Nhiều số liệu thống kê cho thấy có khoảng 50% – 70% các trường hợp phụ nữ bị nám da mặt, da cổ, da tay, chân trong thời gian mang bầu. Vậy có cách nào giúp trị nám da cho bà bầu hiệu quả và an toàn trong thời gian mang thai? Cùng estrogen.vn tìm câu trả lời ngay dưới đây nhé.
Mục lục
Vì sao phụ nữ mang bầu dễ bị nám da?
Nám da khi mang thai là các nốt, đốm, chấm có màu nâu hoặc màu nâu sậm. Chúng có thể mọc đơn lẻ, rải rác hoặc mọc thành các mảng (tùy kích thước) tại 2 bên gò má, sống mũi, dưới bọng mắt hoặc các vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trên cơ thể bà bầu.
Nám da khi mang bầu còn được nhiều chị em gọi với cái tên “mặt nạ thai kỳ” bởi chúng có xu hướng xuất hiện nhiều trong thời gian phụ nữ mang thai, đặc biệt là từ tháng thứ 3 trở đi và sẽ dần tự biến mất ở phụ nữ sau sinh. Các nguyên nhân gây nám nội tiết, nám thông thường ở bà bầu thường gặp là:
Để làn da thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Melanin là một hắc tố da được sinh ra từ các tế bào da có tên là Melanocytes. Trong cấu trúc da, Melanin nằm ở đáy của tầng thượng bì (tầng thứ 5).
Khi phụ nữ mang bầu để làn da tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời (thường xuyên) sẽ tạo cơ hội cho các tia UV (tia tử ngoại) chiếu trực tiếp vào làn da và kích thích các hắc tố Melanin chồi lên trên bề mặt da – lớp đầu tiên của tầng thượng bì, từ đó làm hình thành các mảng màu nâu, nâm sậm (nốt nám) trên bề mặt làn da của phụ nữ trong thời gian mang thai.
Do sự gia tăng đột ngột nội tiết tố nữ estrogen và progesterone trong cơ thể.
Estrogen có nhiệm vụ kích thích sản sinh collagen và sợi elastin để duy trì độ đàn hồi, căng bóng, ẩm mịn màng cho làn da.
Trong thời kỳ mang thai, cơ thể phụ nữ tăng cường sản sinh nội tiết tố nữ estrogen và progesterone để bảo vệ em bé phát triển khỏe mạnh. Sự gia tăng đột ngột estrogen và progesterone cùng với lưu lượng máu tăng cao trong cơ thể phụ nữ mang bầu đã “vô tình” kích thích hình thành nhiều tyrosine và melanocytes – 2 tế bào làm hình thành melanin trên bề mặt làn da, từ đó gây ra các nốt nám mảng nội tiết, các vùng da sậm màu ở bà bầu.
Cách trị nám da cho bà bầu an toàn và hiệu quả
Nám da khi mang thai không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé nhưng lại làm ảnh hưởng không tốt đến làn da của chị em phụ nữ trong thời gian mang thai, gây tâm lý lo lắng về vẻ đẹp của phụ nữ. Vậy nên, để xua tan nỗi lo “mặt nạ thai kỳ” trong thời gian mang thai, chị em có thể tham khảo một số cách trị nám da cho bà bầu an toàn như:
Trị nám da cho bà bầu bằng nha đam
Trong gel nha đam (phần lõi trong nha đam) có chứa hoạt chất polysaccharides – một dịch nhầy có tác dụng làm mờ các nốt nám da; hỗ trợ chống oxy hóa làn da, giúp phòng ngừa lão hóa da sớm ở phụ nữ.
Ngoài ra, nha đam còn chứa các vitamin A, E, C có tác dụng cấp ẩm nuôi dưỡng làn da mịn màng, căng khỏe hơn. Vậy nên đừng bỏ quên nha đam nếu các mẹ bầu đang bị nám da, nám da nội tiết nhé.
Cách dùng:
Dùng nha đam trị nám da cho bà bầu khá đơn giản. Bạn chỉ cần lấy một mẩu lá nha đam tươi gọt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài, rửa sạch lớp nhựa vàng để không bị kích ứng da. Sau đó dùng phần gel trong thoa đều lên vùng da nám đều đặn 1 – 2 lần/ngày. Kiên trì thực hiện sẽ thấy các nốt nám dần mờ đi, làn da mịn màng và sáng, đều màu hơn.
Khoai tây chín
Đắp mặt nạ khoai tây hàng tuần cũng là một cách trị nám mà bà bầu nên biết. Trong khoai tây có chứa các vitamin C, vitamin B, vitamin B3 (Niacinamide); kẽm có tác dụng dưỡng ẩm chăm sóc làm mịn màng làn da hiệu quả. Bên cạnh đó, Niacinamide trong khoai tây còn có tác dụng như một “Treatment tự nhiên” hỗ trợ làm mờ nám, sáng da và giúp làm trẻ hóa da mặt hiệu quả.
Cách làm:
Bạn lấy 1 củ khoai tây (hoặc ước lượng một phần để đủ đắp mặt nạ cho da mặt), nạo vỏ rửa sạch rồi bổ thành các khúc, sau đó đem hấp vào nồi cơm đến khi chín nhừ (hoặc có thể nấu cách thủy).
Đem khoai tây chín dầm nát và đắp trực tiếp lên toàn bộ da mặt và massage nhẹ nhàng khoảng 2 phút thì giữ nguyên. Khoảng 40 – 60 phút sau thì gỡ bỏ mặt nạ và rửa sạch với nước mát. Áp dụng 3 – 4 lần/tuần sẽ thấy làn da dần trở lên sáng mịn và mờ nám tàn nhang hiệu quả.
Lòng đỏ trứng gà
Lòng đỏ trứng gà là nguyên liệu tự nhiên giàu các vitamin B2, B5, B6, K, E và có lượng protein dồi dào giúp hỗ trợ cấp ẩm tái tạo chăm sóc làn da mặt của bạn hiệu quả. Bên cạnh đó, lòng đỏ trứng gà kết hợp với mật ong cũng là mặt nạ giúp làm mờ các nốt nám sạm, vết thâm mụn, chống oxy hóa làn da hiệu quả mà các mẹ bầu có thể tham khảo thêm.
Cách làm: Để điều trị nám bằng lòng đỏ trứng gà, bạn tiến hành tách lấy lòng đỏ một quả trứng gà ta rồi đem trộn cùng 1 muỗng cafe mật ong. Khuấy đều hỗn hợp và thoa đều lên toàn bộ da mặt.
Khi thấy lớp mặt nạ bị khô thì tiến hành bôi tiếp lần 2 (hoặc lần 3) rồi rửa sạch lại sau đó. Thực hiện 2 – 3 lần/tuần đều đặn sẽ thấy da mặt dần sáng, mịn màng và đều màu hơn, các nốt nám trong thời kỳ mang thai cũng mờ dần.
Dùng giấm táo
Thành phần axit acetic trong giấm táo có khả năng làm sáng da, làm mờ các vết thâm mụn, nám da nên chị em có thể thử nghiệm loại nguyên liệu tự nhiên này trị nám và chăm sóc làn da trong thời kỳ mang bầu.
Thực hiện: Đổ một ít nước giấm táo ra chén nhỏ, để khoảng 10 phút rồi thoa trực tiếp vào vùng da bị nám. Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/tuần vào buổi tối để đạt được hiệu quả trị nám các mẹ nha.
Lưu ý:
- Bởi có đặc tính kháng khuẩn, tẩy trắng tự nhiên mạnh nên nếu làn da đang có vết thương hở thì chị em không chọn cách này.
- Trước khi dùng giấm táo trị nám sạm, bà bầu có làn da nhạy cảm lưu ý nên test thử trước một vùng da nhỏ trên bề mặt để xem da có bị kích ứng không nhé.
Nước cốt chanh
Nước cốt chanh cũng là một nguyên liệu tự nhiên có khả điều trị làm mờ các nốt nám, giúp làn da phụ nữ mang thai sáng mịn hơn. Tuy nhiên cũng giống như giấm táo, nước cốt chanh có tính tẩy mạnh và có thể làm sót gây tổn thương cho vết thương hở nên chị em nên test thử một vùng da nhỏ trên mặt để xác định mức độ phù hợp với làn da.
Cách làm: Dùng nước cốt chanh trộn cùng mật ong theo tỉ lệ 2:1, trộn đều rồi thoa lên vùng da nám, áp dụng 3 – 4 lần/tuần đến khi các nốt nám dần mờ đi.
Bổ sung Axit Folic
Axit Folic hay còn gọi là vitamin B9, Folate, là một vitamin thuộc nhóm vitamin B rất cần thiết cho sự phát triển cơ thể và trao đổi tái tạo tế bào. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự thiếu hụt Axit Folic trong cơ thể tác động làm các Melanin hoạt động mạnh mẽ hơn gây nám da, da bị lão hóa sớm, giảm săn chắc…
Không chỉ có hiệu quả trong việc làm giảm vệt nám sạm da, Axit Folic còn là vitamin quan trọng giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, phòng ngừa các khiếm khuyết trong sự hình thành ống tủy sống của bào thai, phòng ngừa nguy cơ bị tật nứt đốt sống (spina bifida) hoặc các dị tật khác.
Vậy nên, để phòng ngừa và cải thiện tình trạng nám da cũng như giúp cơ thể bé phát triển khỏe mạnh trong 9 tháng 10 ngày, chị em phụ nữ nên lựa chọn tăng cường ăn các loại thực phẩm tự nhiên giàu Axit Folic hàng ngày như:
- Rau bắp cải
- Bông cải xanh
- Bí đao
- Nấm
- Ớt chuông
- Rau diếp cá
- Xà lách
- Mùi tây
- Các loại rau họ đậu như: đậu Hà lan, đậu lăng, đậu trắng, đậu nành, đậu ván…
- Các dạng ngũ cốc giàu Axit Folic mì ống, ngũ cốc, bánh mì, ngũ cốc…
Dùng kem chống nắng mỗi ngày
Để ngăn ngừa nám da do ánh nắng mặt trời, bà bầu nói riêng cũng như tất cả phụ nữ nói chung nên tạo thói quen dùng kem chống nắng trước khi ra khỏi nhà để bảo vệ làn da, hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp của ánh nắng mặt trời làm hình thành nám.
Bạn nên lựa chọn các dòng kem chống nắng có chỉ số chống nắng SPF tối thiểu là 30++ để đạt hiệu quả bảo vệ làn da khỏi tia UV khi hoạt động ngoài trời.
★★ Tìm đọc thêm: