Sâm tố nữ – một loại thảo dược được ví như “thần dược” cho sắc đẹp và sức khỏe nữ giới, nổi bật với khả năng cải thiện nội tiết tố, làm đẹp da và hỗ trợ sinh lý. Nhưng bạn đã từng nhìn thấy cây sâm tố nữ ngoài đời chưa? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn nhận diện hình ảnh cây sâm tố nữ, từ đặc điểm thân, lá, hoa, củ giúp bạn hiểu rõ hơn về loài thảo dược quý giá này!
Mục lục
Giới thiệu chung về sâm tố nữ
Sâm tố nữ hay còn gọi là sắn dây củ trong hay cây KwaoKrua trắng, cây có tên khoa học là Pueraria Mirifica, thuộc họ Đậu Leguminosae cùng phân nhánh với đậu tương Papilionoideae. Loại cây này đã được phụ nữ Thái Lan sử dụng cách đây hơn 800 năm với tác dụng giúp “trẻ hóa”, tăng tuần hoàn máu, cải thiện trí nhớ và duy trì sinh lý nữ.
Cây sâm tố nữ phân bố và trồng chủ yếu ở vùng phía Bắc Thái Lan, Myanmar. Loại cây này đã được người dân Thái Lan và Myanmar sử dụng từ rất lâu, khoảng 800 năm về trước, trong việc tăng cướng sức khỏe, giúp làm trẻ hóa ở nữ giới.
Tại Việt Nam, cây sâm tố nữ này được phát hiện tại một khu vực của người dân tôc Thái trắng. Ngoài ra, loại cây này còn phân bố ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam như Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang và một số huyện miền núi của Thanh Hóa và Nghệ An.
Theo các nhà khoa học thì trong củ sâm tố nữ có chứa giàu phytoestrogen, hợp chất thực vật có tác dụng gần giống với estrogen. Ngoài ra trong rễ củ khô các nhà khoa học đã tìm thấy có chứa ít nhất khoảng 17 hợp chất hóa học có tính chất sinh học như oestrogen và được chia thành 3 nhóm:
- 10 isoflavonoid (daizein, genistein, kwakfurin, daidzin, genistin, puerarin…),
- 4 coumestan (coumestrol, mirificouestan, miricoumestan hydrate, miricoumestan glycol),
- 3 chromen (miroestrol, isomiroestrol, deoxymiroestrol).
Trong đó, có 2 chất miroestrol và deoxymiroestrol, với hàm lượng 2-3mg trong 100mg bột rễ khô. Đây chính là 2 hoạt chất có hoạt tính oestrogen mạnh nhất trong tất cả các oestrogen có nguồn gốc từ thực vật, với hoạt tính oestrogen lần lượt cao gấp 1000 và 10000 lần so với mầm đậu nành.
Với nhiều dược chất quý như vậy nên sâm tố nữ đã được sửa dụng rất rộng rãi, đặc biệt là với phái đẹp với những công dụng có thể được kể dưới đây:
- Giúp bổ sung, cân bằng estrogen
- Giúp giảm các triệu chứng mãn kinh
- Giúp cải thiện vòng một
- Giúp cải thiện sức khỏe âm đạo
- Giúp chống lão hóa
- Giúp tăng cường sức khỏe não bộ
- Giúp cải thiện sức khỏe tim mạch
- Giúp xương chắc khỏe
☛ Tham khảo chi tiết: Sâm tố nữ có công dụng gì?
Hình ảnh cây sâm tố nữ theo mô tả từng bộ phận
Sâm tố nữ là loại thảo dược quý được nhiều người săn tìm nhờ công dụng làm đẹp và hỗ trợ sức khỏe nữ giới. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nhận diện hình ảnh cây sâm tố nữ trong tự nhiên để tránh nhầm lẫn với các loài cây khác. Dưới đây là những đặc điểm nhận dạng giúp bạn dễ dàng phân biệt.
Hình ảnh tổng thể cây sâm tố nữ
Cây sâm tố nữ thuộc họ đậu, có đặc điểm thân leo bò, thường sinh trưởng mạnh mẽ trong rừng nhiệt đới hoặc vùng có khí hậu nóng ẩm. Loài cây này phát triển tốt trên đất màu mỡ, có độ ẩm cao và thường bám vào các thân cây khác để vươn lên. Khi nhìn tổng thể, cây sâm tố nữ có tán lá rậm rạp với màu xanh đậm, tạo nên vẻ ngoài tươi tốt và khỏe mạnh.
Hình ảnh lá và hoa cây sâm tố nữ
Sâm tố nữ là loại cây dây leo, lá có hình chân vịt. Kích thước lá dài vào khoảng 9-15cm.
Lá cây sâm tố nữ có hình giống chân vịt
Cây sâm tố nữ là loại cây dây leo
Cây có hoa màu tím, 5 cánh. Cụm hoa hình chùm mọc so le, thường dài khoảng 30cm mọc ở đầu cành. Hoa của cây sâm tố nữ thường ra vào tháng 2 đến tháng 3 và quả thường vào tháng 4. Quả giáp dẹt màu vàng nhạt, có lông mềm, thắt lại giữa các hạt.
Hoa cây sâm tố nữ có màu tím
Hình ảnh củ cây sâm tố nữ
Củ sâm tố nữ tươi có dạng hình tròn, bên ngoài vỏ màu nâu nhạt. Củ có nhiều kích thước khách nhau, trọng lượng của củ to có thể lên hơn 2kg khi còn tươi.
Củ sâm tố nữ khi còn tươi
Bên trong củ sâm tố nữ là lớp tinh bột màu trắng sữa, khi còn tươi sẽ nhiều nước và xốp.
Bên trong củ sâm tố nữ
Sau khi loại bỏ lớp vỏ mỏng bên ngoài thì sẽ hiện phần củ có màu trắng sữa
Củ sâm tố nữ khi đã bỏ vỏ
Củ sâm tố nữ phơi khô thái mỏng, có thể dùng đun uống, pha hãm với nước sôi hay nghiền ra thành dạng bột để sử dụng đều được. Khi củ sâm tố nữ khô trọng lượng chỉ còn khoảng 1/10 trọng lượng khi ướt, cứ khoảng 10kg sâm tố nữ tươi khi phơi khô chỉ còn lại khoảng 1kg.
Sâm tố nữ thái lát phơi khô
Bột sâm tố nữ
>>> Xem thêm: Bột sâm tố nữ có tác dụng gì?
Phân biệt cây sâm tố nữ qua hình ảnh so với cây đậu ma
Hiện nay, cây sâm tố nữ là loại cây khá hiếm cũng như khó trồng và nhân giống trong tự nhiên. Hơn nữa, loại cây này còn có ngoại hình khá giống cây đậu ma. Vậy để tránh việc nhận diện nhầm các bạn có thể phân biết thông qua các đặc điểm của hoa, lá và kèm hình ảnh như sau:
Chùm hoa của cây sâm tố nữ có chiều dài khoảng 30-40cm, còn hoa của cây đậu ma chỉ dài dưới 20cm. Và hoa của sâm tố nữ thường có màu tím còn hoa của cây đậu ma có màu hồng và kích thước hoa cũng to hơn. Hình ảnh hoa cây sâm tố nữ và cây đậu ma cụ.
Ngoài hoa thì lá cũng là một đặc điểm để các bạn có thể phân biệt 2 loại cây sâm tố nữ và cây đậu ma này. Đó là, lá của cây sâm tố nữ thường có chiều dài từ 9-15cm, còn lá của cây đậu ma lại có kích thước nhỏ hơn dưới 8cm. Hình ảnh lá cây sâm tố nữ và cây đậu ma.
>>> Tham khảo chi tiết: Cách phân biệt sâm tố nữ thật và giả
Một số hình ảnh về cây sâm tố nữ
Hình ảnh lá và hoa cây sâm tố nữ
Củ của cây sâm tố nữ
Củ và rễ thường được thu hoạch vào tháng 10 cho đến tháng 12 khi dây sâm đã bắt đầu khô. Chỉ sử dụng những củ đã khô, bởi khi củ còn tươi có thể gây chóng mặt và đâu đầu.
Để bảo quản sâm tố nữ được lâu dài cần tránh ẩm ướt và ánh nắng chiếu trực tiếp
Hình ảnh thu hoạch sâm tố nữ
Vườn trông cây sâm tố nữ
Cây sâm tố nữ khi mới trồng
Trên đây là những hình ảnh cây sâm tố nữ cũng như đặc điểm, công dụng của cây mà chúng tôi gửi đến các bạn. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp ích nhiều cho các bạn trong việc nhận biết được loại cây này.