳ ai trong gia đình mình hay bạn bè của bạn có dấu hiệu căng thẳng nghiêm trọng, hãy khuyến khích người đó đi khám càng sớm càng tốt, bạn cũng có thể hỗ trợ họ bằng việc đi khám cùng.
Sau khi được bác sĩ chẩn đoán đánh giá, bạn có thể sẽ được giới thiệu tới bác sĩ tâm thần hoặc nhà trị liệu để lên một kế hoạch điều trị cụ thể, giúp bạn đối phó tốt hơn với căng thẳng và tránh những khủng hoảng trong tương lai. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, bạn có thể cân nhắc việc điều trị nội trú trong một thời gian ngắn.
Kế hoạch điều trị có thể bao gồm nhiều liệu pháp khác nhau, như:
- Sử dụng thuốc
- Các liệu pháp tâm lý
- Ăn uống lành mạnh
- Tập thể dục nhẹ nhàng ít nhất 150 phút mỗi tuần, chia thành các buổi khoảng 20 phút mỗi ngày
- Thực hành các bài tập thở sâu để hỗ trợ thư giãn tinh thần và thể chất
- Mát-xa, xoa bóp
- Lên kế hoạch nghỉ ngơi hợp lý
- Điều chỉnh lại công việc để giảm bớt căng thẳng
- Dành thời gian ngoài trời, như đi bộ hoặc làm một việc mà bạn yêu thích
- Nói chuyện với bạn bè, gia đình, đối tác hay bạn cùng phòng về những cảm giác rắc rối
- Học thức dậy, ăn uống và tập thể dục theo một lịch trình nhất quán
- Xây dựng giấc ngủ chất lượng
- Hạn chế uống caffeine và rượu
- Tránh thuốc lá và thuốc kích thích
- .v.v.
Phòng tránh suy nhược thần kinh
Chúng ta không thể phòng tránh hoàn toàn tình trạng suy nhược thần kinh, nhưng thực hiện một lối sống lành mạnh cũng có thể giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất của chúng. Dưới đây là một số gợi ý của chúng tôi:
- Tập thể dục thường xuyên ít nhất 3 lần một tuần, có thể đơn giản như đi bộ quanh khu phố của bạn trong 30 phút
- Không sử dụng ma túy, rượu và các chất khác gây căng thẳng cho cơ thể
- Ngủ đủ giấc và ngủ ít nhất 6-8 giờ một đêm
- Kết hợp các kỹ thuật thư giãn như hít thở sâu vào thói quen hàng ngày của bạn
- Giảm mức độ căng thẳng của bạn bằng cách điều chỉnh nhịp độ bản thân, nghỉ giải lao giữa giờ, tổ chức tốt hơn môi trường và các hoạt động hàng ngày của bạn
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, cân bằng giữa các nhóm thực phẩm, uống đủ nước
Lời khuyên
Bệnh suy nhược thần kinh có thể chữa khỏi và không tồn tại mãi mãi, bạn chắc chắn sẽ vượt qua được nó. Điều quan trọng là bạn cần tuân thủ đúng chỉ định của thầy thuốc. Phối hợp các phương pháp điều trị, kết hợp thuốc cùng với tập luyện thư giãn, thay đổi lối sống. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Sau khi khỏi bệnh, cần duy trì lối sống lành mạnh, kết hợp chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất và thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tránh bệnh tái phát trở lại.
Đặc biệt, phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh càng cần xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh. Đồng thời, hãy tự trang bị cho mình những kiến thức về giai đoạn này từ những nguồn sách báo, website uy tín (như hregulator.net) để chủ động cho những thay đổi và biết cách bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Đọc để hiểu hơn về những: Mệt mỏi tiền mãn kinh