Nếu bạn đang bị chứng bốc hỏa và đổ mồ hôi về đêm hành hạ thì đừng cảm thấy đơn độc, vì bạn không phải là người duy nhất phải chống chọi với tình trạng khó chịu này. Thống kê ước tính rằng có đến 75% phụ nữ phải trải qua chứng bốc hỏa đổ mồ hôi về đêm trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh. Vậy nguyên nhân gây bốc hỏa đổ mồ hôi về đêm là gì? Có cách nào điều trị hiệu quả? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé.
Mục lục
Chứng bốc hỏa đổ mồ hôi về đêm là gì?
Bốc hỏa đổ mồ hôi về đêm là một dạng của bốc hỏa ở phụ nữ. Những người bị bốc hỏa đổ mồ hôi về đêm thường dễ gặp hiện tượng này vào cả ban ngày; tần suất xuất hiện ở ban ngày có thể nhiều hơn hoặc ít hơn ban đêm (tùy cơ địa mỗi người). Khi cơ thể bị bốc hỏa, các mạch máu gần bề mặt da sẽ giãn ra để làm mát khiến cho da mặt bị đỏ bừng và bị toát mồ hôi.
Thông thường, chứng bốc hỏa đổ mồ hôi về đêm thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh do sự mất cân bằng nội tiết tố nữ. Nhiều trường hợp chỉ bị hỏa đổ mồ hôi về đêm ở mức độ nhẹ cơ thể tự chịu đựng và vượt qua đơn giản. Nhưng cũng có nhiều trường hợp chị em bị bốc hỏa đổ mồ hội đêm với mức độ nặng, tần suất dày gây ảnh hưởng tiêu cực về cả sức khỏe và tinh thần phụ nữ.
Do đó, nếu tình trạng bốc hỏa và đổ mồ hôi về đêm quá căng thẳng, chị em cũng không nên bằng lòng để chúng tự diễn biến. Đôi khi, chỉ cần thực hiện một số biện pháp thay đổi nhỏ cũng giúp bạn khắc phục đáng kể tình trạng này.
Đọc thêm: Dấu hiệu nhận biết cơn bốc hỏa ở phụ nữ
Nguyên nhân gây bốc hỏa đổ mồ hôi về đêm
Nguyên nhân gây bốc hỏa đổ mồ hôi về đêm thường gặp nhất là do cơ thể phụ nữ bị thiếu hụt estrogen mất cân bằng nội tiết tố nữ gây ra. Bên cạnh đó cũng có nhiều yếu tố ảnh hưởng tác động khác làm phát sinh chứng bốc hỏa đổ mồ hôi đêm (chiếm tỉ lệ thấp).
Do bị thiếu hụt hormone Estrogen
Thông thường, chứng bốc hỏa và đổ mồ hôi về đêm là triệu chứng điển hình khi phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh – giai đoạn các nội tiết tố nữ như estrogen, progesterone bắt đầu có dấu hiệu suy giảm.
Bị thiếu estrogen là nguyên nhân khiến cho trung tâm điều nhiệt vùng dưới đồi của cơ thể trở nên nhạy cảm một cách quá mức. Do đó, chỉ cần một chút thay đổi nhỏ của nhiệt độ, trung tâm điều nhiệt này sẽ kích hoạt cơ chế tản nhiệt cho cơ thể, khiến cho bạn bị bốc hỏa kèm theo đổ mồ hôi.
Do tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc kê đơn phụ nữ sử dụng có thể là nguyên nhân gây tác dụng phụ bốc hỏa đổ mồ hôi ban đêm. Những thuốc này bao gồm các chất chủ vận giải phóng hormone gonadotropin khiến nồng độ estrogen trong cơ thể bạn sụt giảm, chẳng hạn như: Leuprolide. Danazol…
Do thừa cân, béo phì
Lượng mỡ dư thừa trong cơ thể quá nhiều có thể bị tác động chuyển hóa thành estrogen khiến nồng độ estrogen tăng cao và mất cân bằng trong cơ thể. Đây là nguyên nhân chính khiến phụ nữ thừa cân thường phải trải qua tình trạng bốc hỏa với tần suất nhiều hơn, mức độ nặng hơn và cảm giác khó chịu hơn những người cân nặng bình thường.
Ngoài ra, khi bước vào ngưỡng trung niên, thừa cân béo phì còn khiến chị em đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh lý khác như đái tháo đường, loãng xương…
Do tâm lý căng thẳng, stress
Tâm lý căng thẳng, lo lắng và stress thường xuyên khiến cơ thể bạn tiết ra nhiều các hormone epinephrine và norepinephrine, làm tăng lưu lượng máu và tạo ra cảm giác nóng khắp người, từ đó có thể tác động làm xuất hiện cơn bốc hỏa đổ mồ hôi cả đêm và ngày.
Do các yếu tố khác
Thời kỳ tiền mãn kinh ở chị em thường bắt đầu ở độ tuổi ngoài 40. Vì vậy, khi một phụ nữ trẻ bị bốc hỏa thì rất có thể do các yếu tố khác gây ra như:
Thường xuyên ăn thực phẩm cay nóng
Thói quen thích ăn nhiều món ăn chứa gia vị cay nóng như tiêu, ớt, gừng… sẽ khiến cơ thể bị nóng trong, từ đó có thể gây kích thích trung tâm điều nhiệt và làm bùng phát cơn bốc hỏa ở chị em.
Do uống nhiều bia rượu, các chất kích thích không có lợi
Sử dụng chất kích thích: bao gồm các chất chứa caffeine, rượu; bia; cafe và thuốc lá… Tiêu thụ quá nhiều những chất này không chỉ khiến tình trạng bốc hỏa của bạn trở nên trầm trọng hơn mà còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Do các bệnh rối loạn nội tiết (tỉ lệ thấp)
Hội chứng carcinoid và cường giáp là những bệnh rối loạn nội tiết tố có thể gây bốc hỏa đổ mồ hôi về đêm. Cơ chế bệnh sinh của mỗi bệnh này thường rất phức tạp, tuy nhiên, chị em có thể hiểu đơn giản tình trạng bốc hỏa ở đây là kết quả của một chuỗi rối loạn hormone và trao đổi chất trong cơ thể.
Do ung thư hạch (tỉ lệ thấp)
Bốc hỏa đổ mồ hôi về đêm có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư hạch. Tuy nhiên ngoài triệu chứng bốc hỏa đổ mồ hôi ban đêm thì những người bị ung thư còn có nhiều biểu hiện khác kèm theo như:
- Trên người bị nổi hạch, có thể là một hoặc nhiều hạch tại cổ, nách, hay bẹn, các hạch này nổi lên, phình to nhưng không đau. …
- Người bị sụt cân không rõ nguyên nhân.
- Sốt, sốt thường xuyên và kéo dài.
- Ho, khó thở, thậm chí là đau lồng ngực.
- Cơ thể bị mệt mỏi, suy kiệt.
- Vùng bụng đau, phình ra hoặc cảm giác đầy bụng.
- …
Các triệu chứng bốc hỏa đổ mồ hôi về đêm
Triệu chứng bốc hỏa ở phụ nữ vào ban đêm rõ ràng nhất là bạn có cảm giác nóng bừng ở phần trên cơ thể, dữ dội nhất là ở mặt, cổ và ngực, sau đó có thể lan tỏa ra toàn thân. Bên cạnh cảm giác nóng lên đột ngột, nhiều chị em còn bị “hành hạ” bởi nhiều biểu hiện khó chịu khác:
- Da dẻ đỏ bừng, thậm chí xuất hiện nốt đỏ lấm tấm, nhất là ở cổ và ngực.
- Tim đập nhanh, loạn nhịp, đôi lúc còn gây khó thở.
- Toát mồ hôi nhiều, chủ yếu ở phần trên cơ thể.
- Cảm giác ớn lạnh ngay sau đó do cơ thể bị mất nhiệt.
- Bị đánh trống ngực.
- Mất ngủ, khó ngủ lại sau khi bị bốc hỏa về đêm.
Tần suất của những cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi về đêm có thể khác nhau giữa các phụ nữ. Đa số các cơn bốc hỏa đổ mồ hôi đêm dù nặng hay nhẹ đều có thể khiến chị em tỉnh giấc, bị gián đoạn giấc ngủ. Nếu bị mức độ nhẹ chị em có thể nhanh ngủ lại sau đó, còn nếu bị nặng, bị nhiều lần sẽ gây mất ngủ và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Thông thường, sau khi kết thúc giai đoạn mãn kinh kéo dài trung bình khoảng 6-7 năm, tình trạng bốc hỏa ở phụ nữ sẽ tự thuyên giảm. Tuy nhiên, ở một số phụ nữ cao tuổi hiện tượng này vẫn tiếp diễn thêm nhiều thời gian hơn.
Do đó, để chống chọi với những cơn bốc hỏa trong quãng thời gian dài như vậy, chị em nên thực hiện những biện pháp khắc phục hợp lý tùy theo tình trạng và mức độ của mình.
Bốc hỏa đổ mồ hôi về đêm có cần thăm khám?
Đa số các trường hợp bốc hỏa về đêm là dấu hiệu của phụ nữ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh, chị em có thể tham khảo các biện pháp xoa dịu bốc hỏa tại nhà để đi qua cơn bốc hỏa dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, nếu các cơn bốc hỏa gây gián đoạn nghiêm trọng đến sức khỏe, cuộc sống và hoạt động thường ngày, chị em nên thu xếp đi thăm khám bác sĩ để sớm cải thiện cơn bốc hỏa và cân bằng cuộc sống trở lại.
Bên cạnh đó, nếu thấy bị bốc hỏa kèm theo các dấu hiệu bất thường dưới đây thì chị em cũng nên nhanh chóng tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời:
- Sốt, đau nhức cơ thể, sụt cân bất thường.
- Tim đập nhanh kèm theo tức ngực, khó thở.
- Mất ngủ nghiêm trọng khiến tâm lý stress, căng thẳng.
- Cảm giác choáng váng, nhức đầu khi bốc hỏa.
- Các nốt dị ứng nổi khắp cơ thể.
Cách chữa trị bốc hỏa đổ mồ hôi về đêm ở phụ nữ
Trước tiên, chị em cần hiểu rõ không có phương pháp điều trị nào đảm bảo chấm dứt được hoàn toàn tình trạng bốc hỏa và đổ mồ hôi thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh bởi đây là giai đoạn thay đổi bắt buộc phải xảy ra.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể kiểm soát mức độ trầm trọng của những cơn bốc hỏa bằng cách thay đổi những lối sống, thói quen đơn giản hoặc tham khảo cách điều trị bốc hỏa bằng thuốc hay hormon thay thế.
Một số thói quen, lối sống lành mạnh có thể hỗ trợ làm giảm nhẹ các cơn bốc hỏa đổ mồ hôi về đêm ở chị em phụ nữ như:
Tự làm mát cơ thể
Giữ cơ thể luôn được mát mẻ là một cách đơn giản mà hữu hiệu giúp chị em hạn chế sự khó chịu do cơn bốc hỏa đổ mồ hôi gây ra. Một số mẹo hữu ích chị em có thể tham khảo:
- Nếu mùa đông, nên mặc quần áo nhiều lớp để có thể dễ dàng cởi ra khi cơn bốc hỏa xuất hiện.
- Nếu mùa hè thì chọn quần áo mỏng với chất liệu thoáng, dễ thấm hút mồ hôi.
- Mở cửa sổ cho thoáng khí hoặc sử dụng quạt và máy điều hòa không khí để làm mát không khí trong phòng khi thời tiết oi bức.
- Giữ cho phòng ngủ của bạn luôn mát mẻ.
- Hãy chú ý đến chất liệu ga giường, nên chọn ga giường chất liệu cotton để tạo cảm giác thoải mái, mát mẻ và thấm hút mồ hôi tốt.
- Chuẩn bị một hoặc nhiều thức uống làm mát, giải nhiệt cơ thể trong tủ lạnh như: sinh tố, nước ép hoa quả; nước detox…
- Mang theo một chiếc quạt mini cầm tay phòng khi cơ thể cảm thấy nóng.
Hãy hít thở sâu
Tập hít thở sâu giúp cải thiện chứng bốc hỏa và đổ mồ hôi về đêm
Nghiên cứu chỉ ra rằng, tập hít thở sâu và chậm bằng bụng giúp cải thiện đáng kể tình trạng bốc hỏa đổ mồ hôi về đêm ở nhiều chị em phụ nữ. Đây là biện pháp đơn giản và rất đáng để thử, hãy thực hiện hít thở sâu trong 15 phút vào mỗi buổi sáng và tối hoặc ngay khi cơn bốc hỏa đổ mồ hôi bắt đầu và quan sát tình trạng của mình được cải thiện.
Thiền định
Hãy thử các bài tập thể dục tâm trí như thiền để làm dịu căng thẳng và giảm mức độ làm phiền mà các cơn bốc hỏa đổ mồ hôi về đêm gây ra cho bạn. Để đạt hiệu quả tốt nhất, chị em nên tập thiền với sự hướng dẫn của người có chuyên môn sâu.
Kiểm soát cân nặng
Những cơn bốc hỏa có thể xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn với những chị em thừa cân hoặc béo phì. Do đó, giữ cân nặng hợp lý bằng cách ăn uống lành mạnh và có một lối sống năng động là một cách hiệu quả để bạn không bị các cơn bốc hỏa thường xuyên quấy nhiễu.
Không ăn thực phẩm cay nóng
Mỗi người sẽ có những yếu tố kích hoạt các cơn bốc hỏa đổ mồ hôi về đêm khác nhau. Quan trọng là bạn tìm ra được yếu tố kích hoạt của mình và đề phòng chúng.
Theo Viện Quốc gia Hoa Kỳ về Lão hóa, các tác nhân bên ngoài tác động làm tăng tần suất các cơn bốc hỏa là thói quen ăn uống các đồ ăn cay nóng như: mỳ, lẩu cay, kim chi, các món ăn chứa nhiều gia vị gừng, xả, ớt, tiêu, tỏi… và thói quen sử dung đồ uống chứa cồn: rượu, cà phê, đồ ăn cay và thuốc lá…
Vậy nên để phòng ngừa cũng như làm giảm tình trạng bốc hỏa đổ mồ hôi thì chị em phụ nữ nên tránh các loại thực phẩm cay nóng không có lợi trên nhé.
Điều trị bốc hỏa với liệu pháp thay thế hormone (HRT)
Liệu pháp thay thế hormone (HRT) giúp ổn định nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể phụ nữ. Phương pháp này rất hiệu quả trong việc làm giảm số lượng và mức độ nghiêm trọng của các cơn bốc hỏa đổ mồ hôi về đêm. Mặt khác, chúng cũng có tác dụng tốt trong trong việc giảm khô âm đạo và loãng xương.
Tuy nhiên, có những rủi ro nhất định liên quan đến việc sử dụng hormone mà chị em nhất định phải lưu ý. Những tác dụng phụ đó bao gồm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ, cục máu đông, ung thư vú.
Với những chị em vẫn còn tử cung, bạn nên dùng estrogen kết hợp với progesterone hoặc một liệu pháp khác để bảo vệ tử cung. Progesterone được thêm vào để chống lại nguy cơ ung thư tử cung, tuy nhiên, nó lại làm tăng nguy cơ đông máu và đột quỵ.
➤ Xem chi tiết: Thuốc tăng nội tiết tố nữ estrogen – dùng sao cho đúng?
Lưu ý: Liệu pháp thay thế hormone không được khuyến cáo cho những đối tượng sau:
- Tiền sử mắc một số loại ung thư, chẳng hạn ung thư vú hoặc ung thư tử cung.
- Đã từng bị đột quỵ hoặc đau tim, hoặc người thân trong gia đình bạn có tiền sử với những vấn đề tim mạch này.
- Tiền sử cục máu đông.
Một số thuốc Tây y điều trị bốc hỏa
Nếu biện pháp hành vi không đủ để cải thiện chứng bốc hỏa đổ mồ hôi về đêm, mà chị em lại lo lắng về các rủi ro của liệu pháp thay thế hormone thì các thuốc kê đơn không chứa hormone có thể là lựa chọn phù hợp với bạn để kiểm soát cơn bốc hỏa.
Paroxetine – thuốc chống trầm cảm – được sử dụng với liều thấp để điều trị các bốc hỏa. Mặc dù không hiệu quả bằng liệu pháp hormone, nhưng đây là một lựa chọn tốt cho những chị em không thể điều trị bằng hormone.
Các tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm có thể bao gồm chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, bồn chồn hoặc buồn ngủ. Tương tự như khi sử dụng bất kỳ loại thuốc kê đơn nào, hãy trao đổi với bác sĩ về lợi ích và rủi ro của thuốc trước khi bạn sử dụng chúng.
Ngoài ra, một số loại thuốc kê đơn khác cũng có khả năng làm giảm tình trạng bốc hỏa như: thuốc Neurontin®; thuốc Effexor®; thuốc Prozac®; thuốc Lexapro®; thuốc Pristiq®…
Làm dịu bốc hỏa đổ mồ hôi đêm với Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh
Nếu chị em vẫn còn lăn tăn về các tác dụng phụ của liệu pháp hormon và thuốc Tây y thì bạn có thể cân nhắc thực phẩm bảo vệ sức khỏe Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh – một giải pháp an toàn, hiệu quả đến từ thảo dược, giúp bạn kiểm soát hiệu quả tình trạng bốc hỏa và đổ mồ hôi về đêm.
Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh được tạo thành từ 5 thành phần dược liệu quý:
- Cao khô Sâm tố nữ: giúp giảm nhanh các triệu chứng tiền mãn kinh như bốc hỏa, mất ngủ, da khô nhăn, loãng xương nhờ chứa hoạt chất có tác dụng tương tự estrogen – Miroestrol và Deoxymiroestrol với hoạt lực mạnh gấp 10.000 lần phytoestrogen trong mầm Đậu nành.
- Cao khô Hồng sâm: có chứa Ginsenosides Rg1 – là một một chất tương tự như estrogen, khi vào cơ thể giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng suy giảm nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh và điều hòa kinh nguyệt.
- Nhung hươu Bắc cực: chứa đến 60 dưỡng chất, trong đó phải kể đến IGF1 – hợp chất có tác dụng tăng tái tạo mô, giúp tăng sinh tế bào làm trẻ hóa cơ thể, rất hữu ích cho các chị em tuổi mãn kinh – khi mà cơ thể bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu lão hóa và suy nhược.
- Cao khô Nữ lang: có công dụng an thần, cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp chị em không bị chứng bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm làm phiền.
- Cao khô Thiên môn đông: giúp làm đẹp da, khiến tóc chắc khỏe, hết gãy rụng, bồi bổ cơ thể, điều trị suy nhược.
Có thể thấy, các dược liệu quý đã được kết hợp trong một công thức đột phá, tạo nên sản phẩm Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh giúp chị em phụ nữ giải quyết hầu hết những trăn trở thời kỳ mãn kinh, nhất là đối với chứng bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn hãy kiên trì sử dụng sản phẩm trong vòng 3 tháng.
Đọc thêm: Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh có tốt không? Giá bán bao nhiêu tiền 1 hộp
Trên đây là toàn bộ các thông tin cần biết về chứng bốc hỏa và đổ mồ hôi về đêm ở phụ nữ, hy vọng giúp chị em tìm được câu trả lời cho những thắc mắc của mình. Nếu cần tư vấn thêm về các vấn đề rối loạn nội tiết tố nữ, vui lòng liên hệ hotline 1800 1190.