Chậm kinh là tình trạng khá phổ biến ở nhiều chị em phụ nữ, ở nhiều độ tuổi. Tuy nhiên, chậm kinh nhưng không có thai còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe đáng lo ngại, thậm chí có thể gây vô sinh. Vậy nguyên nhân do đâu?
Mục lục
Dấu hiệu nhận biết bạn bị chậm kinh
Bạn có thể gặp một hay nhiều triệu chứng đi kèm với hiện tượng chậm kinh nguyệt như:
- Rụng tóc.
- Đau đầu.
- Cảm thấy mệt mỏi
- Thay đổi thị lực.
- Mọc nhiều lông.
- Đau vùng xương chậu.
- Mọc mụn trứng cá.
Nguyên nhân chậm kinh nhưng không có thai do đâu?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chậm kinh mà không có thai. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào thể trạng sức khỏe, độ tuổi của từng người mà có thể bị chậm kinh bởi nhiều lý do khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất:
Biểu hiện của bệnh nội tiết
Rối loạn nội tiết tố làm cho vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng hoạt động sai lệch, hệ nội tiết tố sẽ bị mất cân bằng, dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.
Một vài căn bệnh nội tiết hoặc các vấn đề gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, gây tình trạng chậm kinh nhưng không có thai. Ví dụ như:
- Cường prolactin máu do u tuyến yên,
- Bệnh cường giáp, nhược giáp,
- phụ nữ bị thiếu hụt estrogen
- Phụ nữ đến độ tuổi tiễn mãn kinh, mãn kinh
- …
Hội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng đa nang là một tình trạng rối loạn nội tiết, chiếm khoảng 7-10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, là một trong những nguyên nhân gây vô sinh.
Kinh nguyệt bất thường bao gồm chậm kinh là biểu hiện dễ thấy ở hội chứng buồng trứng đa nang.
Biểu hiện của hội chứng tiền mãn kinh
Chị em trong độ tuổi từ ngoài 38 – 40 bắt đầu bước vào thời kỳ tiền mãn kinh. Một số phụ nữ có thể bước vào thời kỳ tiền mãn kinh sớm hơn hoặc muộn hơn khác nhau.
Khi đến độ tuổi tiền mãn kinh, buồng trứng của phụ nữ bắt đầu suy yếu và giảm sản sinh estrogen đột ngột, từ đó khiến cơ thể không được cung cấp đủ estrogen để vận hành các cơ quan sinh sản. Và một ảnh hưởng trực tiếp là nang trứng không được kích thích chín đúng ngày gây tình trạng chậm kinh, thưa kinh, kinh nguyệt không đều, tháng có tháng không có kinh nguyệt.
Không chỉ bị rối loạn kinh nguyệt, phụ nữ tiền mãn kinh còn phải đối mặt với một loạt các triệu chứng đi kèm khác như:
- Khô hạn âm đạo
- Hiện tượng bốc hỏa ở phụ nữ
- Giảm ham muốn
- Yếu sinh lý nữ
- Đổ mồ hôi
- Mất ngủ, khó ngủ
- Tính tình thay đổi, dễ cáu gắt
- Đau nhức xương khớp
- Loãng xương
- …
Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Phần nhiều các loại thuốc tây y chữa bệnh thường đi kèm tác dụng phụ khi sử dụng. Nhóm thuốc thường gây ra tác dụng phụ chậm kinh như là: thuốc chống trầm cảm, thuốc hóa trị liệu ung thư, thuốc tránh thai khẩn cấp,… chúng gây ức chế quá trình rụng trứng dẫn tới hiện tượng chậm kinh.
Do căng thẳng, áp lực liên tục
Căng thẳng là nguyên nhân gây chậm kinh mà không có thai khá phổ biến. Các hormone gây căng thẳng như adrenaline, cortisol tác động lên vùng dưới đồi làm ảnh hưởng đến quá trình sản sinh nội tiết tố estrogen trong kỳ kinh nguyệt.
Nhiều trường hợp stress kéo dài còn dẫn tới trầm cảm, khiến cho kinh nguyệt mất trong khoảng thời gian dài.
Thừa cân, béo phì
Tăng hoặc giảm cân mất kiểm soát có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của chị em. Béo phì cũng dễ dẫn đến hội chứng đa nang buồng trứng, như đã phân tích ở trên tình trạng này có thể gây chậm kinh.
Nếu chỉ số BMI càng cao, khả năng chậm kinh càng lớn. Còn khi bạn sụt cân đột ngột, cơ thể thiếu dưỡng chất sẽ không thể sản xuất đủ nội tiết tố nội làm trì hoãn kinh nguyệt.
Vận động quá sức
Tập các bài tập hoặc chơi các môn thể thao với cường độ mạnh có thể dẫn tới sự thay đổi của hormone tuyến yên và hormone tuyến giáp, dẫn đến thay đổi rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt. Bạn cần có kế hoạch tập luyện phù hợp cùng với chế độ dinh dưỡng và tư vấn của bác sĩ.
Thay đổi giờ giấc sinh hoạt
Việc thay đổi giờ giấc làm việc, ngủ nghỉ,… có thế làm đảo lộn đồng hồ sinh học của bạn. Đơn giản như trong một thời gian dài bạn thường hay thức khuya thì rất có thể sẽ gặp phải tình trạng chậm kinh.
☛ Xem thêm: Thiếu hụt estrogen sau sinh phải làm sao?
Chậm kinh có nguy hiểm không?
Các bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân trễ kinh (ngoại trừ do có thai) để xác định mức độ ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe, chức năng sinh sản của các bạn gái.
Nếu bạn chậm kinh do rối loạn nội tiết tố, stress, thay đổi cân nặng… thì sẽ chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt, tâm lý, không tác động nhiều và nghiêm trọng đến sức khỏe.
Nếu chậm kinh đến từ nguyên nhân mắc các bệnh lý thì hầu hết sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng quan và sức khỏe sinh sản của bạn. Các bệnh lý như hội chứng đa nang buồng trứng, bệnh phụ khoa, bệnh nội tiết,… đều có thể ảnh hưởng đế khả năng thụ thai của nữ giới.
Bị chậm kinh phải làm sao?
Chậm kinh kéo dài khiến bạn khó xác định được chu kỳ chính xác, không có dự tính trước được kỳ kinh nguyệt của mình. Chính bởi vậy, nó làm chị em dễ phân tâm, sao nhãng trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Để bớt bị động khi kinh nguyệt đến bất chợt, bạn hãy mang theo băng vệ sinh bên người.
Trường hợp do tác dụng phụ của thuốc, bạn nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra. Tham khảo các phương pháp tránh thai an toàn khách thay việc sử dụng thuốc tránh thai.
Bên cạnh đó, để điều hòa kinh nguyệt, các bạn cũng cần quan tâm những điều dưới đây:
Cân bằng nội tiết tố: Nếu nội tiết tố của bạn được cân bằng, chu kỳ kinh của bạn cũng đều hơn. Để cân bằng nội tiết, bạn cần có chế độ ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý. Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều estrogen giúp cân bằng nội tiết như: bông cải xanh, khoai lang, hạt lanh, đậu,…
Ngủ đủ giấc ít nhất 7 – 8 giờ/ngày. Không nên thức quá khuya. Nên ngủ sớm và thức dậy sớm.
Thư giãn, để tâm trạng thoải mái: Hạn chế các áp lực kéo dài, giữ cho cơ thể thả lỏng và thư thái. Bạn có thể tham gia các bộ môn yoga, câu lạc bộ nghệ thuật, nghe nhạc,… để thư giãn tâm trí.
Tắm nước ấm: Nước ấm có thể giúp nhiệt lượng cơ thể tăng, kích thích các mạch máu dồn về tử cung và khiến kỳ kinh nguyệt đến nhanh hơn. Bạn có thể tắm bồn, xông hơi hoặc chườm nóng vào vùng bụng.
Giữ cân nặng hợp lý: Kiểm soát cân nặng hay chỉ số BMI giúp trọng lượng cơ thể ổn đinh, phù hợp giữa chiều cao và cân nặng. Không rơi vào tình trạng tăng hoặc giảm cân đột ngột.
Sinh hoạt lành mạnh: Lên kế hoạch và thời gian biểu hợp lý hàng ngày. Cân đối giữa các hoạt động và dành thời gian ăn uống, tập luyện, nghỉ ngơi hợp lý.
Dùng thuốc uống. Trường hợp bị mất kinh liên tục sau 2 – 3 tháng nhưng không có kinh nguyệt trở lại; hoặc phụ nữ tiền mãn kinh nhưng vẫn mong muốn có con thì có thể đi thăm khám và xin tư vấn bác sĩ về các loại thuốc uống điều trị giúp cân bằng nội tiết tố estrogen để có kinh nguyệt trở lại.
Tuy nhiên khi được kê đơn thuốc, bạn nên hỏi bác sĩ về tác dụng phụ của chúng. Đặc biệt là khi bạn đang mong muốn có thai.
★★ Xem thêm: Khám nội tiết tố nữ ở bệnh viện nào?
Những hướng dẫn trên đây chỉ hiệu quả đối với trường hợp bị chậm kinh do nguyên nhân sinh lý. Trường hợp áp dụng các biện pháp trên nhưng tình trạng trễ kinh vẫn tiếp tục thì bạn cần tới ngay cơ sở y tế chuyên khoa để khám chữa và điều trị.