Thưa bác sĩ, các loại thuốc điều hòa nội tiết có tác dụng phụ gì không? Nên làm gì để hạn chế các tác dụng phụ này?
Phạm Lương (Hưng Yên)
Trả lời
Các tác dụng phụ có thể gặp phải
Trong quá trình điều trị bằng thuốc nội tiết, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ. Chúng được chia thành tác dụng phụ nhỏ, thường gặp và tác dụng phụ nghiêm trọng. Các tác dụng phụ thường gặp đó là- Đau đầu
- Buồn nôn
- Đau vú
- Đầy hơi
- Khó chịu
- .v.v.
- Làm tăng nguy cơ đông máu tĩnh mạch ở chân (huyết khối tĩnh mạch sâu) và cục máu đông trong phổi (thuyên tắc phổi), đặc biệt là ở những phụ nữ có tiền sử cá nhân hoặc gia đình đã gặp trường hợp này. Ở những phụ nữ khỏe mạnh, điều này hiếm xảy ra.
- Ung thư tử cung (ung thư nội mạc tử cung): Nghiên cứu cho thấy những phụ nữ có tử cung mà sử dụng estrogen đơn độc có nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung.Tuy nhiên ngày nay, hầu hết các bác sĩ đều kê đơn kết hợp estrogen và progestin. Progestin giúp bảo vệ để chống lại ung thư nội mạc tử cung. Nếu có một lý do cụ thể khiến một phụ nữ có tử cung không thể sử dụng một số dạng progesterone, bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô từ tử cung của cô ấy (sinh thiết nội mạc tử cung) để hàng năm kiểm tra ung thư trong thời gian dùng thuốc. Phụ nữ không có tử cung (phụ nữ đã cắt tử cung) không có nguy cơ ung thư nội mạc tử cung.
- Ung thư vú: Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng liệu pháp hormone, và đặc biệt là EPT, làm tăng nguy cơ ung thư vú, mặc dù sự gia tăng nguy cơ là rất nhỏ. Tạp chí Sáng kiến Sức khỏe Phụ nữ đã thực hiện một nghiên cứu tin cậy về liệu pháp hormone ở phụ nữ mãn kinh, dự đoán rằng có mỗi năm có thêm 8 trường hợp bị ung thư vú trong tổng số 10.000 phụ nữ dùng thuốc nội tiết tố. Nguy cơ này sẽ tăng lên theo thời gian và đặc biệt là sau 5 năm sử dụng trở lên.
- Bệnh tim: Mặc dù thuốc nội tiết tố làm giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt, nhưng nó lại làm tăng nguy cơ đau tim ở những phụ nữ bị bệnh tim, cũng như ở những phụ nữ không mắc bệnh tim.
- Chảy máu âm đạo bất thường: Phụ nữ dùng thuốc nội tiết có nhiều khả năng bị chảy máu âm đạo bất thường hơn so với những phụ nữ sau mãn kinh không dùng thuốc. Việc chảy máu bất thường này phụ thuộc vào loại liệu pháp mà bệnh nhân sử dụng. Khi chảy máu bất thường xảy ra, bác sĩ sẽ lấy một mẫu niêm mạc tử cung để loại trừ những bất thường hoặc ung thư trong tử cung. Sau khi thực hiện các đánh giá, nếu không có gì bất thường, liều điều trị bằng hormone sẽ được điều chỉnh để giảm thiểu chảy máu bất thường ở âm đạo.
- Đột quỵ: Thuốc nội tiết tố làm tăng nhẹ nguy cơ đột quỵ ở phụ nữ. WHI (tạp chí Sáng kiến sức khỏe phụ nữ) dự đoán rằng có 8 cơn đột quỵ trên 10.000 phụ nữ dùng liệu pháp hormone trong một năm.
Nên làm gì để hạn chế tác dụng phụ?
Để hạn chế các tác dụng phụ khi sử dụng liệu pháp nội tiết (thuốc nội tiết) bạn có thể lưu ý một số vấn đề sau: Cần đúng chỉ định, đúng liều. Việc cân bằng lại nội tiết bằng các loại thuốc cần có sự thăm khám chi tiết của bác sĩ, sau đó nếu có chỉ định dùng mới được dùng. Trong thời gian sử dụng thuốc, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn, không tự ý bỏ dở phác đồ điều trị hay sử dụng sai liều. Đồng thời, định kì đi khám và kiểm tra theo hướng dẫn. Khi được kê đơn thuốc, nếu có vấn đề còn thắc mắc, hãy hỏi lại bác sĩ để nhận được thông tin đúng. Nếu chưa rõ liều sử dụng, cần ghi chép lại cẩn thận để tránh sử dụng sai. Thông báo với bác sĩ về các vấn đề sức khỏe hiện tại của bản thân trước khi thăm khám và chỉ định dùng thuốc. Đặc biệt, bạn cần thông báo với bác sĩ nếu bạn hút thuốc hay có tiền sử sử dụng thuốc lá, các vấn đề về sức khỏe bạn gặp phải trong 6 tháng qua (như vấn đề liên quan tới tim mạch, đột quỵ, tiền sử ung thư của gia đình,...). Bạn cũng cần thông báo cho bác sĩ biết các loại thuốc, thực phẩm chức năng mà bạn đang sử dụng. Uống thuốc an toàn. Để sử dụng thuốc an toàn, bạn cần tuân thủ và nắm được một số điều:- Hiểu được việc uống thuốc chính xác quan trọng như thế nào
- Sử dụng thuốc chính xác theo hướng dẫn của bác sĩ
- Không đưa đơn thuốc của mình cho người khác và không sử dụng đơn thuốc của người khác để mua thuốc cho mình
- Nếu không thể nhớ tất cả các hướng dẫn dùng thuốc, bạn nên ghi nó ra giấy hoặc yêu cầu bác sĩ viết hướng dẫn giúp bạn, bạn cũng có thể hỏi bác sĩ về hộp chia liều thuốc.
- Hỏi bác sĩ nếu bạn thay đổi lối sống (ăn chay, tập thể dục,...) thì có ảnh hưởng gì tới việc dùng thuốc không
- Tuyệt đối không được tự ý ngừng dùng thuốc khi chưa hết liệu trình.